Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Chân trời sáng tạo giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm tập huấn thay sách giáo khoa lớp 3 môn TNXH năm 2022 – 2023.
Bạn đang đọc: Đáp án trắc nghiệm tập huấn môn Tự nhiên và xã hội 3 sách Chân trời sáng tạo
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm đáp án môn Toán, Tiếng Việt sách Kết nối tri thức với cuộc sống để có thêm kinh nghiệm hoàn thiện khóa tập huấn thay sách giáo khoa mới của mình. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn nhé:
Đáp án tập huấn SGK Tự nhiên và xã hội sách Chân trời sáng tạo
Câu 1: SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) được viết dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?
A. Đảm bảo tính khoa học, tính đồng tâm, tính tích hợp tính thực tiễn và phát triển năng lực.
B. Đảm bảo tính khoa học và xã hội hoá.
C. Đảm bảo tập trung phát triển năng lực khoa học.
D. Đảm bảo tính khoa học và phù hợp với học sinh ở một khu vực vùng miền nhất định.
Câu 2: Cấu trúc bài học SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) có điểm gì khác so với sách Tự nhiên và Xã hội 1,2?
A. Xuất hiện dạng bài ôn tập cuối mỗi chủ đề.
B. Xuất hiện bài đọc thêm và tăng cường các dạng bài thực hành, trải nghiệm.
C. Xuất hiện Bảng tra cứu thuật ngữ cuối cuốn sách.
D. Xuất hiện thông tin bổ sung, mở rộng
Câu 3. Trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo), tính tích hợp liên môn được thể hiện ở:
A. Nội dung giáo dục kĩ năng sống
B. Từ khoá cuối bài
C. Cấu trúc và nội dung các bài học
D. Sự lặp lại và nâng cao dần của các chủ đề.
Câu 4. Các bài học trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3 được chia thành mấy nhóm dạng bài cơ bản:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 5. Mục đích cơ bản của dạng bài Thực hành, trải nghiệm trong sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 3 là gì?
A. Bổ sung thêm kiến thức mới cho học sinh.
B. Củng cố, ôn tập kiến thức, kĩ năng của cả chủ đề
C. Hình thành năng lực nhận thức, năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội xung quanh.
D. Tăng cường vốn sống, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
6. Khi dạy các bài học trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo), giáo viên nên lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học theo các định hướng cơ bản nào?
A. Tăng cường tổ chức cho học sinh được quan sát tranh ảnh trong SGK.
B. Tổ chức cho học sinh được tương tác nhiều hơn với sách giáo khoa để đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tự nhiên và Xã hội.
C. Tuân thủ đúng quy trình tổ chức và các hoạt động học tập được thể hiện trong SGK.
D. Lựa chọn và phối hợp sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau theo hướng tương tác, trải nghiệm, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của từng trường, địa phương.
Câu 7. Ngoài phần mở đầu và phần kết bài học, phần nội dung chính trong cấu trúc một bài học của SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời sáng tạo) bao gồm:
A. Yêu cầu cần đạt và hoạt động khởi động
B. Hoạt động phát triển NL nhận thức khoa học, năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên, XH xung quanh và hoạt động phát triển NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
C. Từ khoá cuối bài
D. Nội dung Em cần biết
Câu 8. Khi sử dụng SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo), giáo viên có thể thay đổi nội dung các hoạt động dạy học trong một bài hoặc thứ tự các bài học trong một chủ đề được không? Vì sao?
A. Không, vì sẽ ảnh hưởng đến logic tiến trình phát triển năng lực khoa học cho học sinh trong các bài học.
B. Không, vì nội dung sách giáo khoa là pháp lệnh cần phải theo.
C. Được, vì sách giáo khoa được biên soạn theo hướng mở.
D. Không, vì các hoạt động trong bài học của SGK đã được biên soạn phù hợp với mọi đối tượng học sinh.
Câu 9. Giáo viên có thể đưa ra phần nội dung Em cần biết trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 (bộ sách Chân trời Sáng tạo) vào lúc nào trong bài học?
A. Sau hoạt động Hình thành, phát triển NL nhận thức, tìm hiểu.
B. Linh hoạt tuỳ bài học, có thể sau hoạt động Hình thành, phát triển NL nhận thức, tìm hiểu hoặc sau hoạt động Hình thành, phát triển NL vận dụng KT, KN đã học.
C. Sau hoạt động Hình thành, phát triển NL vận dụng KT, KN đã học.
D. Sau phần Từ khoá của bài học.
Câu 10. Các nhóm hoạt động cơ bản của dạng bài thực hành, trải nghiệm trong SGK Tự nhiên và Xã hội 3 là:
A. Hoạt động quan sát; hoạt động thực hành.
B. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động quan sát, trải nghiệm; Hoạt động báo cáo, tổng kết.
C. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động phân công nhiệm vụ; Hoạt động quan sát, trải nghiệm; Hoạt động báo cáo, tổng kết.
D. Hoạt động chuẩn bị; Hoạt động phân công nhiệm vụ; Hoạt động quan sát, trải nghiệm.