Tuyển tập 44 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn thi THPT Quốc gia 2023 cực chất

Tuyển tập 44 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn thi THPT Quốc gia 2023 cực chất

Bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 12 gồm 44 đề có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu được biên soạn với những câu hỏi thuộc 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (Vận dụng thấp, Vận dụng cao).

Bạn đang đọc: Tuyển tập 44 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn thi THPT Quốc gia 2023 cực chất

Tuyển tập 44 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn thi THPT Quốc gia 2023 cực chất

TOP 44 Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 mà Download.vn giới thiệu dưới đây sẽ giúp cho các em ôn tập kiến thức một cách hiệu quả, định hướng đúng trong quá trình ôn tập. Hi vọng đề đọc hiểu Ngữ văn 12 này sẽ là những người bạn thân thiết, cùng bạn đồng hành trên hành trình chinh phục mục tiêu đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu. Ngoài ra để học tốt Ngữ văn 12 các em tham khảo thêm: tổng hợp kiến thức Ngữ văn 12, Sơ đồ tư duy môn Ngữ văn 12, mở bài hay nhất về các tác phẩm Văn học ôn thi THPT Quốc gia.

Tuyển tập 44 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn thi THPT Quốc gia 2023

    Đề đọc hiểu số 1

    Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Bởi nơi ta về có mười tám thôn vườn trầu, mỗi vườn trầu
    Hai mươi năm cơm phần để nguội
    Thôi tết đừng về nữa chị tôi buồn
    Thôi đừng ai mừng tuổi chị tôi
    Chị tôi không trẻ nữa, xóm làng thương ý tứ vẫn kêu cô
    Xóm làng thương không khoe con trước mặt
    Vẫn được tiếng là người đứng vậy
    […]

    Nhưng chị tôi không thể làm như con rắn que cời
    Lột cái xác già nua dưới gốc cây cậm quẫy
    Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình
    Những đêm trở trời trái gió
    Tay nọ ấp tay kia
    Súng thon thót ngoài đồn dân vệ
    Một mình một mâm cơm
    Ngồi bên nào cũng lệch
    Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền

    Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

    Câu 2. Nỗi cô đơn, lẻ bóng của chị tôi được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

    Câu 3. Nêu ý nghĩa biểu đạt của từ côi cui trong câu thơ: Bao nhiêu tiếng cười vẫn côi cui một mình.

    Câu 4. Sử dụng 02 phương thức biểu đạt, ghi lại cảm nhận của anh/chị về câu thơ: Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền. Chỉ rõ các phương thức biểu đạt đã sử dụng.

    Đề đọc hiểu số 2

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Bầu trời trên giàn mướp

    (Hữu Thỉnh)

    Thu ơi thu ta biết nói thế nào
    sương mỏng thế ai mà bình tĩnh được
    hứa hẹn bao nhiêu bầu trời trên giàn mướp
    lúc hoa vàng thu mới chập chờn thu

    ngỡ như không phải vất vả chi nhiều
    sau tiếng sấm thế là trời mới mẻ
    quả đã buông thủng thẳng xuống bờ ao
    ta cứ tưởng đất sinh sôi thật dễ

    trời thu xanh và hoa mướp thu vàng thưa mẹ
    những năm bom nơi con không thể có
    bến phà con đã qua, rừng già con đã ở gặp vạt lúa nương con
    cũng viết thư về nên không dám
    dù một giây sao nhãng
    bầu trời này từng dẫn dắt con đi.

    (Theo www.nhavantphcm.com.vn, 20/9/2014)

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Khung cảnh thiên nhiên của mùa nào được gợi tả qua tác phẩm?

    Câu 3. Nêu bố cục của bài thơ.

    Câu 4. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình ảnh thơ: trời thu xanh và hoa mướp thu vàng.

    Đề đọc hiểu số 3

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Thời gian

    (Văn Cao)

    Thời gian qua kẽ tay
    Làm khô những chiếc lá
    Kỷ niệm trong tôi
    Rơi những tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

    Riêng những câu thơ còn xanh
    Riêng những bài hát còn xanh
    Và đôi mắt em như hai giếng nước.

    Xuân Đinh Mão, 2.1987 (Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm, NXB Văn học, 1996, tr.80)

    Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

    Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại không thể khuất phục những điều gì?

    Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.

    Câu 4. Theo anh/chị, con người làm thế nào để chế ngự được sức mạnh của thời gian?

    Đề đọc hiểu số 4

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Trong lời mẹ hát

    (Trương Nam Hương)

    Tuổi thơ chở đầy cổ tích
    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
    Dẫn con đi cùng đất nước
    Cánh cò trắng dải đồng xanh

    Con yêu màu vàng hoa mướp
    “Con gà cục tác lá chanh”
    Vầng trăng mẹ thời con gái,
    Vẫn còn thơm ngát hương cau.

    Con nghe thập thình tiếng cối
    Mẹ ngồi giã gạo ru con
    Con nghe dập dờn sóng lúa
    Lời ru hóa hạt gạo rồi

    Thương mẹ một đời khốn khó
    Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
    Thương mẹ một đời cay đắng
    Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.

    Thời gian chạy qua tóc mẹ
    Một màu trắng đến nôn nao
    Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    Cho con ngày một thêm cao

    Mẹ ơi trong lời mẹ hát
    Lớn rồi con sẽ bay xa.

    (Theo www.vanvn.net, 12/8/2011)

    Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?

    Câu 2. Chỉ ra dấu ấn văn học dân gian trong ba khổ thơ đầu.

    Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Lưng mẹ cứ còng dần xuống – Cho con ngày một thêm cao.

    Câu 4. Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa lời ru của mẹ?

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *