300 câu trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 ôn thi cấp tốc (Có đáp án)

300 câu trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 ôn thi cấp tốc (Có đáp án)

Trắc nghiệm môn GDCD ôn thi THPT Quốc gia 2023 mang đến 300 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Đây là tài liệu học tập hữu ích cho quá trình ôn luyện trong kì thi THPT Quốc Gia sắp tới.

Bạn đang đọc: 300 câu trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 ôn thi cấp tốc (Có đáp án)

Câu hỏi trắc nghiệm GDCD 12 được biên soạn rất chi tiết cụ thể cả các dạng bài trắc nghiệm lý thuyết và tình huống với các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao. Qua đó giúp học sinh tự tin hệ thống lại kiến thức của chương trình sách giáo khoa hiện hành. Bên cạnh đó các em xem thêm cấu trúc đề thi THPT Quốc gia môn GDCD, sơ đồ tư duy môn GDCD.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

    Câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

    BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG

    Câu 1. Chính trị xuất hiện khi nào?

    a. Khi nhà nước ra đời
    b. Khi xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo
    c. Khi có sự xuất hiện các đảng phái chính trị
    d. Khi xã hội có sự phân chia giai cấp

    Câu 2. Hoàn thành định nghĩa sau: Chính trị là khoa học nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người, giai cấp, đảng phái, dân tộc trong việc …, …, …. và …..quyền lực chính trị.

    a. giành, giữ, tổ chức, thực thi
    b. giữ, giành, tổ chức, thực thi
    c. đấu tranh, giành thắng lợi, tổ chức chính quyền, thực thi quyền lực
    d. đấu tranh giai cấp, giành chính quyền, tổ chức bộ máy, thực thi quyền lực

    Câu 3. Trong trường nghề, môn chính trị có mấy chức năng cơ bản ?

    a. 2
    b. 3
    c. 4
    d. 5

    Câu 4. Chức năng cơ bản của môn học chính trị trong trường nghề là?

    a. Giáo dục văn hóa nghệ thuật, chính trị pháp luật
    b. Đào tạo và giáo dục phẩm chất đạo đức, tư tưởng tình cảm của người cách mạng
    c. Rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng, tình cảm, lối sống
    d. Nhận thức khoa học và giáo dục tư tưởng phẩm chất đạo đức, lối sống

    Câu 5. Trong lịch sử phát triển các hình thái kinh tế – xã hội, chính trị xuất hiện vào thời kỳ?

    a. Nguyên thủy
    b. Chiếm hữu nô lệ
    c. Phong kiến
    d. Tư bản chủ nghĩa

    Câu 6. Chức năng chung của môn học chính trị là?

    a. Góp phần đào tạo người lao động vừa có đức, vừa có tài
    b. Góp phần đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
    c. Góp phần đào tạo người lao động có phẩm chất đạo đức, ý thức kỷ luật trong lao động
    d. Góp phần đào tạo người lao động nhận thức đúng về tri thức khoa học chính trị và rèn luyện phẩm chất chính trị phù hợp

    Câu 7. Sau khi học xong môn học chính trị người học cần vận dụng kiến thức như thế nào?

    a. Để xây dựng đất nước trong thời kỳ CNH, HĐH.
    b. Để vững vàng tư tưởng trước các luận điệu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của kẻ thù
    c. Để trở thành một công dân tốt, chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
    d. Để rèn luyện trở thành người lao động có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức tốt, năng lực công tác

    Câu 8. Chủ nghĩa Mác ra đời vào khoảng thế kỷnào ?

    a. Thế kỷ XVII
    b. Thế kỷ XVIII
    c. Thế kỷ XIX
    d. Thế kỷ XX

    Câu 9. Học thuyết Mác được sáng lập bởi các nhà tư tưởng?

    a. C. Mác, Ph.Ăngghen
    b. C. Mác, Lênin
    c. Hồ Chí Minh, Đặng Tiểu Bình
    d. Chu Ân Lai, Khơrútxốp

    Câu 10. C. Mác, Ph.Ăngghen đã thống nhất tư tưởng vào năm nào?

    a. 1842
    b. 1843
    c. 1844
    d. 1845

    Câu 11. C. Mác, Ph. Ăngghen có kiến thức thiên tài trong nhiều lĩnh vực như:

    a. Triết học, kinh tế chính trị, toán học, quân sự
    b. Văn hóa, lịch sử, hóa học, quân sự
    c. Thiên văn, địa lý, y học, âm nhạc
    d. Mỹ học, tâm lý học, quan hệ quốc tế

    Câu 12. Học thuyết Mác được hình thànhvào giai đoạn nào?

    a. 1848-1895
    b. 1848-1859
    c. 1884-1895
    d. 1884-1895

    Câu 13. Lênin đã vận dụng và phát triển học thuyết Mác trong giai đoạn nào?

    a. 1859-1924
    b. 1895-1924
    c. 1859-1942
    d. 1895-1942

    Câu 14. Để nêu cao tính đoàn kết của giai cấp vô sản Lênin đã đề ra khẩu hiệu nào?

    a. “Bốn phương vô sản đều là anh em”
    b. “Vô sản thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
    c. “Vô sản thế giới và nhân dân cần lao đoàn kết lại”
    d. “Nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đoàn kết lại”

    Câu 15. Những thành tựu lý luận là nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành chủ nghĩa Mác – Lênin là:

    a. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
    b. Triết học Nga, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
    c. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị học Anh, Chủ nghĩa xã hội khoa học Pháp
    d. Triết học cổ điển Ý, Kinh tế chính trị học Pháp, Chủ nghĩa xã hội khoa học Anh

    Câu 16. Những thành tựu khoa học tự nhiên là cơ sở khoa học trực tiếp hình thành chủ nghĩa Mác là:

    a. Định luật Becnuly, Học thuyết giá trị thặng dư của C. Mác, Thuyết chính danh của Khổng Tử.
    b. Học thuyết về sự tiến hóa các loài của Đacuyn, Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lomoloxop, Thuyết tiến hóa các loài của Svac, Slaydel.
    c. Thuyết di truyền của Mendel, Định đề Euclide, Thuyết tiền hóa các loài của Svac, Slaydel.
    d. Bộ Tư bản của C. Mác, Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng của Lomoloxop, Định luật Becnuly.

    Câu 17. Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân đầu thế kỷ XIX làm tiền đề hình thành chủ nghĩa Mác là?

    a. Phong trào công nhân dệt ở Lyon (Pháp), Hiến chương của công nhân Anh, Công nhân dệt ở Xilêđi (Đức).
    b. Phong trào công nhân dệt ở Balan, Hiến chương của công nhân Anh, Công nhân dệt ở Áo.
    c. Phong trào công nhân dệt ở Paris (Pháp), Hiến chương của công nhân Anh, Công nhân dệt ở Nga.
    d . Phong trào công nhân cơ khí ở Pháp, Công nhân luyện kim ở Anh, Công nhân than ở Đức.

    Câu 18. Các bộ phận lý luận cấu thành nên chủ nghĩa Mác bao gồm?

    a. Triết học, Luật học, Chính trị học
    b. Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học
    c. Triết học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học
    d. Kinh tế học, Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.

    Câu 19. Nguồn gốc lý luận trực tiếp để triết học Mác ra đời là:

    a. Triết học Trung Quốc cổ đại
    b. Triết học Hy Lạp – La Mã cổ đại
    c. Triết học cổ điển Đức
    d. Triết học Tây Âu cổ đại

    Câu 20. Nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành kinh tế chính trị Mác là:

    a. Kinh tế cổ điển Anh
    b. Cách mạng công nghiệp Anh
    c. Thuyết trọng nông
    d. Thuyết trọng thương

    Câu 21. Nguồn gốc lý luận trực tiếp hình thành nên chủ nghĩa xã hội khoa học là:

    a. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tomazo Campnela
    b. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Gieerrac Uynxtteli
    c. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII
    d. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ở Pháp

    Câu 22. Trước khi có học thuyết Mác, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản đều là:

    a. Tự giác
    b. Tự phát
    c. Thắng lợi
    d. Thất bại

    Câu 23. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời từ điều kiện kinh tế – xã hội nào?

    a. Sự ra đời chính Đảng của giai cấp công nhân
    b. Sự phát triển lớn mạnh của phương thức sản xuất tư bản và sự lớn mạnh của giai cấp công nhân
    c. Sự ủng hộ của tầng lớp nông dân và đội ngũ trí thức đối với giai cấp công nhân
    d. Giai cấp công nhân đã thực sự giác ngộ về sứ mệnh của giai cấp mình

    Câu 24. Sự phát minh và ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học (cả khoa học lý luận và khoa học tự nhiên) cuối thế kỷ XIX ở Châu Âu đã tác động như thế nào đến chủ nghĩa Mác?

    a. Ảnh hưởng sâu sắc
    b. Củng cố về hiện thực khách quan
    c. Củng cố về lý luận và cơ sở khoa học
    d. Tạo ra cơ sở pháp lý và tính khoa học

    Câu 25. C. Mác, Ph.Ăngghen có mối quan hệ gắn bó và hiểu biết sâu sắc các phong trào của giai cấp nào?

    a. Giai cấp chủ nô
    b. Giai cấp phong kiến
    c. Giai cấp tư sản
    d. Giai cấp công nhân

    Câu 26. Định nghĩa “Vật chất là một phạm trù của triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh không lệ thuộc vào cảm giác” của nhà tư tưởng nào?

    a. V.I.Lênin
    b. C. Mác
    c. Ph. Ăngghen
    d. Hồ Chí Minh

    Câu 27. Ph. Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành bao nhiêu hình thức cở bản?

    a. 3
    b. 4
    c. 5
    d. 6

    Câu 28. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, ý thức được hình thành từ các nguồn gốc?

    a. Tự nhiên,lao động và ngôn ngữ
    b. Chủ quan và khách quan
    c. Kinh tế, văn hóa và xã hôi
    d. Gắn với sự hình thành nên loài người

    Câu 29. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện như thế nào?

    a. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức. Ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất.
    b. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất. Vật chất có sự tác động trở lại đối với ý thức.
    c. Vật chất và ý thức cùng ra đời, vật chất quyết định ý thức. Ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất.
    d. Vật chất, ý thức cùng ra đời và tồn tại, vật chất và ý thức không có sự quyết định lẫn nhau.

    Câu 30. Phép biện chứng duy vật có mấy nguyên lý cơ bản?

    a. 2
    b. 3
    c. 4
    d. 5

    Câu 31. Phát triển là một khuynh hướng của vận động đối với các sự vật hiện tượng bao gồm :

    a. Chỉ đơn thuần tăng lên về khối lượng, trọng lượng, kích cỡ.
    b. Là sự biến đổi liên tục không định hình được từ dạng này qua dạng khác
    c. Đi từ cao xuống thấp, đi từ hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, không có sự phát triển thụt lùi
    d. Đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống làm tiền đề cho sự phát triển

    Câu 32. Quá trình nhận thức của con người trải qua mấy giai đoạn?

    a. 1
    b. 2
    c. 3
    d. 4

    Câu 33. Quy trình nhận thức của con người trải qua các giai đoạn nào sau đây?

    a. Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
    b. Từ nhận thức đến hành động
    c. Từ lý luận cho đến thực tiễn kiểm nghiệm
    d. Từ nhận thức đơn giản đến phức tạp

    Câu 34. Giai đoạn đầu của quá trình nhận thức (nhận thức cảm tính) ở con người, bao gồm:

    a. Từ cảm giác đến tri giác và biểu tượng
    b. Từ nhận thức trực tiếp hay gián tiếp
    c. Từ nhận thức chủ quan đến khách quan
    d. Từ nhận thức cái chung đến cái riêng

    Câu 35. Giai đoạn sau của quá trình nhận thức (nhận thức lý tính) ở con người, bao gồm:

    a. Từ khái niệm đến phán đoán và suy lý
    b. Từ quan niệm đến phán đoán và suy lý
    c. Từ quan niệm đến suy đoán và duy lý
    d. Từ quan niệm đến phán đoán và chân lý

    Câu 36. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin thì phương thức tồn tại của vật chất là:

    a.Vận động
    b. Đứng im
    c. Khách quan
    d. Chủ quan

    Câu 37. Phép biện chứng duy vật có những nguyên lý cơ bản là:

    a. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
    b. Nguyên lý về chung và riêng, nguyên lý về xu hướng phát triển.
    c. Nguyên lý về sự tồn tại và nguyên lý về sự phát triển
    d. Nguyên lý về chủ quan và khách quan và nguyên lý phát triển sự vật, hiện tượng.

    Câu 38. Trong các hình thức vận động sau của vật chất thì hình thức vận động nào là cao nhất?

    a. Cơ học
    b. Hóa học
    c. Lý học
    d. Xã hội

    Câu 39. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, bản chất của ý thức được hình thành như thế nào?

    a. Phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người
    b. Tính chủ quan củacon người
    c. Chủ động, sáng tạo và linh hoạt
    d. Phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới khách quan

    Câu 40. Phản ánh đặc biệt của bộ óc con người với hiện thực khách quan được thể hiện như thế nào?

    a. Phản ánh có sự tích cực, chủ động, sáng tạo.
    b. Phản ánh có quy trình tự trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tượng có chọn lọc và định hướng, mô hình hóa trong tư duy, hiện thực hóa qua hoạt đông thực tiễn.
    c. Cả a,b đều đúng
    d. Cả a,b đều sai.

    Câu 41. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là?

    a. Có quan điểm toàn diện trong nhìn nhận và đánh giá về sự vật và hiện tượng.
    b. Có quan điểm lịch sử trong nhìn nhận và đánh giá về sự vật và hiện tượng.
    c. Có quan điểm tương đối trong nhìn nhận và đánh giá về sự vật và hiện tượng.
    d. Có quan điểm tuyệt đối trong nhìn nhận và đánh giá về sự vật và hiện tượng.

    Câu 42. Nguyên nhân của sự phát triển trong các sự vật hiện tượng là?

    a. Do sự tác động từ bên ngoài lên sự vật hiện tượng
    b. Do một lực lượng siêu nhiên tác động và chi phối đến sự phát triển
    c. Do sự liên hệ tác động qua lại giữa các mặt, các yếu tố bên trong của sự vật hiện tượng
    d. Do ý muốn chủ quan của con người khiến sự vật hiện tượng phát triển nhanh hoặc chậm.

    Câu 43. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về sự phát triển là?

    a. Đòi hỏi xem xét sự vật hiện tượng trong xu hướng vận động, phát triển
    b. Hoạt động nhận thức của con người không được bảo thủ, định kiến, nhìn một mặt, một việc một thời điểm.
    c. Cả a,b đều đúng
    d. Cả a,b đều sai.

    Câu 44. Theo Lênin, thuộc tính chung nhất của vật chất là gì?

    a. Là một phạm trù triết học
    b. Không tồn tại cảm tính, không đồng nhất với vật thể
    c. Tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác
    d. Luôn chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác

    Câu 45. Phép biện chứng duy vật có những quy luật cơ bản là:

    a. Quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng – chất, quy luật phủ định của phủ định
    b. Quy luật không mâu thuẫn, quy luật lượng chất, quy luật phủ định của phủ định
    c. Quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, quy luật phủ định của phủ định.
    d. Quy luật cơ bản, quy luật không cơ bản, quy luật đấu tranh giai cấp.

    Câu 46. Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật nào vạch ra nguồn gốc động lực của sự phát triển?

    a. Quy luật mâu thuẫn
    b. Quy luật lượng chất
    c. Quy luật phủ định.
    d. Quy luật xã hội.

    Câu 47.Trong những quy luật của phép biện chứng duy vật, quy luật nào vạch ra cách thức của sự phát triển?

    a. Quy luật mâu thuẫn
    b. Quy luật lượng chất
    c. Quy luật phủ định
    d. Quy luật tự nhiên.

    Câu 48. Trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật nào vạch ra khuynh hướng của sự phát triển?

    a. Quy luật mâu thuẫn
    b. Quy luật lượng chất
    c. Quy luật phủ định
    d. Quy luật chung và riêng.

    Câu 49. Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nguồn gốc vận động của vật chất là:

    a. Tự thân vận động, do mâu thuẫn bên trong quyết định.
    b. Mâu thuẫn bên ngoài và mâu thuẫn bên trong quyết định.
    c. Do mâu thuẫn bên ngoài và sự tương tác các sự vật quyết định.
    d. Do tác nhân bên ngoài tác động và chi phối sự vật hiện tượng.

    Câu 50. Theo chủ nghĩa Mác –Lênin, tính thống nhất của thế giới thể hiện ở:

    a. Tính vật chất
    b. Tính tinh thần
    c. Tính đồng đại
    d. Tính lịch đại

    Câu 51. Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người tác động vào thế giới khách quan bao gồm những thình thức nào?

    a. Hoạt động vật chất, hoạt động tinh thần
    b. Hoạt động xã hội, lao động, ngôn ngữ
    c. Hoạt động sống, hoạt động văn hóa nghệ thuật, hoạt động chính trị
    d. Hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động chính trị -xã hội, hoạt động thực nghiệm

    Câu 52. Vai trò của thực tiễn đối với hoạt động nhận thức của con người là:

    a. Không có sự tác động qua lại lẫn nhau, tồn tại độc lập tách rời.
    b. Có ảnh hưởng không nhỏ trong hình thành nhận thức của con người.
    c. Là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức, động lực, mục đích của nhận thức, tiêu chuẩn của chân lý.
    d. Quyết định đến hoạt động nhận thức, về nội dung và hình thức cũng như bản chất của nhận thức.

    Câu 53. Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ rõ động lực của sự phát triển xã hội chính là do nguyên nhân nào?

    a. Hoạt động tinh thần
    b. “Sản xuất” ra con người
    c. Hình thành nên giai cấp
    d. Sự phát triển của sản xuất vật chất

    Câu 54. Theo học thuyết Mác, bản chất của con người là:

    a. Hoàn cảnh xã hội.
    b. Nỗ lực của mỗi cá nhân.
    c. Tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
    d. Giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.

    Câu 55. Phương thức sản của một hình thái kinh tế xã hội là gì?

    a. Cách thức tiến hành tổ chức sản xuất vật chất
    b. Cách thức tổ chức chính trị – xã hội
    c. Cách thức tổ chức và hoạt động chính quyền
    d. Cách thức tổ chức hoạt động đối nội và đối ngoại

    Câu 56. Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào sau đây?

    a. Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất
    b. Lực lượng sản xuất và Kiến trúc thượng tầng
    c. Cơ sở hạ tầng và Kiến trúc thượng tầng
    d. Quan hệ sản xuất và Cơ sở hạ tầng

    Câu 57. Sự vận động và phát triển của xã hội bao gồm mấy quy luật cơ bản?

    a. 2
    b. 3
    c. 4
    d. 5

    Câu 58. Sự vận động và phát triển của xã hội bao gồm quy luật cơ bản là:

    a. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất
    b. Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
    c. Cả a,b đều đúng
    d. Cả a,b đều sai

    Câu 59. Lực lượng sản xuất là:

    a. Mối quan hệ giữa con người với tư liệu sản xuất trong xã hội
    b. Mối quan hệ giữa con người với chủ thể kinh tế trong quan hệ kinh tế
    c. Mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tổ chức sản xuất
    d. Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người

    Câu 60. Lực lượng sản xuất bao gồm:

    a. Tư liệu sản xuất và người lao động
    b. Tư liệu sinh hoạt và người lao động
    c. Con người và các quan hệ sản xuất
    d. Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng của con người

    ……

    Đáp án câu trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12

    1D 2A 3A 4D 5B 6D
    7D 8C 9A 10C 11A 12A
    13B 14B 15A 16B 17A 18B
    19C 20A 21D 22D 23B 24C
    25D 26A 27C 28A 29A 30A
    31D 32B 33A 34A 35A 36A
    37A 38D 39A 40C 41A 42C
    43C 44C 45A 46A 47B 48C

    …….

    Mời các bạn 300 câu trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 12 để tham khảo

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *