Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Giải bài tập Sinh 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về môn sinh học, đối tượng nghiên cứu sinh học. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 19, 20.

Bạn đang đọc: Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

Giải Sinh 10 Bài 5 sách Chân trời sáng tạo là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Vậy sau đây là nội dung chi tiết soạn Sinh 10 Bài 5 Các nguyên tố hóa học và nước, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Sinh học 10 Bài 5: Các nguyên tố hóa học và nước

    Trả lời Hình thành kiến thức mới Sinh 10 bài 5

    I. Các nguyên tố hóa học

    Câu hỏi 1: Hiện nay có những nguyên tố nào được tìm thấy trong cơ thể sinh vật?

    Trả lời: Hiện nay có khoảng 25 nguyên tố được tìm thấy trong cơ thể sinh vật. Mỗi nguyên tố chiếm tỉ lệ khác nhau, trong đó C,H,O,N là chiếm % về khối lượng nhiều nhất

    Câu hỏi 2: Quan sát Hình 5.2 và cho biết cấu trúc của nguyên tử cacbon có đặc điểm gì giúp nó trở thành nguyên tố có vai trò quan trọng trong tế bào ?

    Trả lời: Nguyên tố cacbon có 4 electron ở lớp ngoài cùng ( có hóa trị IV ) nên có thể cho đi hoặc thu về bốn electron. Do đó nó có thể hình thành liên kết với các nguyên tử khác ( C,H,O,N,P,S). Nhờ đặc điểm này carbon có thể hình thành các mạnh carbon có cấu trúc khác nhau, cơ sở hình thành vô số hợp chất hữu cơ.

    Câu hỏi 3: Thiếu Mg sẽ ảnh hưởng thế nào đến thực vật?

    Trả lời

    Mg là nguyên tố cấu tạo nên chất diệp lục. Thiếu Mg làm chậm quá trình ra hoa, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non.

    Câu hỏi 4: Tại sao các nguyên tố vi lượng chiếm một tỉ lệ rất nhỏ nhưng không thể thiếu?

    Trả lời

    Mặc dù chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ nhưng các nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên hầu hết các enzyme, hoạt hóa enzyme, và nhiều hợp chất hữu cơ tham gia vào các hoạt động sống của cơ thể.

    II. Nước và vai trò sinh học của nước

    Câu hỏi 5: Quan sát Hình 5.3a và cho biết các nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích gì. Tại sao ? Tính phân cực của phân tử nước là do đâu?

    Trả lời

    Đầu oxygen mang điện tích âm và đầu hydrogen mang điện tích dương. Nguyên nhân là do nguyên tố oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen. Và chính điều này gây nên tính phân cực của phân tử nước.

    Câu hỏi 6: Liên kết hydrogen được hình thành như thế nào ?

    Trả lời

    Nhờ có tính phân cực mà các phân tử nước có thể liên kết với nhau hoặc liên kết với các phân tử phân cực khác bằng liên kết hydrogen. Có nghĩa là phần oxi có điện tích âm sẽ hút phần hidro có điện tích dương của phân tử nước khác tạo thành liên kết hidro, điều này xảy ra tương tự với các phân tử phân cực khác và không xảy ra với phân tử không phân cực.

    Câu hỏi 7: Tại sao nước có thể làm dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết ?

    Trả lời

    Nước có tính phân cực nên rất làm dung môi hòa tan những chất phân cực như muối, axit, bazo, vv..

    Câu hỏi 8: Tại sao nước có vai trò quan trọng trong quá trình cân bằng và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể ? Cho ví dụ?

    Trả lời

    Nước chiếm đến 70% cơ thể, có vai trò cân bằng nhiệt trong cơ thể là 37 độ C. Khả năng thích nghi trước những thay đổi của môi trường dựa vào cơ chế điều hòa thân nhiệt, mà nhân tố đóng vai trò quan trọng chính là nước.

    Ví dụ một số trường hợp như, khi cơ thể ta vận động và nóng lên thì cơ thể sẽ thoát hơi nước dưới dạng mồ hôi. Mồi hôi sẽ mang theo nhiệt lượng ra bên ngoài cơ thể.

    Giải bài tập Sinh học 10 bài 5 trang 23

    Bài 1

    Tại sao phần lớn các loại thuốc chữa bệnh thường được sản xuất dưới dạng muối ?

    Trả lời

    Muối là hợp chất phân cực mạnh, rất dễ hòa tan trong nước. Các loại thuốc được sản xuất dưới dạng muối để dễ bào quản và khi thuốc vào cơ thể người sẽ tan ngay ra thành ion.

    Bài 2

    Khi cơ thể bị thiếu sắt, iod, và calcium thì có tác hại như thế nào đến sức khỏe ?

    Trả lời

    Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin có chắc năng vận chuyển oxygen, nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

    Thiếu iod dẫn đến bướu cổ

    Thiếu Canxi dẫn đến đến còi xương.

    Bài 3

    Khi để rau củ trong ngăn đá tử lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ hỏng rất nhanh. Hãy vận dụng kỹ năng trong tiến trình nghiên cứu để giải thích về kết luận vấn đề trên.

    Trả lời 

    Khi để rau củ trong ngăn đá tử lạnh sau đó lấy ra ngoài thì sẽ hỏng rất nhanh vì Khi để vào ngăn đá thì nước của lá rau bị đóng băng. Liên kết hiđrô của nước đóng băng luôn bền vững, thể tích tế bào tăng. Cấu trúc tế bào bị phá vỡ, nên khi để ra ngoài môi trường thì tế bào lá rau nhanh bị hỏng.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *