Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 các em sẽ được tìm hiểu bài học về cách trau dồi vốn từ, nhằm nâng cao vốn từ tiếng Việt.
Bạn đang đọc: Soạn bài Trau dồi vốn từ
Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 9: Trau dồi vốn từ, được chúng tôi đăng tải chi tiết dưới đây.
Soạn văn 9: Trau dồi vốn từ
Soạn bài Trau dồi vốn từ – Mẫu 1
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Trong ý kiến trên, tác giả muốn nhấn mạnh vào hiện tượng từ nhiều nghĩa trong tiếng Việt.
2. Xác định lỗi diễn đạt trong các câu:
Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
– Thừa từ: đẹp
– Lý do: từ “thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp.
a. Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
– Dùng từ sai: dự đoán (đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra). Trong trường hợp trên thì việc dùng từ dự đoán là không phù hợp với ngữ cảnh.
b. Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
– Dùng từ sai: đầy mạnh (thúc đẩy cho phát triển nhanh, mạnh lên), ở đây là quy mô thì phải dùng từ mở rộng.
=> Việc có những lối trên không phải do tiếng Việt “nghèo nàn”. Mà do người dùng chưa hiểu rõ ý nghĩa của từ đó. Chính vì vậy, để “biết dùng tiếng ta” cần phải tích cực trau dồi vốn từ nhiều hơn về số lượng và chất lượng.
Tổng kết: Để sử dụng vốn từ tiếng Việt tốt cần phải trau dồi vốn từ. Mỗi người cần rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ
– Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du không có sẵn mà trải qua quá trình học tập, rèn luyện từ ngôn ngữ của quần chúng.
– Khi trau dồi vốn từ cần phải hiểu đúng cũng như tạo ra được những từ mới.
Tổng kết: Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc cần làm thường xuyên.
III. Luyện tập
Câu 1. Chọn cách giải thích đúng:
– Hậu quả là: b. kết quả xấu
– Đoạt là: a. chiến được phần thắng
– Tinh tú là: b. sao trên trời (nói khái quát)
Câu 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a. tuyệt
– dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực
– cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần
b. đồng
– cùng, giống nhau: đồng ấm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng niên, đồng sự, đồng thoại,
– trẻ em: đồng ấu
– (chất) đồng: trống đồng
Câu 3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a. Về khuya, đường phố rất im lặng.
– Từ sai: im lặng (im, không nói, không phát ra tiếng động – dùng cho người)
– Chữa lỗi: yên ắng, yên lặng (yên và không có tiếng động)
b. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
– Từ sai: thành lập (chính thức lập nên, dựng nên (thường nói về một tổ chức quan trọng))
– Chữa lỗi: thiết lập (tạo ra, gây dựng nên)
c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
– Từ sai: cảm xúc (tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng)
– Chữa lỗi: xúc động, cảm động (rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức).
Câu 4. Bình luận ý kiến sau đây:
– Nhà thơ Chế Lan Viên đã đưa ra một quan điểm đúng đắn: Tiếng Việt vô cùng trong sáng, giàu đẹp. Cùng với dẫn chứng thuyết phục: bài thơ sáng tạo về ngôn ngữ.
– Đồng thời là lời khuyên phải biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 5.
Để làm tăng vốn từ cần:
– Nghe lời nói của những người xung quanh.
– Đọc nhiều tác phẩm (đặc biệt là văn học) để có thêm vốn từ.
– Ghi chép lại những từ ngữ khó hiểu.
…
Câu 6. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.
b. “Cứu cánh” nghĩa là mục đích cuối cùng.
c. Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.
d. Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
e. Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
Câu 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
a.
– nhuận bút: tiền trả cho tác giả có công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng.
Tôi vừa được nhận tiền nhuận bút của tháng này.
– thù lao: trả công (thường bằng tiền) để bù đắp lại công sức lao động đã bỏ ra
Nhà máy sẽ trả thù lao cho công nhân vào cuối tháng.
b.
– tay trắng: tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì trong tay
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng.
– trắng tay: bị mất hết tất cả tiền bạc của cải, hoàn toàn không còn gì
Công ty phá sản, bây giờ anh ấy đã trắng tay.
c.
– kiểm điểm: nêu ra, phê phán những sai lầm, khuyết điểm
Cô giáo yêu cầu học sinh tự kiểm điểm bản thân.
– kiểm kê: kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng hiện có và tình trạng chất lượng
Nhân viên kho đang kiểm kê hàng hóa.
d.
– lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết
Các nhà sử học đã lược khảo về nền văn hóa lúa nước.
– lược thuật: trình bày tóm tắt (thường bằng văn viết)
Sinh viên cần lược thuật lại nền văn học Việt Nam theo giai đoạn.
Câu 8.
– Năm từ láy: dạt dào – dào dạt, tha thiết – thiết tha, quanh quẩn – quẩn quanh, thì thầm – thầm thì, hiu hắt – hắt hiu…
– Năm từ ghép: yêu thương – thương yêu, ca ngợi – ngợi ca, đơn giản – giản đơn, toan tính – tính toan, đảm bảo – bảo đảm…
Câu 9. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có nghĩa đó:
– bất (không, chẳng): bất nhân, bất lực, bất nghĩa, bất trung…
– bí (kín): bí ẩn, bí mật, bí danh, bí truyền…
– đa (nhiều): đa thê, đa giác, đa nghĩa, đa phương…
– đề (nâng, nêu ra): đề bạt, đề cử, đề nghị, đề xuất…
– gia (thêm vào): phụ gia, gia công, gia cố…
– giáo (dạy bảo): giáo dục, giáo viên, giáo sĩ…
– hồi (về, trở lại): hồi ức, hồi âm, hồi hương, hồi kinh…
– khai (mở, khơi): khai trương, khai giảng, khai bút, khai mạc…
– quảng (rộng, rộng rãi): quảng trường, quảng đại, quảng cáo…
– suy (sút kém): suy nhược, suy yếu, thịnh suy…
– thuần (ròng, không pha tạp): thuần chủng, thuần khiết, thuần phong…
– thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu): thủ trưởng, thủ lĩnh, thủ tướng, nguyên thủ, thủ cấp…
– thuần (thật, chân thật, chân chất): thuần hậu, thuần phác…
– thuần (dễ bảo, chịu khiến): thuần phục, thuần hóa
– thủy (nước): thủy thủ, thu thủy, thủy chiến, thủy sản, thủy lôi, thủy lợi…
– tư (tiêng): tư hữu, tư nhân, tư thục…
– trường (dài): trường kỳ, trường giang, trường tồn, trường thọ, trường sinh…
– trong (nặng, coi nặng, coi là quý): trọng tình, trọng nghĩa, trọng lượng, trọng dụng…
– vô (không, không có): vô tâm, vô ích, vô dụng, vô thần, vô phương, vô nghĩa…
– xuất (đưa ra, cho ra): xuất sơn, xuất phát, xuất hành, xuất binh…
– yếu (quan trọng): yếu điểm, yếu lược, yếu sách…
IV. Bài tập ôn luyện
Cho các từ:
a. nhật ký, nhật thực, nhật nguyệt, sinh nhật, nhật trình, nhật báo, Nhật Bản. Cho biết nghĩa của yếu tố “nhật” trong các từ trên:
– mặt trời
– ngày
b. phi công, phi cơ, phi nghĩa, phi hành gia, phi pháp, phi đội, phi đạo đức
Cho biết nghĩa của yếu tố “phi” trong các từ trên:
– bay
– không
Gợi ý:
a.
– mặt trời: nhật thực, nhật nguyệt, Nhật Bản
– ngày: nhật ký, sinh nhật, nhật trình, nhật báo
b.
– bay: phi công, phi cơ, phi hành gia, phi đội
– không: phi nghĩa, phi pháp, phi đạo đức
Soạn bài Trau dồi vốn từ – Mẫu 2
I. Luyện tập
Câu 1. Chọn cách giải thích đúng:
– Hậu quả là: b. kết quả xấu
– Đoạt là: a. chiến được phần thắng
– Tinh tú là: b. sao trên trời (nói khái quát)
Câu 2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt
a. tuyệt
– dứt, không còn gì: tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự, tuyệt thực
– cực kì, nhất: tuyệt đỉnh, tuyệt mật, tuyệt tác, tuyệt trần
b. đồng
– cùng, giống nhau: đồng ấm, đồng bào, đồng bộ, đồng chí, đồng dạng, đồng dao, đồng niên, đồng sự, đồng thoại,
– trẻ em: đồng ấu
– (chất) đồng: trống đồng
Câu 3. Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a. Về khuya, đường phố rất im lặng.
– Từ sai: im lặng (im, không nói, không phát ra tiếng động – dùng cho người)
– Chữa lỗi: yên ắng, yên lặng (yên và không có tiếng động)
b. Trong thời kỳ đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới.
– Từ sai: thành lập (chính thức lập nên, dựng nên (thường nói về một tổ chức quan trọng))
– Chữa lỗi: thiết lập (tạo ra, gây dựng nên)
c. Những hoạt động từ thiện của ông khiến chúng tôi rất cảm xúc.
– Từ sai: cảm xúc (tình cảm nảy sinh do có sự rung động trong lòng)
– Chữa lỗi: xúc động, cảm động (rung động mạnh mẽ trong lòng và trong thời gian tương đối ngắn, nhiều khi làm tê liệt nhận thức).
Câu 4. Bình luận ý kiến sau đây:
Ý kiến đúng đắn, dẫn chứng thuyết phục.
Câu 5.
Để làm tăng vốn từ cần: Tích cực đọc sách, lắng nghe ngôn ngữ của người khác…
Câu 6. Chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống:
a. Đồng nghĩa với “nhược điểm” là điểm yếu.
b. “Cứu cánh” nghĩa là mục đích cuối cùng.
Trình ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.
Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
Câu 7. Phân biệt nghĩa của những từ ngữ sau và đặt câu với mỗi từ ngữ đó.
a.
– nhuận bút : tiền trả cho tác giả có công trình văn hoá, nghệ thuật, khoa học được xuất bản hoặc được sử dụng.
Tôi vừa được nhận tiền nhuận bút của tháng này.
– thù lao : trả công (thường bằng tiền) để bù đắp lại công sức lao động đã bỏ ra
Nhà máy sẽ trả thù lao cho công nhân vào cuối tháng.
b.
– tay trắng : tình trạng không có chút vốn liếng, của cải gì trong tay
Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng.
– trắng tay : bị mất hết tất cả tiền bạc của cải, hoàn toàn không còn gì
Công ty phá sản, bây giờ anh ấy đã trắng tay.
c.
– kiểm điểm : nêu ra, phê phán những sai lầm, khuyết điểm
Cô giáo yêu cầu học sinh tự kiểm điểm bản thân.
– kiểm kê : kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng hiện có và tình trạng chất lượng
Nhân viên kho đang kiểm kê hàng hóa.
d.
– lược khảo : nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết
Các nhà sử học đã lược khảo về nền văn hóa lúa nước.
– lược thuật : trình bày tóm tắt (thường bằng văn viết)
Sinh viên cần lược thuật lại nền văn học Việt Nam theo giai đoạn.
Câu 8.
– Năm từ láy: dạt dào – dào dạt, tha thiết – thiết tha, quanh quẩn – quẩn quanh, thì thầm – thầm thì, hiu hắt – hắt hiu…
– Năm từ ghép: yêu thương – thương yêu, ca ngợi – ngợi ca, đơn giản – giản đơn, toan tính – tính toan, đảm bảo – bảo đảm…
Câu 9. Với mỗi yếu tố Hán Việt sau đây, hãy tìm hai từ ghép có nghĩa đó:
– bất (không, chẳng) : bất tử, bất bại
– bí (kín) : bí truyền, bí kíp
– đa (nhiều) : đa khoa, đa năng
– đề (nâng, nêu ra) : đề nghị, đề xuất
– gia (thêm vào) : gia nhập, tham gia
– giáo (dạy bảo) : giáo dục, giáo dưỡng
– hồi (về, trở lại) : hồi hương, hồi đáp
– khai (mở, khơi) : khai mạc, khai trận
– quảng (rộng, rộng rãi) : quảng đại, quảng trường
– suy (sút kém) : suy vong, suy nhược
– thuần (ròng, không pha tạp) : thuần khiết, thuần chủng
– thủ (đầu, đầu tiên, người đứng đầu) : thủ tướng, thủ trưởng
– thuần (thật, chân thật, chân chất) : thuần phác, thuần khiết
– thuần (dễ bảo, chịu khiến) : thuần phục, thuần hóa
– thủy (nước) : thủy mặc, thủy thủ
– tư (tiêng) : tư nhân, tư thục
– trường (dài) : trường sơn, trường kì
– trong (nặng, coi nặng, coi là quý) : trong nghĩa, trọng dụng
– vô (không, không có) : vô ích, vô tính
– xuất (đưa ra, cho ra) : xuất trận, xuất hành
– yếu (quan trọng) : yếu điểm, yếu lược
II. Bài tập ôn luyện
Viết một đoạn văn có sử dụng từ một từ ghép Hán Việt.
Gợi ý:
Trong cuộc sống, thứ tình cảm cao quý nhất chính là tình mẫu tử. Tình mẫu tử là tình cảm mẹ con ruột thịt, là tình thân bền chặt. Người mẹ suốt chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, đợi chờ đứa con cất lên tiếng khóc chào đời. Mẹ dành trọn cuộc đời để cưu mang, dạy dỗ và nuôi nấng con nên người. Dù phải chịu bao sự vất vả, gian lao, nhọc nhằn cũng không làm mẹ mệt mỏi khi nghĩ về những đứa con yêu. Người mẹ dành trọn sự hy sinh thầm lặng cho con. Những nếp nhăn hằn sâu trên trán, những đôi tay chai sần… là bao nhiêu vất vả mà mẹ đã trải qua vì những người con. Tình mẫu tử ấy còn là tình cảm của những người con dành cho mẹ mình, đó là sự kính trọng, quan tâm, lo lắng khi mẹ ốm đau bệnh tật. Đó là sự yêu thương, chăm sóc mẹ khi về già, là sự nỗ lực phấn đấu từng ngày mang lại thành quả để mẹ có thể mỉm cười, an lòng, mãn nguyện. Mỗi chúng ta hãy ý thức được tầm quan trọng của thứ tình cảm thiêng liêng – tình mẫu tử trong cuộc sống. Hãy biết trân trọng và bảo vệ nó như những điều đáng quý nhất trong cuộc đời.
Từ ghép Hán Việt: mẫu tử.