Luyện tập về từ nhiều nghĩa – Tuần 7 giúp các em học sinh lớp 5 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 trang 73, 74. Qua đó, các em sẽ hiểu về từ nhiều nghĩa, biết cách phân biệt từ nhiều nghĩa.
Bạn đang đọc: Luyện từ và câu: Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 73
Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Luyện tập về từ nhiều nghĩa – Tuần 7 cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng tải miễn phí bài viết dưới đây để ôn tập thật tốt kiến thức cho tiết Luyện từ và câu.
Luyện tập về từ nhiều nghĩa trang 73 – Tuần 7
Hướng dẫn giải Luyện từ và câu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 73, 74
Câu 1
Tìm ở cột B lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột A:
A | B |
(1) Bé chạy lon ton trên sân. | a) Hoạt động của máy móc. |
(2) Tàu chạy băng băng trên đường ray. | b) Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến. |
(3) Đồng hồ chạy đúng giờ. | c) Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông. |
(4) Dân làng khẩn trương chạy lũ. | d) Sự di chuyển nhanh bằng chân. |
Trả lời:
(1) – (d) – Bé chạy lon ton: Sự di chuyển nhanh bằng chân.
(2) – (c) – Tàu chạy băng băng trên đường ray: Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông.
(3) – (a) – Đồng hồ chạy đúng giờ: Hoạt động của máy móc.
(4) – (b) – Dân làng khẩn trương chạy lũ: Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.
Câu 2
Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ chạy có trong tất cả các câu trên?
a) Sự di chuyển.
b) Sự vận động nhanh.
c) Di chuyển bằng chân.
Trả lời:
b) Sự vận động nhanh.
Câu 3
Từ ăn trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
a) Bác Lê lội ruộng nhiều nên bị nước ăn chân.
b) Cứ chiều chiều, Vũ lại nghe tiếng còi tàu vào cảng ăn than.
c) Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.
Trả lời:
Từ ăn trong câu (c): “Hôm nào cũng vậy, cả gia đình tôi cùng ăn bữa cơm tối rất vui vẻ.” được dùng với nghĩa gốc.
Câu 4
Chọn một trong hai từ dưới đây và đặt câu để phân biệt các nghĩa từ ấy:
a) Đi
– Nghĩa 1: tự di chuyển bằng bàn chân.
– Nghĩa 2: mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
b) Đứng
– Nghĩa 1: ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
– Nghĩa 2: ngừng chuyển động
Trả lời:
a) Đi
– Nghĩa 1: Tự di chuyển bằng bàn chân.
Em đi bộ rất nhanh.
– Nghĩa 2: Mang (xỏ) vào chân hoặc tay để che, giữ.
Em đi đôi giày này rất vừa.
b) Đứng
– Nghĩa 1: Ở tư thế thân thẳng, chân đặt trên mặt nền.
Chúng em đứng nghiêm chào cờ Tổ quốc.
– Nghĩa 2: Ngừng chuyển động.
Bộ đội ta đã chặn đứng âm mưu của kẻ thù.
Lý thuyết Từ nhiều nghĩa lớp 5
* Khái niệm: Từ nhiều nghĩa là từ có 1 nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
– Một từ nhưng có thể gọi tên nhiều sự vật , hiện tượng, biểu thị nhiều khái niệm (về sự vật, hiện tượng) có trong thực tế thì từ ấy gọi là từ nhiều nghĩa.
VD 1: Xe đạp: chỉ loại xe người đi, có 2 bánh, dùng sức người đạp cho quay bánh. Đây là nghĩa duy nhất của từ xe đạp. Vậy từ xe đạp là từ chỉ có một nghĩa.
VD 2: Với từ “Ăn”:
– Ăn cơm: cho vào cơ thể thức nuôi sống (nghĩa gốc).
– Ăn cưới: Ăn uống nhân dịp cưới.
– Da ăn nắng: Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào, nhiễm vào.
– Ăn ảnh: Vẻ đẹp được tôn lên trong ảnh.
– Tàu ăn hàng: Tiếp nhận hàng để chuyên chở.
– Sông ăn ra biển: Lan ra, hướng đến biển.
– Sơn ăn mặt: Làm huỷ hoại dần từng phần.
=> Như vậy, từ “Ăn” là một từ nhiều nghĩa.
* Nghĩa đen: Mỗi từ bao giờ cũng có một nghĩa chính, nghĩa gốc và còn gọi là nghĩa đen. Nghĩa đen là nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu; nghĩa đen không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh.
* Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (nghĩa chuyển, nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen. Muốn hiểu nghĩa chính xác của một từ được dùng, phải tìm nghĩa trong văn cảnh.
Trắc nghiệm Luyện tập về từ nhiều nghĩa
Câu 1: Trong các từ in đậm sau đây, những từ nào là từ đồng âm, những từ nào là từ nhiều nghĩa?
1. Lúa ngoài đồng đã chín vàng
2. Nghĩ cho chín rồi hãy nói
3. Tổ em có chín học sinh.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 là từ nhiều nghĩa.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 3 đồng âm với từ chín trong câu 2.
☐ Từ chín trong câu 1 với từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.
Lời giải:
– Từ chín trong câu 1 có nghĩa chỉ hoa quả, hạt đã phát triển tới mức có thể thu hoạch được.
– Từ chín trong câu 2 có nghĩa là suy nghĩ một cách kĩ càng.
– Từ chín trong câu 3 là chỉ số liền sau của số 8 và liền trước số 10.
– Từ chín trong câu 1 và từ chín trong câu 2 là từ nhiều nghĩa vì chúng có chung nét nghĩa tương đồng chỉ sự vật, sự việc gì đó trải qua thời gian đã đạt được đến mức độ có thể phô ra, gặt hái được.
– Từ chín trong câu 1 và từ chín trong câu 2 đồng âm với từ chín trong câu 3.
Đáp án đúng: Em đánh dấu tích vào các ô trống số 2, 4.
Câu 2: Tìm nghĩa ở cột phải thích hợp với mỗi từ ở cột trái:
Lời giải:
– Răng: Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn.
– Mũi: Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi.
– Tai: Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe.
Câu 3: Tìm ở cột bên phải lời giải nghĩa thích hợp cho từ chạy trong mỗi câu ở cột bên trái:
Lời giải:
– Bé chạy lon ton trên sân.
-> Sự di chuyển nhanh bằng chân.
– Tàu chạy băng băng trên đường ray.
-> Sự di chuyển nhanh của phương tiện giao thông
– Đồng hồ chạy đúng giờ.
-> Hoạt động của máy móc.
– Dân làng khẩn trương chạy lũ.
-> Khẩn trương tránh những điều không may sắp xảy đến.