Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 là nguồn tư liệu hữu ích giúp các bạn học sinh nắm vững kiến thức và cách làm bài hiệu quả.
Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9 (Cả năm)
Trắc nghiệm Địa 9 gồm 400 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo với 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 9 được biên soạn công phu, kỹ lưỡng mang tính chất khái quát cao, với đáp án chính xác chi tiết. Nhờ đó giúp học sinh dễ học và có thể hiểu thấu đáo các dạng trắc nghiệm khách quan, nâng cao kiến thức Địa lí hiệu quả. Vậy sau đây là trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 9
I. Ma trận đề
Theo mức độ nhận thức:
Nhận biết: 40%; thông hiểu: 30%; vận dụng: 20%; vận dụng cao: 10%.
Tổng số câu hỏi: 400 câu
Tên nội dung, số lượng câu theo mức độ
TT |
Chủ đề/bài |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Số câu theo bài |
01 |
Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam |
3 |
2 |
1 |
1 |
7 |
02 |
Bài 2: Dân số và sự gia tăng dân số |
4 |
3 |
2 |
1 |
10 |
03 |
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư |
4 |
2 |
2 |
1 |
9 |
04 |
Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
05 |
Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và 1999 |
4 |
2 |
2 |
1 |
9 |
06 |
Bài 6: Sự phát triển nền kinh |
4 |
3 |
2 |
1 |
10 |
07 |
Bài 7: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp |
6 |
5 |
4 |
2 |
17 |
08 |
Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
09 |
Bài 9: Sự phát triển và phân bố |
6 |
5 |
4 |
1 |
16 |
10 |
Bài 10: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng. Phân theo các loại cây, sự tăng trưởng của đàn gia súc, gia cầm |
2 |
2 |
1 |
1 |
6 |
11 |
Bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng |
6 |
4 |
3 |
1 |
14 |
12 |
Bài 12: Sự phát triển và phân bố |
7 |
4 |
2 |
1 |
14 |
13 |
Bài 13: Vai trò đặc điểm phát |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
14 |
Bài 14: Giao thông vận tải và |
5 |
4 |
5 |
1 |
15 |
15 |
Bài 15: Thương mại và du lịch |
5 |
3 |
3 |
1 |
12 |
16 |
Bài 16: Thực hành: Vẽ biểu đồ về thay đổi cơ cấu kinh tế |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
17 |
Bài 17: Vùng trung du và miền |
3 |
5 |
1 |
1 |
10 |
18 |
Bài 18: Vùng trung du và miền |
4 |
3 |
3 |
2 |
12 |
19 |
Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng |
4 |
3 |
2 |
1 |
10 |
20 |
Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) |
6 |
4 |
2 |
1 |
13 |
21 |
Bài 22: Thực hành: Vẽ và phân |
4 |
1 |
1 |
1 |
7 |
22 |
Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ |
3 |
1 |
1 |
1 |
6 |
23 |
Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ |
5 |
5 |
4 |
1 |
15 |
24 |
Bài 25: Vùng Duyên hải Nam |
3 |
2 |
1 |
1 |
7 |
25 |
Bài 26: Vùng Duyên hải Nam |
6 |
6 |
4 |
2 |
18 |
26 |
Bài 27: Thực hành: Kinh tếbiển của Bắc Trung Bộ và duyên hải |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
27 |
Bài 28: Vùng Tây Nguyên |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
28 |
Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo) |
4 |
1 |
2 |
1 |
8 |
29 |
Bài 30: Thực hành: So sánh tình |
3 |
2 |
2 |
0 |
7 |
30 |
Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ |
4 |
2 |
1 |
1 |
8 |
31 |
Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tt) |
5 |
5 |
3 |
2 |
15 |
32 |
Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tt) |
5 |
4 |
4 |
1 |
14 |
33 |
Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ |
4 |
2 |
2 |
1 |
9 |
34 |
Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long |
6 |
4 |
3 |
1 |
14 |
35 |
Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo) |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
36 |
Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long |
3 |
3 |
1 |
1 |
8 |
37 |
Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo |
6 |
4 |
3 |
1 |
14 |
38 |
Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành dầu khí |
4 |
3 |
2 |
1 |
10 |
TỔNG CỘNG |
159 |
120 |
80 |
41 |
400 |
II. Câu hỏi và phương án trả lời
Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam(Số câu: 7câu)
a) Nhận biết
Câu 1: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, có tất cả:
A. 52 dân tộc.
B. 53 dân tộc.
C. 54 dân tộc.
D. 55 dân tộc.
Câu 2: Dân tộc kinh phân bố chủ yếu khu vực nào ở nước ta?
A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Trung du.
Câu 3: Các dân tộc ít người ở nước ta chủ yếu sống tập trung ở:
A. Đồng bằng.
B. Miền núi.
C. Hải đảo.
D. Ven biển.
b) Thông hiểu
Câu 4: Nhận định nào sau đây không thuộc với những nét văn hoá riêng của từng dân tộc?
A. Ngôn ngữ.
B. Trang phục.
C. Trình độ.
D. Phong tục, tập quán.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết nhóm ngữ hệ Nam Đảo phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Tây Nguyên.
c) Vận dụng
Câu 6: Nét văn hóa đặc trưng tiêu biểu nào sau đây thuộc các dân tộc ít người ở Tây Nguyên?
A. Ẩm thực.
B. Làng nghề.
C. Đồ gốm.
D. Cồng, chiêng.
d) Vận dụng cao
Câu 7: Cho số liệu sau:
Dân tộc Kinh chiếm 85,3% dân số cả nước, các dân tộc ít người chiếm 14,7% dân số cả nước.
(Thống kê năm 2019)
Theo số liệu, để thể hiện cơ cấu dân tộc nước ta năm 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Đường.
C. Tròn.
D. Kết hợp.
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số.(Số câu: 10 câu)
a) Nhận biết
Câu 1: Theo thống kê năm 2015, dân số nước ta có bao nhiêu triệu người?
A. 79,7.
B. 80,9
C. 91,7.
D. 96,2.
Câu 2: Giai đoạn nào dưới đây ở nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân số”?
A. 1954-1960.
B. 1960-1976.
C. 1976- 1989.
D. 1989-2003.
Câu 3: Hiện nay, dân số nước ta đang chuyển sang giai đoạn có tỉ suất sinh:
A. Tương đối thấp.
B. Trung bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Câu 4: Vùng có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất cả nước hiện nay là:
A. Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
b) Thông hiểu
Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng với lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số?
A. Vấn đề việc làm sẽ được giải quyết tốt hơn.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại do thiếu lao động.
C. Môi trường sinh thái có điều kiện bảo vệ tốt hơn.
D. Tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Câu 6: Từ năm 1954- 2003tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:
A. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân muốn đông con.
B. Cơ cấu dân số già.
C. Kinh tế phát triển cần nhiều lao động trẻ.
D. Cơ câu dân số trẻ, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cao.
Câu 7: Dân số nước ta trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu người đã gây khó khăn gì trong việc phát triển kinh tế xã hội?
A. Tiếp thu khoa học kĩ thuật hiện đại.
B. Chuyển dịch cơ cấu lao động.
C. Giải quyết vấn đề việc làm.
D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
c) Vận dụng
Câu 8: Cho bảng số liệu sau:
Tử suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979-2015 (‰)
Năm Tỉ suất |
1979 |
1999 |
2005 |
2015 |
Tỉ suất sinh (‰) |
32,5 |
19,9 |
15,6 |
15,3 |
Tỉ suất tử (‰) |
7,2 |
5,6 |
4,2 |
5,8 |
Tỉ lệ (%) gia tăng tự nhiên của dân số năm 1979 và 2015 lần lượt là:
A. 2,53 và 0,95.
B. 2,53 và 1,14.
C. 1,14 và 0,95.
D. 1,14 và 1,43.
Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với nguyên nhân mất cân bằng giới tính của dân số?
A. Bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ.
B. Chế độ an sinh xã hội chưa đảm bảo.
C. Thực hiện tốt pháp luật liên quan đến lựa chọn thai nhi.
D. Nhận thức người dân còn hạn chế.
d) Vận dụng cao
Câu 10: Cho bảng số liệu sau:
Tử suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta, thời kì 1979-2015 (‰)
Năm Tỉ suất |
1979 | 1999 | 2005 | 2015 |
Tỉ suất sinh (‰) | 32,5 | 19,9 | 15,6 | 15,3 |
Tỉ suất tử (‰) | 7,2 | 5,6 | 4,2 | 5,8 |
Theo bảng số liệu, để thể hiện tình hình gia tăng dân số tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979-2015, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Miền.
B. Kết hợp.
C. Đường.
D. Tròn.
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư. (Số câu 9 )
a) Nhận biết
Câu 1: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số:
A. Thấp.
B. Trung bình.
C. Cao.
D. Rất cao.
Câu 2: Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc nhất ở vùng nào?
A. Hải đảo.
B. Miền núi.
C. Trung du.
D. Đồng bằng.
Câu 3: Các đô thị ở nước ta phần lớn có quy mô:
A. vừa và nhỏ.
B. vừa.
C. lớn.
D. rất lớn
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, xác định đô thị nào sau đây thuộc phân cấp đô thị loại 1?
A. Hạ Long.
B. Nha Trang.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
b) Thông hiểu
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, cho biết vùng có mật độ dân số trên 2000 người/km2 chủ yếu ở đâu?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Tây Nguyên.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 6: Nước ta có tỉ lệ dân thành thị còn thấp chủ yếu do đâu?
A. Lao động nông nghiệp nhiều, ít thay đổi nghề.
B. Trình độ đô thị hoá thấp, sức hấp dẫn còn yếu.
C. Dịch vụ ít đa dạng, mức sống dân cư chưa cao.
D. Kinh tế phát triển chậm, công nghiệp còn hạn chế.
c) Vận dụng
Câu 7: Cho bảng số liệu: DÂN SỐ VIỆT NAM THỜI KÌ 2005 – 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Năm | 2005 | 2007 | 2009 | 2011 | 2013 | 2015 |
Thành thị | 22.332 | 23 746 | 25.585 | 27.719 | 28.875 | 31.132 |
Nông thôn | 60.060 | 60.472 | 60.440 | 60.141 | 60.885 | 60.582 |
Tổng số dân | 82.392 | 84.218 | 86025 | 87 860 | 89.756 | 91.714 1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với tình hình phát triển dân số Việt Nam thời kì 2005 – 2015?
A. Số dân thành thị ngày càng giảm, số dân nông thôn ngày càng tăng.
B. Số dân thành thị tăng chậm nhất vào giai đoạn 2009 -2011.
C. Số dân thành thị tăng nhanh hơn số dân nông thôn.
D. Số dân nông thôn luôn tăng nhanh hơn số dân thành thị.
Câu 8: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng có diện tích: 15000km2, dân số: 20,7 triệu người (Năm 2016). Vậy, mật độ dân số của vùng là bao nhiêu người/km2?
A. 138 người/km2
B. 183 người/km2
C. 1380 người/km2
D. 1830 người/km2
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết