Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Sau đây, Download.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 12: Tổng kết phần tiếng Việt – Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Bạn đang đọc: Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Soạn bài Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh lớp 12 chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Mời các bạn học sinh tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Tổng kết phần tiếng Việt – Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

    Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

    I. Nội dung cơ bản cần nắm vững

    1. 

    Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin của con người, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.

    Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm 2 quá trình: quá trình tạo lập văn bản do người nói hay người viết thực hiện, quá trình lĩnh hội văn bản do người nghe hay người đọc thực hiện. Hai quá trình này diễn ra đồng thời, tại cùng một địa điểm (hội thoại), cũng có thể ở các thời điểm mà khoảng không gian cách biết (qua văn bản viết).

    2. 

    – Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ được sử dụng ở hai dạng: nói và viết.

    – Hai dạng này có sự khác biệt về điều kiện tạo lập và lĩnh hội văn bản, về đường kênh giao tiếp, về loại tín hiệu (âm thanh hay chữ viết), về các phương tiện phụ trợ (ngữ điệu, nét mặt…), về cách dùng từ, đặt câu và tổ chức văn bản…

    3. 

    – Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn luôn diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định.

    Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc sử dụng ngôn ngữ và tạo lập văn bản, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo văn bản.

    – Ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng (bối cảnh văn hóa), bối cảnh hẹp (bối cảnh tình huống), hiện thực được đề cập đến và văn cảnh.

    4.

    – Trong ngữ cảnh, nhân vật giao tiếp là nhân tố rất quan trọng.

    – Các nhân vật giao tiếp có những đặc điểm về các phương diện: vị thế xã hội, quan hệ thân sơ, lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, tầng lớp xã hội, vốn sống, văn hóa…

    5. 

    – Khi giao tiếp, các nhân vật giao tiếp sử dụng ngôn ngữ chung của xã hội để tạo ra lời nói – những sản phẩm cụ thể của cá nhân.

    – Trong hoạt động đó, các nhân vật giao tiếp vừa sử dụng những yếu tố của hệ thống ngôn ngữ chung và tuân thủ quy tắc, chuẩn mực chung, đồng thời biểu lộ những nét riêng trong năng lực ngôn ngữ của cá nhân.

    6. 

    – Trong giao tiếp, mỗi câu thường có hai phần thành nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái.

    – Nghĩa sự việc ứng với sự việc mà câu đề cập đến, nghĩa tình thái thể hiện thái độ, tình cảm, sự nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc, hoặc đối với người nghe.

    7.

    – Trong hoạt động giao tiếp, các nhân vật giao tiếp cần có ý thức, thói quen và kĩ năng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

    – Người viết cần nắm vững các chuẩn mực ngôn ngữ, sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, vận dụng linh hoạt sáng tạo ngôn ngữ theo quy tắc chung…

    II. Luyện tập

    Đọc đoạn trích trong SGK và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

    1. Phân tích sự đổi vai và luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp trong đoạn trích. Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết nào trong đoạn trích (chú ý lời kể chuyện của tác giả và lời của các nhân vật).

    – Sự đổi vai và luân phiên lượt lời của hoạt động giao tiếp diễn ra giữa hai nhân vật lão Hạc và ông giáo:

    • Lão Hạc: Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
    • Ông giáo: Cụ bán rồi?
    • Lão Hạc: Bán rồi! Họ vừa bắt xong.
    • Ông giáo: Thế nó cho bắt à?
    • Lão Hạc: Khốn nạn… lừa nó!
    • Ông giáo: Cụ tứ tưởng… kiếp khác.
    • Lão Hạc: Ông giáo nói phải!… chẳng hạn!
    • Ông giáo: Kiếp ai…
    • Lão Hạc: Thế thì…

    * Những đặc điểm của hoạt động giao tiếp ở dạng ngôn ngữ nói thể hiện qua những chi tiết:

    – Ngữ cảnh: nhà ông giáo, lão Hạc sang nhà ông giáo để kể lại sự việc cho ông giáo nghe.

    – Nhân vật giao tiếp: Lão Hạc và ông giáo luân phiên đổi lượt lời cho nhau, lão Hạc là người bắt đầu và kết thúc hoạt động giao tiếp.

    – Ngữ điệu đa dạng: xót xa, đau đớn, than thở…

    – Nhân vật giao tiếp có sử dụng các phương tiện hỗ trợ: nét mặt (cười như mếu), cử chỉ (mặt lão đột nhiên co rúm lại, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém…).

    – Ngôn ngữ: sử dụng nhiều khẩu ngữ (đi đời rồi, à, hu hu…)

    2. Các nhân vật giao tiếp có vị thế xã hội, quan hệ thân sơ và những đặc điểm gì riêng biệt? Phân tích sự chi phối của những điều đó đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của Lão Hạc.

    – Lão Hạc: một người nông dân nghèo khổ, vợ mất sớm, đứa con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn con chó Vàng bầu bạn.

    – Ông giáo: một trí thức nghèo, sống cùng vợ và các con.

    – Mối quan hệ thân sơ: cả hai là hàng xóm của nhau, có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự với ông giáo.

    – Sự chi phối của những yếu tố trên đến nội dung và cách thức nói trong lượt lời nói đầu tiên của Lão Hạc:

    • Nội dung của lời thoại: Lão Hạc sang nhà, thông báo với ông giáo về việc bán “Cậu Vàng”.
    • Cách thức nói của lão Hạc: nói trực tiếp sự việc.
    • Sắc thái lời nói: đau đớn xót xa khi thông báo việc bán cậu Vàng, thái độ kính trọng ông giáp.

    3. Hãy phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu: “Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!”.

    – Nghĩa sự việc: thông báo sự việc cậu Vàng biết mình đã mắc lừa lão Hạc, nó sắp phải chết.

    – Nghĩa tình thái: Lão Hạc yêu quý con Vàng (gọi nó là cu cậu), đau đớn và xót xa và dằn vặt trước sự lừa dối của bản thân đối với một con chó.

    4. Trong đoạn trích có hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật đồng thời khi người đọc đọc đoạn trích lại có một hoạt động giao tiếp nữa giữa họ và nhà văn Nam Cao. Hãy chỉ ra sự khác biệt giữa hai hoạt động giao tiếp đó.

    – Hoạt động giao tiếp ở dạng nói giữa hai nhân vật: sự luân phiên đối vai lượt lời, có sự hỗ trợ bởi ngữ điệu, cử chỉ, ánh mắt…

    – Hoạt động giao tiếp giữa nhà văn Nam Cao và bạn đọc: hoạt động giao tiếp gián tiếp (dạng viết). Nhà văn tạo lập văn bản ở thời điểm và không gian cách biệt với người đọc. Vì vậy, có những điều nhà văn muốn thông báo gửi gắm không được người đọc lĩnh hội hết. Ngược lại, có những điều người đọc lĩnh hội nằm ngoài ý định tạo lập của nhà văn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *