Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản gồm 2 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Thông qua 2 dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng nắm được nội dung bài thơ để biết cách viết bài văn phân tích, đánh giá.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

Chùm thơ Haiku Nhật Bản là bài thơ hay, lôi cuốn người đọc nhiều nước trên thế giới bởi nội dung phong phú và nghệ thuật đặc sắc của nó. Thơ haiku là sản phẩm tinh thần riêng của người Nhật là niềm tự hào của đất nước Phù Tang, của xứ sở hoa anh đào. Vậy sau đây là 2 dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư, mời các bạn tải tại đây nhé.

Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

    Dàn ý phân tích Chùm thơ hai-cư Nhật Bản

    1. Mở đoạn:

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm và ý kiến khái quát về bài thơ.

    2. Thân đoạn:

    * Nội dung:

    – Tâm trạng của con người trong cảnh chiều thu:

    + Hình ảnh trung tâm: “con quạ” gợi ra sự tang tóc, buồn bã.

    + Không gian: cành cây khô.

    + Thời gian: chiều thu.

    => Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, thiếu sức sống.

    * Nghệ thuật:

    + Dung lượng ngắn.

    + Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.

    + Ngôn từ cô đọng, hàm súc.

    3. Kết đoạn:

    – Khẳng định giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mĩ của bài thơ.

    Dàn ý phân tích chùm thơ hai cư

    1. Mở bài

    – Thơ hai cư là thể loại thơ truyền thống Nhật Bản.

    – Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới chỉ có mười bảy âm tiết. Trong tiếng Nhật, mười bảy âm tiết đó được viết thành một hàng.

    – Đậm chất lãng mạn, trữ tình.

    2. Thân bài

    Bài 1: Các bài thơ hai cư của Ba-sô vốn không có nhan đề, người đọc gọi tên bài thơ bằng những hình ảnh ấn tượng trong bài, như bài thơ này quen gọi là con quạ:

    Trên cành khô
    Chim quạ đậu
    Chiều thu”.

    Bài thơ được sáng tác vào năm 1679 khi Ba-sô ba mươi năm tuổi. Tác giả sử dụng quý ngữ chỉ chiều thu kết hợp với hình ảnh cành khô gợi sự trơ trụi, không lá vàng và cũng không có chồi non.

    Bài 2: Không còn là bức tranh thủy mạc đơn sơ nữa, tất cả những âm thanh của tiếng chuông như kéo người đọc đến một không gian khác:

    “Hoa đào
    Như áng mây sa
    Chuông đề U-ê-nô vang vọng
    hay đền A-sa-cư-sa”.

    Sử dụng quý ngữ hoa anh đào chỉ mùa xuân của Nhật Bản, vẻ đẹp của thiên nhiên.

    Bài 3: Tâm trạng cô đơn và trống vắng thể hiện nỗi niềm thầm kín. Cảnh tượng đó cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp, hòa tan với tâm trạng cô đơn.

    “Cây chuối trong gió thu
    Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu
    Ta nghe tiếng đêm”

    Cây chuối là một loại chuối của Nhật Bản, tượng trưng cho sự trong sáng.

    Bài 4: Viết nhiều về mùa xuân và được mệnh danh là “thi sĩ của mùa xuân”:

    “Gần xa đâu đây
    Nghe tiếng thác chảy
    Lá non tràn đầy”.

    “Thác” là biểu tượng cho sức mạnh của mùa xuân, là biểu hiện của sự sống.

    Bài 5: Cảm thức thẩm mĩ của ông thiên về Karumi (trong trẻo, nhẹ nhàng) và mềm mại trữ tình.

    “Dưới mưa xuân lất phất
    Áo tơi và ô
    Cùng đi”.

    Tác giả sử dụng quý ngữ mưa xuân, thơ Bu-sôn hay viết về mùa xuân, một thứ mưa xuân nhẹ nhàng và tươi tốt. Đây là khoảng thời gian sự vật bung tỏa ra một nguồn sinh khí mới.

    Bài 6: Vừa là vẻ đẹp của tự nhiên, hình ảnh con người rộn ràng và cũng là cái nhìn tinh tế của thi nhân.

    “Hoa xuân nở tràn
    Bên lầu du nữ
    mua sắm đai lưng”

    Ở Nhật Bản, mùa xuân về thì hoa anh đào nở. Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên đẹp đẽ và hài hòa.

    3. Kết bài

    – Tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô.

    – Dù là nhà thơ nào nhưng cũng có những đóng góp cho thơ hai-cư truyền thống của Nhật Bản.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *