Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần mở đầu, luyện tập và vận dụng trang 45→51.

Bạn đang đọc: Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

Giải Bài 8 Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh trang 45→51 giúp các bạn học sinh nhận biết được vai trò của sản xuất kinh doanh. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức. Vậy sau đây là bài soạn Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh sách Chân trời sáng tạo, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải Kinh tế 10 Bài 8: Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

    Trả lời Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8

    Câu 1

    Thảo luận cùng các bạn và cho biết, em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định dưới đây. Vì sao?

    a. Sản xuất kinh doanh là yếu tố góp phần tạo ra động lực phát triển xã hội một cách bền vững.

    b. Chỉ có hạn chế sản xuất kinh doanh mới hạn chế được ô nhiễm môi trường.

    c. Khi doanh nghiệp quan tâm đến nguồn nhân lực, cũng như nâng cao khoa học kĩ thuật sẽ tạo ra sản phẩm chất lượng cao cùng nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

    d. Mục tiêu chính của sản xuất kinh doanh là tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất.

    Gợi ý đáp án 

    Em đồng tình với các nhận định a, c, d,

    Em không đồng tình với nhận định b

    * Giải thích. nếu hạn chế sản xuất thì sẽ không thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời sẽ làm hàng hóa trên thị trường trở nên khan hiếm, dẫn đến những bất ổn trong đời sống xã hội.

    Chỉ nên hạn chế ô nhiễm môi trường bằng cách nâng cao ý thức của doanh nghiệp sản xuất, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường.

    Câu 2

    Em hãy lập bảng so sánh điểm khác nhau giữa các mô hình sản xuất kinh doanh sau:

    – Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã.

    – Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

    Gợi ý đáp án

    Mô hình hộ sản xuất kinh doanh và mô hình hợp tác xã:

    Hộ sản xuất kinh doanh

    Hợp tác xã

    Đối tượng được đăng ký tham gia

    Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam.

    – Cá nhân, hộ gia đình là công dân Việt Nam;

    – Người nước ngoài;

    – Các tổ chức.

    Quyền hạn đăng ký tham gia

    Chỉ được đăng ký một HKD cá thể duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

    Có thể đăng ký trở thành thành viên của nhiều HTX khác.

    Quyền hạn quyết định của thành viên

    Do chủ hộ kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên trong hộ gia đình

    Có quyền bình đẳng giữa các thành viên trong mọi quyết định, hoạt động của hợp tác xã

    Người đại diện theo pháp luật

    Chủ hộ kinh doanh

    Chủ tịch hội đồng quản trị

    Cơ cấu quản lý tổ chức

    Chủ hộ kinh doanh, thành viên

    Đại hội thành viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên

    Tư cách pháp nhân

    Không

    Căn cứ phân chia lợi nhuận

    Phân chia lợi nhuận sẽ do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình xác định, thống nhất.

    Lợi nhuận được phân chia chủ yếu dựa theo công sức thành viên đóng góp và mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Phần còn lại mới được chia theo tỷ lệ vốn góp.

    Quyền và trách nhiệm tài sản

    Chịu trách nhiệm vô hạn

    Chịu trách nhiệm hữu hạn

    Bản chất thành lập

    Mục đích chính thành lập hộ kinh doanh nhằm tăng thu nhập, nhắm đến lợi ích kinh tế

    Được thành lập nhằm giúp đỡ, tạo việc làm, đào tạo và phát triển chuyên môn của thành viên hợp tác xã

    Thành viên góp vốn điều lệ

    Thành viên trong hộ kinh doanh tự thỏa thuận về tỷ lệ vốn góp

    Thành viên không được góp vốn vượt quá 20% vốn điều lệ

    Góp vốn, mua bán cổ phần, thành lập doanh nghiệp

    Chỉ được tham gia với tư cách pháp nhân trong các hoạt động mua, góp vốn, mua cổ phần doanh nghiệp.

    Được phép góp vốn, mua bán cổ phần và thành lập doanh nghiệp với tư cách hợp tác xã nhưng không được vượt quá 50% vốn điều lệ (ghi trong báo cáo tài chính gần nhất).

    Quy định về quyền khắc và sử dụng con dấu

    Không được khắc dấu

    Được quyền khắc và sử dụng con dấu.

    Mô hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước:

    Tiêu chí

    Doanh nghiệp nhà nước

    Doanh nghiệp tư nhân

    Chủ sở hữu

    – Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

    – Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    – Do cá nhân hoặc doanh nghiệp tư nhân khác làm chủ sở hữu (bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài);

    – Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

    Hình thức tồn tại

    – Công ty cổ phần;

    – Công ty TNHH 1 thành viên;

    – Công ty TNHH 2 thành viên.

    – Công ty cổ phần;

    – Công ty TNHH 1 thành viên;

    – Công ty TNHH 2 thành viên;

    – Công ty hợp danh;

    – Doanh nghiệp tư nhân (quy định tại Chương VII Luật Doanh nghiệp 2020).

    Quy mô

    Quy mô lớn. Thường được tổ chức theo các hình thức như công ty mẹ – công ty con, tập đoàn kinh tế.

    Đa dạng về quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.

