Soạn bài Giặt áo (trang 25)

Soạn bài Giặt áo (trang 25)

Soạn bài Giặt áo sách Tiếng Việt 3 tập 1 Cánh diều, giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, mở rộng vốn từ về việc nhà, chính tả Em lớn lên rồi, kể chuyện Em đã lớn thật rồi của trang 25, 26, 27 sách giáo khoa Tiếng Việt 3 tập 1.

Bạn đang đọc: Soạn bài Giặt áo (trang 25)

Qua đó, cũng hiểu hơn được ý nghĩa của bài đọc 3: Giặt áo – Bài 2: Em đã lớn của chủ đề Măng non để chuẩn bị thật tốt kiến thức trước khi tới lớp, cũng như bài tập về nhà. Ngoài ra, còn giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Giặt áo sách Cánh diều

    Soạn bài phần Đọc: Giặt áo

    Đọc hiểu

    Câu 1: Bài thơ có hai nhân vật là bạn nhỏ và nắng. Mỗi nhân vật được nói đến trong những khổ thơ nào?

    Gợi ý đáp án:

    • Bạn nhỏ được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 2, 4.
    • Nắng được nhắc đến trong các khổ thơ: 1, 3, 5.

    Câu 2: Tìm những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:

    a) Khi làm việc.

    b) Khi hoàn thành công việc.

    Gợi ý đáp án:

    Những hình ảnh nói lên niềm vui của bạn nhỏ:

    a) Khi làm việc: Lấy bọt xà phòng làm găng tay, như đốm cầu vồng làm tay em lấp lánh.

    b) Khi hoàn thành công việc: Áo quần lên dây/Em yêu ngắm mãi.

    Câu 3: Khổ thơ 3 tả nắng đẹp như thế nào?

    Gợi ý đáp án:

    Khổ thơ 3 tả nắng bay theo gió, tràn đầy khắp mọi nơi, trên cây tre, cây chuối, nắng vàng trải trên sân, trên lối đi.

    Câu 4: Em hiểu câu thơ “Nắng đi suốt ngày / Giờ lo xuống núi” như thế nào? Chọn ý đúng:

    a) Nắng bừng lên.

    b) Nắng đầy trời.

    c) Nắng đang tắt.

    Gợi ý đáp án:

    Chọn đáp án c.

    Luyện tập

    Câu 1: Tìm thêm ít nhất 3 từ ngữ cho mỗi nhóm dưới đây:

    a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: giặt áo,…

    b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: găng,…

    c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: nhanh nhẹn,…

    Gợi ý đáp án:

    a) Từ ngữ chỉ việc em làm ở nhà: quét nhà, rửa bát, cắm cơm, lau bàn ghế.

    b) Từ ngữ chỉ đồ dùng để làm việc: chổi, nước rửa bát, khăn lau.

    c) Từ ngữ chỉ cách làm việc: tỉ mỉ, cẩn thận, nghiêm túc, qua loa.

    Câu 2: Đặt một câu nói về việc em đã làm ở nhà.

    Gợi ý đáp án:

    • Hôm nay em dọn dẹp góc học tập của mình.
    • Hôm qua, em đã giúp mẹ tưới cây.
    • Em cùng ông bà chăm sóc vườn rau.

    Soạn bài phần Viết: Em lớn lên rồi

    Câu 1

    Nghe – viết:

    Em lớn lên rồi

    Năm nay em lớn lên rồi
    Không con nhỏ xíu như hồi lên năm
    Nhìn trời, trời bớt xa xăm
    Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay
    Núi xa lúp xúp chân mây
    Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần
    Nơi xa bỗng hóa nên gần
    Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.

    TRẦN ĐĂNG KHOA

    Câu 2

    Tìm chữ, tên chữ và viết vào vở 10 chữ trong bảng sau:

    Số thứ tự Chữ Tên chữ
    1 g giê
    2 Giê hát
    3 giê i
    4 h
    5 i
    6 ca
    7 kh
    8 e-lờ
    9 m

    Gợi ý đáp án:

    Số thứ tự Chữ Tên chữ
    1 g giê
    2 gh Giê hát
    3 gi giê i
    4 h hát
    5 i i
    6 k ca
    7 kh ca hát (khờ)
    8 l e-lờ
    9 m e-mờ

    Câu 3

    Tìm đường:

    a) Em chọn chữ (s hoặc x) phù hợp với ô trống. Giúp thỏ tìm đường đến kho báu, biết rằng đường đến đó được đánh dấu bằng các tiếng có chữ s.

    Soạn bài Giặt áo (trang 25)

    b) Em chọn chữ (n hoặc ng) phù hợp với ô trống. Giúp gấu tìm đường về hang, biết rằng đường về hang được đánh dấu bằng các tiếng có chữ n đứng cuối.Soạn bài Giặt áo (trang 25)

    Gợi ý đáp án:

    a) Ta có các từ: hoa súng, cái xô, chim sáo, đĩa xôi, quả xoài, dòng sông, mầm xanh, quả sim.

    Đường thỏ đến kho báu là:

    Soạn bài Giặt áo (trang 25)

    b) Ta có các từ: hoa lan, cái thang, ngọn đèn, lá bàng, cái xẻng, cái bàn, măng cụt, con kiến

    Đường gấu về hang là:

    Soạn bài Giặt áo (trang 25)

    Soạn bài phần Kể chuyện: Con đã lớn thật rồi

    Câu 1

    Các nhóm tập phân vai, thể hiện lại (diễn lại) câu chuyện Con đã lớn thật rồi!

    a) Các vai:

    Soạn bài Giặt áo (trang 25)

    b) Cách thể hiện:

    • Kể đúng lời của nhân vật; kết hợp nét mặt, cử chỉ, động tác. Có thể nói thành lời ý nghĩ, cảm xác của nhân vật.
    • Người dẫn chuyện có thể dùng sách giáo khoa, các vai khác không dùng sách giáo khoa.

    Câu 2

    Các nhóm thể hiện lại câu chuyện trước lớp.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *