Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

Soạn bài Lá phổi xanh Tiếng Việt 2 Cánh diều tập 2 giúp các em chuẩn bị trước các câu hỏi phần đọc, luyện tập, cũng như hiểu hơn được ý nghĩa của bài học Tiếng vườn và Cây xanh với con người trang 22, 23, 24, 25.

Bạn đang đọc: Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

Soạn Tiếng Việt lớp 2 trang 22, 23, 24, 25 Cánh Diều trước khi đến lớp giúp các em sẽ biết được kiến thức hôm sau ở trên lớp sẽ học gì, hiểu sơ qua về nội dung học. Khi giáo viên ở trên lớp giảng tới bài đó, các em sẽ củng cố và nắm vững kiến thức hơn so với những bạn chưa soạn bài. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Lá phổi xanh sách Cánh diều, mời các bạn cùng tham khảo tại đây.

Soạn bài Lá phổi xanh sách Cánh diều tập 2

    Soạn bài Lá phổi xanh phần Chia sẻ

    Câu 1

    Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây:

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    Trả lời:

    (1) Cây bàng

    (2) Cây cải bắp

    (3) Cây hoa hồng

    (4) Cây cam

    (5) Cây ngô (cắp)

    (6) cây lúa

    (7) Cây thông

    Câu 2 

    Xếp tên mỗi loài cây nói trên vào nhóm thích hợp:

    a) Cây lương thực, thực phẩm. Mẫu: cây cải bắp

    b) Cây ăn quả

    c) Cây lấy gỗ

    d) Cây lấy bóng mát

    e) Cây hoa

    Trả lời:

    a) Cây lương thực, thực phẩm:cây lúa, cây ngô (bắp)

    b) Cây ăn quả: cây cam

    c) Cây lấy gỗ: cây thông

    d) Cây lấy bóng mát: cây bàng

    e) Cây hoa: cây hoa hồng

    Soạn bài đọc 1: Tiếng vườn trang 22

    Bài đọc 1

    TIẾNG VƯỜN

    1. Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.

    2. Trong vườn, cây muỗm khoe chùm hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài trắng một màu trắng tinh khôi, hương thơm ngọt ngào. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng lại có những tua nhị vàng như những bông thuỷ tiên thu nhỏ.

    3. Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh, vậy mà hơi xuân vừa chớm đến, trên những cành cây khô ấy bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.

    4. Trong những tán lá cây vườn, chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa ở vườn này đã bay sang vườn khác

    Theo Ngô Văn Phú

    Chú thích và giải nghĩa:

    – Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn.

    – Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.

    – Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp.

    Đọc hiểu

    Câu 1.

    Trong vườn có những cây nào nở hoa?

    Gợi ý đáp án:

    Trong vườn, những loài cây nở hoa: cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, hoa thủy tiên, hoa xoan.

    Câu 2

    Có những con vật nào bay đến vườn cây?

    Gợi ý đáp án:

    Những con vật bay đến vườn cây: chim vành khuyên, ong mật, chào mào.

    Câu 3

    Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn cây. Chọn ý đúng nhất:

    a. Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.

    b. Tiếng hót của các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.

    c. Cả hai ý trên.

    Gợi ý đáp án:

    Ý đúng nhất là:

    c. Cả hai ý trên.

    Luyện tập

    Câu 1

    Trả lời các câu hỏi:

    a. Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?

    b. Khi nào những cành xoan nảy lộc?

    Gợi ý đáp án:

    a. Mùa xuân hoa bưởi đua nhau nở rộ.

    b. Mùa xuân những cành xoan đua nhau nảy lộc.

    Câu 2

    Những từ ngữ sau: bao giờ, mùa nào, mùa xuân, tháng Hai, tháng mấy, hôm qua

    a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào?

    b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào?

    Gợi ý đáp án:

    a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.

    b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.

    Bài viết 1

    Câu 1. Nghe – viết: Tiếng vườn (từ ” Trong vườn… đến …. đua nhau nở rộ”)

    Câu 2. Tìm chữ hoặc vần phù hợp với ô trống rồi giải câu đố:

    Gợi ý đáp án:

    a. Mỏ dài lông biếc
    Trên cành lặng yên
    Bỗng vụt như tên
    Chao mình bắt cá.

    (Là con gì?)

    => Là con chim bói cá.

    b. Móng chân như guốc
    Ụt ịt suốt ngày
    No bụng ngủ ngay
    Đói la eng éc.

    (Là con gì?)

    => Là con lợn.

    Câu 3. Tìm tên:

    a. 3 loại cây, quả

    – Có tiếng bắt đầu bằng ch

    – Có tiếng bắt đầu bằng tr:

    b. 3 vật, con vật hoặc hoạt động:

    – Có tiếng chứa vần uốc

    – Có tiếng chứa vần uốt

    Gợi ý đáp án:

    a. 3 loại cây, quả

    – Có tiếng bắt đầu bằng ch: chanh, chè, chuối.

    – Có tiếng bắt đầu bằng tr: tre, trúc, trứng

    b. 3 vật, con vật hoặc hoạt động:

    – Có tiếng chứa vần uốc: ngọn đuốc, cuốc ruộng, đôi guốc

    – Có tiếng chứa vần uốt: tuốt lúa, vuốt tóc, chuột,

    Câu 4. Tập viết

    a. Chữ hoa: R

    b. Viết ứng dụng: Ríu rít tiếng chim, trong vườn.

    Soạn bài đọc 2: Cây xanh với con người trang 25

    CÂY XANH VỚI CON NGƯỜI

    1. Con người không thể sống thiếu cây xanh. Lúa, ngô, khoai, sắn,… nuôi sống ta. Các loại rau là thức ăn hằng ngày của ta. Chuối, cam, bưởi, khế,… cho ta trái ngọt.

    Cây xanh là bộ máy lọc không khí, làm lợi cho sức khoẻ con người. Ở đâu có nhiều cây Xanh, ở đó có không khí trong lành.
    Rễ cây hút nước rất tốt. Vào mùa mưa bão, cây có thể giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất do nước chảy mạnh.

    Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ để làm nhà cửa, giường tủ, bàn ghế,… Những hàng cây xanh và vườn hoa còn làm đẹp đường phố, xóm làng.

    2. Cây xanh có nhiều ích lợi như vậy nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc cây và trồng cây. Người Việt Nam có phong tục Tết trồng cây. Phong tục tốt đẹp này bắt nguồn từ lời kêu gọi ngày 28-11-1959 của Bác Hồ:

    “Mùa xuân là Tết trồng cây
    Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.

    Trung Đức

    Chú thích và giải nghĩa:

    – Phong tục: thói quen đã có từ lâu được mọi người tin và làm theo.

    – Tết trồng cây: phong tục trồng cây vào những ngày đầu xuân.

    -Bắt nguồn: được bắt đầu, được sinh ra.

    Đọc hiểu

    Câu 1. Mỗi ý trong đoạn 1 nêu một lợi ích của cây xanh. Đó là lợi ích gì?

    Gợi ý đáp án:

    Các lợi ích của cây:

    • Lúa, ngô, khoai, sắn,… nuôi sống ta.
    • Các loại rau là thức ăn hằng ngày.
    • Các loại quả cho ta trái ngọt.
    • Cây xanh lọc không khí, có lợi cho sức khỏe con người.
    • Vào mùa mưa, cây có thể giúp giữ nước, hạn chế lũ lụt, lở đất.
    • Cây xanh che bóng mát, cung cấp gỗ.
    • Cây hoa làm đẹp đường phố, xóm làng.

    Câu 2. Vì sao phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng thêm cây xanh?

    Cây xanh có nhiều ích lợi nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng cây.

    Câu 3. Phong tục Tế trồng cây ở nước ta có từ bao giờ?

    Cây xanh có nhiều ích lợi nên chúng ta phải thường xuyên bảo vệ, chăm sóc và trồng cây.

    Luyện tập

    Câu 1. Hỏi đáp với bạn theo mẫu:

    – Nhà bạn trồng cây cam này từ….? (bao giờ, khi nào)

    -Nhà mình trồng cây cam này từ…. (năm ngoái, tháng trước,….)

    Gợi ý đáp án:

    • Nhà bạn trồng cây chanh này từ bao giờ?
    • Nhà tớ trồng cây chanh từ năm ngoái.
    • Nhà bạn trồng cây hoa hồng này từ bao giờ?
    • Nhà tớ trồng cây hoa hồng từ tháng trước.

    Câu 2. Em sẽ nói thế nào

    a. Nếu nhìn thấy cây cam đã có quả?

    b. Nếu nhìn thấy cây cam mới ra hoa, chưa có quả?

    Gợi ý đáp án:

    a. Cây cam đã có quả từ bao giờ?

    b. Cây cam này mới ra hoa thì bao giờ có quả?

    Trao đổi

    Câu 1

    Quan sát tranh ảnh cây (hoa, quả):

    a) Mang đến lớp tranh (ảnh) một cây xanh (một loài hoa, quả) em yêu thích.

    b) Ghi lại những điều em quan sát được.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    c) Nói lại với các bạn kết quả quan sát tranh (ảnh).

    Gợi ý:

    – Đó là tranh (ảnh) loài cây (hoa, quả) nào? Mẫu: Cây hoa sen

    – Trong ảnh, cây hoa trông như thế nào? Mẫu:

    • Cây hoa mọc trên đầm nước
    • Lá xanh, cánh hồng, nhụy vàng

    – Tình cảm của em với tranh (ảnh) đó thế nào? Mẫu: Em rất thích bức ảnh. Bức ảnh làm em thêm yêu hoa sen.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)Câu 2

    Chuẩn bị cho hoạt động Góc sáng tạo tuần tới: Hạt đỗ nảy mầm.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    1) Chọn khoảng 10 hạt đỗ xanh (đậu xanh) hoặc đỗ đen (đậu đen).

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    2) Ngâm hạt trong nước khoảng 8 tiếng.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    3) Vùi hạt dưới đất mịn, sâu khoảng 2 đốt ngón tay của em.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    4) Hai ngày một lần, em tưới nước cho đất ẩm và đợi hạt nảy mầm.

    Soạn bài Lá phổi xanh (trang 21)

    5) Hằng ngày, em quan sát và ghi lại: Mầm nhô lên khi nào? Mầm màu gì, có mấy lá?…

    Bài viết 2

    Câu 1. Hãy lập thời gian biểu một ngày đi học của em.

    Gợi ý đáp án:

    Thời gian biểu:

    Buổi sáng:

    • 7h: bắt đầu đi học
    • 7h – 7h15: vệ sinh lớp học và chuẩn bị sách vở.
    • 7h 15- 7h30: truy bài
    • 7h 30 – 11h: học các môn theo thời khóa biểu

    Buổi trưa:

    • 11h – 11h30: ăn trưa
    • 11h30 – 12h: vệ sinh cá nhân
    • 12h – 13h: ngủ trưa

    Buổi chiều:

    • 13h – 13h15: chuẩn bị vào truy bài.
    • 13h15- 13h30: truy bài
    • 13h30- 17h: học theo thời khóa biểu.
    • 17h: tan học.

    Câu 2. Trao đổi với các bạn về thời gian biểu của em.

    Thời gian Việc làm
    – 5:00 – Thức dậy, tập thể dục.
    – 6:00 – Vệ sinh cá nhân
    – 6:10 – Ăn sáng
    – 6:30 – Đi học
    – 7:00-11:00 – Học buổi sáng
    – 11:10 – Ăn trưa
    – 12:00 – Ngủ trưa
    – 14:00 – Dậy đi học buổi chiềua
    – 16:00 – Đi đá bóng
    – 18:00 – Về nhà vệ sinh cá nhân
    – 18:30 – Ăn tối
    – 19:00 – Rửa bát
    – 19:30 – Học bài
    – 21:00 – Nghỉ xem ti vi
    – 22:00 – Soạn lại bài vở
    – 23:00 – Đi ngủ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *