Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9, học sinh sẽ được tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt.

Bạn đang đọc: Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo). Mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Soạn văn 9: Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)

    Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) – Mẫu 1

    I. Tạo từ ngữ mới

    1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được tạo nên từ cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

    – Các từ ngữ mới được tạo thành từ các từ trên là: điện thoại di động, đặc khu kinh tế, sở hữu trí tuệ, kinh tế tri thức.

    – Giải thích nghĩa:

    • điện thoại di động: điện thoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cung cấp dịch vụ.
    • đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi riêng
    • sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu bằng phát minh, sáng chế…
    • kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên cơ sở đặt tri thức lên hàng đầu, tri thức vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu có hàm lượng cao nhất so với các nguyên liệu vật chất khác

    2. Trong tiếng Việt có những từ nào được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc…). Hãy tìm những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình đó.

    – Một số từ như:

    • lâm tặc: kẻ phá hoại rừng để khai thác gỗ bất hợp pháp
    • tin tặc: kẻ thâm nhập vào mạng máy tính của người khác một cách trái phép để lấy thông tin, làm hỏng tổ chức dữ liệu, phá huỷ chương trình, v.v..
    • đạo tặc: bọn trộm cướp
    • nghịch tặc: kẻ phản nghịch

    => Tổng kết: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng.

    II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

    1. Hãy tìm những từ ngữ Hán Việt trong các đoạn trích:

    a. Các từ Hán Việt là: thanh minh, đạp thanh, tài tử, giai nhân

    b. Các từ Hán Việt: bạc mệnh, linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, Ngu Mĩ.

    2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ khái niệm:

    a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: AIDS

    b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa, chẳng hạn nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của khách hàng: Marketing

    Những từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước ngoài.

    Tổng kết: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận mượn từ vựng quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

    III. Luyện tập

    Câu 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới theo kiểu x + tặc ở trên (Mục I.2).

    Các từ như:

    – x + học: hóa học, văn học, sử học, địa lí học, vật lý học…

    – x + hóa: công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa…

    – vô + x: vô học, vô ích, vô dụng…

    – bất + x: bất hợp lý, bất nhân, bất nghĩa…

    Câu 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

    rác thải nhựa: những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải ra môi trường bao gồm túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng hợp…

    biến đổi khí hậu: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu trong do sự tác động bởi tự nhiên hoặc nhân tạo.

    công nghệ 4.0: cuộc cách mạng khoa học – công nghệ lần thứ tư, tập trung vào công nghệ kỹ thuật số.

    thả thính: động từ chỉ hành động cố tình thu hút sự chú ý của người khác.

    trẻ trâu: chỉ tầng lớp thanh niên trẻ tuổi, thường có những hành động ngông cuồng…

    Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt) chỉ rõ các từ sau từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

    – Các từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

    – Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, ca nô.

    Câu 4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    – Những cách phát triển của từ vựng: tạo từ ngữ mới, mượn từ của nước ngoài.

    – Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    • Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi.
    • Lý do: Với sự phát triển không ngừng của văn hóa – xã hội, nhiều từ ngữ mới sẽ được tạo ra. Một số từ ngữ cũ lại dùng với nghĩa khác…

    IV. Bài tập ôn luyện

    Câu 1. Xác định đâu là từ mượn ngôn ngữ tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: văn hóa, bánh ga tô, áo may ô, phụ mẫu, gia tộc, ghi-ta, sơ mi, nguyệt thực, cà rốt, mù tạt, nhật ký, vi-ta-min, ban công, sư phụ, mít tinh, ghi đông, xúc xích, ca cao, tiểu thuyết, hy vọng, bơ.

    Câu 2. Đặt câu với các từ sau: bánh ga tô, ban công, tiểu thuyết.

    Gợi ý:

    Câu 1.

    – Các từ mượn ngôn ngữ tiếng Hán: văn hóa, phụ mẫu, gia tộc, nguyệt thực, nhật ký, sư phụ, tiểu thuyết, hy vọng.

    – Các từ mượn của những ngôn ngữ châu Âu: bánh ga tô, áo may ô, ghi-ta, sơ mi, cà rốt, mù tạt. vi-ta-min, ban công, mít tinh, ghi đông, xúc xích, ca cao, bơ.

    Câu 2.

    • Vào ngày sinh nhật thứ mười của em, bố đã mua tặng một chiếc bánh ga tô.
    • Học sinh không nên chơi đùa tại ban công ở trên tầng vì rất nguy hiểm.
    • Cuốn tiểu thuyết này, tôi đã đọc lần này là lần thứ hai.

    Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) – Mẫu 2

    I. Luyện tập

    Câu 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới theo kiểu x + tặc ở trên (Mục I.2).

    Các từ như:

    x + sĩ: họa sĩ, ca sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ…

    x + hiệu: biệt hiệu, biển hiệu, huy hiệu…

    Câu 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

    – 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế.

    – cách ly xã hội là phương pháp bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, bằng việc giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng, nhằm đối phó với tình huống nguy hiểm như bùng phát dịch bệnh

    – giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh.

    – cẩu lương: theo nghĩa đen tiếng Trung là “thức ăn cho chó”. Tuy nhiên thuật ngữ này được biết đến và sử dụng để chỉ những hành động tình cảm của cặp đôi nào đó trước mặt những người độc thân và khiến họ nhiều lúc phải ghen tỵ với cặp đôi đó.

    – khẩu nghiệp: ý chỉ những hành động dùng lời nói không tốt đẹp, có thể gây nên những tác động xấu đến người khác, và có thể sẽ nhận lại hậu quả sau đó.

    Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt) chỉ rõ các từ sau từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

    • Các từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
    • Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, ca nô.

    Câu 4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    – Những cách phát triển của từ vựng: tạo từ ngữ mới, mượn từ của nước ngoài.

    – Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    • Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi.
    • Lý do: Với sự phát triển không ngừng của văn hóa – xã hội, nhiều từ ngữ mới sẽ được tạo ra. Một số từ ngữ cũ lại dùng với nghĩa khác…

    II. Bài tập ôn luyện

    Xác định đâu là từ mượn ngôn ngữ tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: gi lê, tinh hoa, cà phê, mĩ nhân, sơ mi, cổ phục, bơ, ban công, thi nhân, xì căng đan, xa lát, hảo hán, sơ ri, mục đồng, nhân ái.

    • Từ mượn ngôn ngữ tiếng Hán: tinh hoa, mĩ nhân, cổ phục, thi nhân, hảo hán, mục đồng, nhân ái.
    • Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu: gi lê, cà phê, sơ mi, bơ, ban công, xì căng đan, xa lát, sơ ri

    Soạn bài Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo) – Mẫu 3

    I. Tạo từ ngữ mới

    1. Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ ngữ mới nào được tạo nên từ cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo đó.

    – điện thoại di động: điện thoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở cung cấp dịch vụ.

    – đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài, với những chính sách ưu đãi riêng

    – sở hữu trí tuệ: quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu bằng phát minh, sáng chế…

    – kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên cơ sở đặt tri thức lên hàng đầu, tri thức vừa là sản phẩm, vừa là nguyên liệu có hàm lượng cao nhất so với các nguyên liệu vật chất khác

    2. Trong tiếng Việt có những từ nào được cấu tạo theo mô hình x + tặc (như không tặc, hải tặc…). Hãy tìm những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình đó.

    Một số từ như: lâm tặc, hải tặc, đạo tặc, tin tặc…

    Tổng kết: Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng.

    II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài

    1.

    a. thanh minh, đạp thanh, tài tử, giai nhân

    b. bạc mệnh, linh, chứng giám, đoan trang, tiết, trinh bạch, Ngu Mĩ.

    2.

    a. AIDS

    b. Marketing

    => Những từ trên có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước ngoài.

    Tổng kết: Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận mượn từ vựng quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

    III. Luyện tập

    Câu 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới theo kiểu x + tặc ở trên (Mục I.2).

    Một số mô hình như:

    x + điện tử: trò chơi điện tử, thiết bị điện tử, báo điện tử…

    x + viên: giáo viên, giảng viên, nhân viên, đoàn viên…

    x + trường: nông trường, công trường, ngư trường, phim trường…

    x +học: hóa học, cơ học, sử học, văn học…

    Câu 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

    • thả thính: gây sự chú ý với người khác giới để có được tình cảm của họ
    • quẩy: ăn chơi hết mình
    • toang: sai lầm, hỏng việc…
    • đổ: có tình cảm, bị chinh phục bởi một người khác giới.
    • ném đá: hành động phản đối gay gắt

    Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 6 (bài Từ mượn) và lớp 7 (bài Từ Hán Việt) chỉ rõ các từ sau từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.

    – Các từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

    – Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô-xi, cà phê, ca nô.

    Câu 4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    – Những cách phát triển của từ vựng: tạo từ ngữ mới, mượn từ của nước ngoài.

    – Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi được hay không?

    • Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay đổi.
    • Lý do: Với sự phát triển không ngừng của văn hóa – xã hội, nhiều từ ngữ mới sẽ được tạo ra. Một số từ ngữ cũ lại dùng với nghĩa khác…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *