Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

Giải Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, nhanh chóng giải toàn bộ bài tập Luyện tập, Thực hành, Vận dụng trong SGK Toán 4 Cánh diều tập 1 trang 10, 11.

Bạn đang đọc: Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

Lời giải SGK Toán 4 Cánh diều trang 10, 11 được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa, còn hỗ trợ thầy cô soạn giáo án Bài 3 Chương I: Số tự nhiên cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giải Toán 4 Ôn tập về một số yếu tố thống kê sách Cánh diều

    Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 10, 11 – Luyện tập, Thực hành

    Bài 1

    Quan sát biểu đồ tranh sau rồi trả lời các câu hỏi:

    Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

    Trong ngày thứ Bảy:

    a) Cửa hàng bán được những loại cây nào?

    b) Cửa hàng bán được bao nhiêu cây xương rồng?

    c) Loại cây nào cửa hàng bán được nhiều nhất?

    d) Cửa hàng bán được số cây hoa nhài gấp mấy lần số cây hoa ly?

    Lời giải:

    a) Cửa hàng bán được những loại cây: cây hoa ly, cây hoa hồng, cây hoa giấy, cây xương rồng, cây hoa nhài.

    b) Cửa hàng bán được số cây xương rồng là:

    4 × 3 = 12 (cây)

    c) Cửa hàng bán được số cây hoa ly là:

    4 × 2 = 8 (cây)

    Cửa hàng bán được số cây hoa hồng là:

    4 × 5 = 20 (cây)

    Cửa hàng bán được số cây hoa giấy là:

    4 × 4 = 16 (cây)

    Cửa hàng bán được số cây hoa nhài là:

    4 × 4 = 16 (cây)

    Vì 8

    d) Cửa hàng bán được số cây hoa nhài gấp số cây hoa ly số lần là:

    16 : 8 = 2 (lần)

    Bài 2

    Số học sinh đi xe buýt đến trường ở lớp 4C của một trường tiểu học được ghi lại như sau:

    Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

    Quan sát bảng số liệu thống kê trên:

    a) Trả lời các câu hỏi:

    – Thứ Hai có bao nhiêu học sinh đi xe buýt đến trường?

    – Ngày nào có nhiều học sinh đi xe buýt đến trường nhất? Ngày nào có ít học sinh đi xe buýt đến trường nhất?

    b) Em hãy đặt thêm câu hỏi từ thông tin có được trong bảng số liệu thống kê trên.

    Lời giải:

    a) – Thứ Hai có 16 học sinh đi xe buýt đến trường

    – Thứ Tư có nhiều học sinh đi xe buýt đến trường nhất (17 học sinh), Thứ Sáu có ít học sinh đi xe buýt đến trường nhất (12 học sinh)

    b) Em có thể đặt thêm câu hỏi như sau:

    – Các thứ nào có số học sinh đi xe buýt đến trường là như nhau?

    (Trả lời: Thứ Ba và Thứ Năm)

    – Số học sinh đi xe buýt đến trường ngày thứ Hai nhiều hơn hay ít hơn số học sinh đi xe buýt đến trường vào ngày thứ Năm? Cụ thể là ít hơn/ nhiều hơn là bao nhiêu?

    (Trả lời: nhiều hơn: 16 – 15 = 1 (học sinh))

    Bài 3

    Bạn Thảo được phân công ghi lại nhiệt độ vào lúc 10 giờ sáng của tất cả các ngày trong tuần như ở bảng sau:

    Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

    Quan sát bảng số liệu thống kê trên và trả lời các câu hỏi:

    Vào lúc 10 giờ sáng:

    a) Ngày thứ Ba nhiệt độ là bao nhiêu độ C?

    b) Ngày Chủ nhật nhiệt độ là bao nhiêu độ C?

    c) Nhiệt độ cao nhất trong tuần là bao nhiêu độ C?

    d) Ngày nào trong tuần có nhiệt độ thấp nhất?

    e) Em có nhận xét gì về nhiệt độ của những ngày đầu tuần và những ngày cuối tuần?

    Lời giải:

    Quan sát bảng số liệu thống kê, ta thấy:

    a) Ngày thứ Ba nhiệt độ là 21oC.

    b) Ngày Chủ nhật nhiệt độ là 27oC.

    c) Do 20

    Nhiệt độ cao nhất trong tuần là 28oC.

    d) Ngày thứ Tư có nhiệt độ thấp nhất (20oC)

    e) Nhiệt độ của những ngày đầu tuần thấp hơn nhiệt độ của những ngày cuối tuần?

    Giải Toán 4 Cánh diều Tập 1 trang 11 – Vận dụng

    Bài 4

    An quay vòng quay một lần. Khi vòng quay dừng lại thì chiếc kim sẽ chỉ vào một ô đã tô màu. Theo em, chiếc kim có những khả năng chỉ vào ô màu nào?

    Toán lớp 4 Bài 3: Ôn tập về một số yếu tố thống kê và xác suất

    Lời giải:

    Có 4 khả năng xảy ra của chiếc kim như sau:

    • Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu tím
    • Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu đỏ
    • Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu xanh
    • Chiếc kim có thể chỉ vào ô màu vàng

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *