Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống trang 151, 152, 153, 154, 155.
Bạn đang đọc: KHTN Lớp 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Giải KHTN 7 Bài 37 giúp các em ứng dụng sinh trưởng, phát triển ở sinh vật vào thực tiễn dễ dàng hơn, ngày càng học thật tốt Chương IX: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Qua đó, cũng giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm soạn giáo án cho học sinh.
Giải KHTN Lớp 7 Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Mở đầu
Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần làm gì?
Trả lời:
Muốn thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở vật nuôi và cây trồng để thu được năng suất cao, chúng ta cần cải thiện chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ chiếu sáng, tưới nước,… và có thể sử dụng các chất kích thích hoặc ức chế ở các liều lượng thích hợp.
I. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
1. Nhiệt độ
Quan sát Hình 37.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nhận xét mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt độ khác nhau, từ đó cho biết nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là bao nhiêu? Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có ảnh hưởng như thế nào tới mức độ sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
Trả lời:
1. Mức độ sinh trưởng và phát triển của cá rô phi ở các mức nhiệt khác nhau:
- Dưới 5,60C và trên 420C: Cá rô phi sẽ chết.
- Từ 5,60C – 230C và từ 370C – 420C: Cá rô phi sinh trưởng và phát triển kém.
- Từ 230C – 370C: Cá rô phi sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất.
Sự ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Nhiệt độ có sự ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong các điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp.
2. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của cá rô phi là từ 23oC – 37oC.
Ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với nhiệt độ cực thuận có thể làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật, thậm chí gây chết cho sinh vật.
2. Ánh sáng
Câu 1: Nhiều loài động vật có tập tính phơi nắng (Hình 37.2), tập tính này có tác dụng gì đối với sự sinh trưởng và phát triển của chúng.
Trả lời:
Các loài động vật phơi nắng giúp động vật hấp thu thêm nhiệt từ môi trường và giảm sự mất nhiệt trong những ngày trời rét, tập trung các chất để xây dựng cơ thể, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.
Câu 2: Giải thích vì sao nên cho trẻ tắm nắng vào sắng sớm hoặc chiều muộn.
Trả lời:
Nên cho trẻ tắm nắng vào sắng sớm hoặc chiều muộn vì:
- Ánh nắng lúc sáng sớm và chiều muộn giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D – chất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ calcium để hình thành xương. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển hình thể của cơ thể trẻ.
- Không nên tắm cho trẻ khi ánh sáng mạnh vì ánh sáng mạnh chứa nhiều tia cực tím sẽ có hại cho sự phát triển của của trẻ (có thể làm cháy nắng, gây ung thư da).
3. Nước
Nước có ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật như thế nào? Vì sao nước có thể ảnh hưởng tới quá trình này?
Trả lời:
Ảnh hưởng của nước tới quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Nước ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Nếu thiếu nước, quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị chậm hoặc ngừng lại, thậm chí là chết.
Nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật vì: Nước là chất tham gia, là dung môi diễn ra các phản ứng sinh hóa của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Mà quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng có diễn ra được bình thường thì mới có nguyên liệu và năng lượng để cung cấp cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, nước có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.
4. Chất dinh dưỡng
Câu 1: Chất dinh dưỡng có ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật như thế nào? Cho ví dụ.
Trả lời:
Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.
Ví dụ:
- Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.
- Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm trí còn gây chết.
Câu 2: Giải thích vì sao chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển.
Trả lời:
Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì:
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn là nguyên liệu có thể được sử dụng để tổng hợp nên các chất đặc trưng cho cơ thể giúp tăng số lượng và tăng kích thước tế bào, hình thành các cơ quan và hệ cơ quan.
- Các chất dinh dưỡng còn là nguồn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của động vật.
II. Ứng dụng sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
Câu 1: Nêu các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp. Kể thêm các biện pháp khác mà em biết.
Trả lời:
Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật trong Hình 37.3 và tác dụng của từng biện pháp:
Hình |
Tên biện pháp |
Tác dụng |
Chiếu sáng nhân tạo trong nhà kính |
– Cung cấp ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. – Bảo vệ cây khỏi các sinh vật gây hại và các điều kiện khí hậu mưa, gió, rét,… |
|
Ủ rơm chống rét cho cây trồng |
Ủ ấm cho cây, giúp cây tập trung năng lượng để sinh trưởng và phát triển. |
|
Bón phân cho cây trồng |
Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây. |
|
Tưới nước cho cây trồng |
Cung cấp đủ nước cho các hoạt động sống của cây. |
Một số biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật khác:
- Làm đất kĩ trước khi trồng cây.
- Trồng cây đúng mùa vụ.
- Vặt lá điều khiển cây đào ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên Đán.
Câu 2: Người trồng rừng đã điều khiển quá trình phát triển của các cây lấy gỗ bằng cách để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt. Giải thích ý nghĩa của việc làm này.
Trả lời:
Mục đích của việc để mật độ dày khi cây còn non và khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt là:
- Để mật độ dày khi cây còn non để kích thích cây phát triển về chiều cao, thẳng.
- Khi cây đã đạt đến chiều cao mong muốn thì tỉa bớt để cây phát triển đường kính thân.