    Ngành nghề hoạt động

    Hoạt động chủ yếu ở các ngành nghề kinh tế then chốt. Một số ngành, nghề kinh doanh độc quyền như:

    – Hệ thống truyền tải điện quốc gia;

    – Nhà máy thủy điện có quy mô lớn đa mục tiêu, nhà máy điện hạt nhân;

    – In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng;

    – Xổ số kiến thiết;

    – Hoạt động trong phạm vi ngành nghề quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

    – Không được kinh doanh các ngành nghề độc quyền dành cho các doanh nghiệp nhà nước.

    Câu 3

    Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

    Địa phương T có nhiều hộ gia đình chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công từ tre với nhiều mẫu mã, kiểu dáng đã được người tiêu dùng trong và ngoài địa phương tin dùng, đặt hàng. Chính quyền địa phương đang vận động các hộ vào Hợp tác xã để phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho người dân.

    – Em có nhận xét gì về việc làm của địa phương T?

    – Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình là gì?

    Gợi ý đáp án 

    – Theo em, việc làm của địa phương T là hợp lí

    => Giải thích: khi tập hợp thành hợp tác xã, các hộ sản xuất có thể tương trợ, trao đổi kinh nghiệm cho nhau để tạo nên một tập thể sản xuất đoàn kết, phối hợp làm ra được nhiều sản phẩm hơn khi sản xuất đơn lẻ, từ đó mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn.

    – Ưu điểm của mô hình hợp tác xã so với mô hình hộ gia đình: có sự hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong sản xuất.

    Câu 4

    Em hãy chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai. Mô tả về mô hình sản xuất kinh doanh trong tương lai mà em thích.

    Gợi ý đáp án

    Chia sẻ dự định về nghề nghiệp của em trong tương lai

    Trong tương lai, em muốn kết hợp với những người có cùng ý tưởng và đam mê kinh doanh góp vốn để mở một quán cà phê sách nhỏ, phục vụ các bạn trẻ vừa muốn có không gian yên tĩnh để đọc sách, vừa có thể thưởng thức các món đồ uống mình thích.

    Trả lời Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Bài 8

    Câu 1

    Em hãy quan sát và tìm hiểu về một mô hình kinh tế thành công (sản phẩm, địa điểm, quy mô, mức độ yêu thích của người dân về sản phẩm, thương hiệu, những đóng góp cho xã hội,…) trong khu vực em sinh sống.

    Gợi ý đáp án

    Ví dụ tham khảo:

    Trước đây, anh Trần Mạnh Giang làm việc tại Trạm Khuyến Nông huyện Văn Yên. Đến năm 2007 anh xin nghỉ làm và về địa phương xây dựng mô hình kinh tế VAC. Nhận thấy mảnh đất của gia đình có điều kiện thuận lợi phát triển mô hình nên anh đã bàn với gia đình để triển khai thực hiện. Lúc đầu vợ và bố mẹ anh không đồng ý nhưng với sự quyết tâm dám nghĩ dám làm, anh đã vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội và của anh em, bạn bè để đầu tư xây dựng chuồng lợn, mua giống và trồng cây bưởi. Bắt đầu triển khai từ năm 2010, với diện tích đất khoảng 4 sào đủ cho anh nuôi được 100 con lợn và trồng vài chục gốc bưởi. Sau hơn 5 năm nuôi lợn, trồng bưởi, anh đã trả hết nợ và tích cóp được một khoản tiền kha khá. Số tiền lãi này anh lại tiếp tục mua thêm đất của người dân để mở rộng quy mô, phát triển các loại hình chăn nuôi, trồng trọt mới. Vì vậy, tổng diện tích trồng trọt của anh Trần Mạnh Giang đã lên tới 2 ha. Sau đó anh còn đầu tư trồng thêm 70 gốc bưởi và nay đã có 150 gốc bưởi đang cho thu hoạch. Năm 2018, anh chuyển đổi mục đích sử dụng đất để làm thêm 3 ao nuôi cá với diện tích mặt nước 3.600 m2 và chủ yếu nuôi các loại cá thông thường như: trắm cỏ, trôi, rô đơn tính…Theo anh Giang nuôi cá không mất nhiều công chăm sóc, hàng ngày chỉ tranh thủ 30 phút để cắt cỏ cho cá ăn và cho ăn cám. Anh đã tận dụng bờ ao và khoảng đất trống ở ngoài mép vườn để trồng cỏ voi làm thức ăn cho cá. Chưa dừng lại ở đó, anh Giang tiếp tục vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xây dựng chuồng và mua giống bò, trâu về nuôi. Đến nay, mô hình VAC của gia đình hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả. Mô hình VAC của anh Giang không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 1-3 lao động tại địa phương. Ngoài việc chăn nuôi anh còn mở thêm quán để bán các loại thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tổng lợi nhuận thu về 360 triệu đồng/năm.

    Câu 2

    Em hãy lựa chọn một mô hình kinh tế thích hợp với bản thân, lập ý tưởng kinh doanh và chia sẻ với các bạn trong lớp về ý tưởng kinh doanh đó.

    Gợi ý đáp án

    HS tự thực hiện.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *