Soạn bài Con đường làng trang 18

Soạn bài Con đường làng trang 18

Soạn bài Con đường làng giúp các em học sinh lớp 2 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong SGK Tiếng Việt 2 tập 1 Chân trời sáng tạo trang 18, 19, 20.

Bạn đang đọc: Soạn bài Con đường làng trang 18

Nhờ đó, các em biết cách viết chữ hoa R, từ chỉ sự vật, dấu phẩy. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Con đường làng – Tuần 20 của Bài 3 chủ đề Nơi chốn thân quen theo chương trình mới. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Soạn bài Con đường làng Chân trời sáng tạo

    Soạn bài phần Khởi động – Bài 3: Con đường làng

    Chia sẻ với bạn về con đường quen thuộc theo gợi ý:

    Soạn bài Con đường làng trang 18

    Gợi ý trả lời:

    Chia sẻ với bạn em về con đường quen thuộc: Đó là con đường làng. Nó chẳng mang tên một vị anh hùng hay một nhà thơ, nhà văn nổi tiếng nào như những con đường trên thành phố, nó đơn giản chỉ là con đường làng. Con đường mang trong mình nét đẹp riêng mà bạn không thể bắt gặp được ở đâu khác. Đó là con đường đất lầy lội những ngày mưa gió, trải đầy rơm vàng trong những ngày mùa hay hình ảnh những đứa trẻ nô đùa trên con đường làng,…

    Soạn bài phần Khám phá và luyện tập – Bài 3: Con đường làng

    Câu 1

    Đọc: Con đường làng

    Con đường làng

    Con đường rợp bóng tre
    Uốn mình trong nắng hạ
    Tiếng chim rơi ngọt quá!
    Khẽ động cọng rơm vàng.

    Buổi sớm sương mơ màng
    Mắt long lanh ngọn cỏ
    Buổi trưa thơm cánh gió
    Nâng bước em tới trường.

    Buổi chiều tím hoàng hôn
    Đàn trâu về lững thững
    Bóng trăng tròn lừng lựng
    Vắt vẻo ngọn tre già…

    Ai một lần đi xa
    Con đường cong nỗi nhớ
    Lòng luôn thầm nhắc nhở
    Con đường làng thiết tha.

    Nguyễn Lãm Thắng

    • Lững thững: gợi tả dáng đi thong thả, chậm rãi từng bước một.

    • Vắt vẻo: ở trên cao nhưng không có chỗ dựa vững chắc.

    1. Vào mỗi buổi trong ngày, con đường làng có gì đẹp?

    2. Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi nào nhất? Vì sao?

    3. Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ nào có vần giống nhau?

    4. Câu thơ nào thể hiện tình cảm của tác giả với con đường làng?

    Gợi ý trả lời:

    1. Con đường làng vào mỗi buổi trong ngày đều mang một nét đẹp riêng: buổi sáng thì sương sớm mơ màng, buổi trưa thì gió thổi và buổi chiều hoàng hôn màu tím.

    2. Em thích con đường làng trong bài thơ vào buổi chiều nhất. Vì có cảnh hoàng hôn màu tím, khi tất cả mọi hoạt động trong ngày kết thúc vào lúc đó, đàn trâu lững thững về, người dân cũng nghỉ chân sau một ngày vất vả,…

    3. Trong khổ thơ thứ ba, tiếng cuối các dòng thơ có vần giống nhau là vần ưng

    4. Câu thơ trong bài thể hiện tình cảm của tác giả đối với con đường làng là: Con đường làng thân thiết.

    Con đường mong ước

    Cùng bạn hoàn thành các câu sau:

    • Mình thích con đường có……
    • Theo mình, con đường đẹp là….
    • Mình mong con đường mình đi học sẽ….

    Trả lời:

    • Mình thích con đường có nhiều cây xanh.
    • Theo mình, con đường đẹp là con đường có nhiều cây tỏa bóng mát.
    • Mình mong con đường mình đi học sẽ thoáng mát.

    Câu 2

    Viết: Rừng vành biển bạc.

    Soạn bài Con đường làng trang 18

    Gợi ý trả lời:

    – Cấu tạo: gồm nét móc ngược trái, nét cong trái, nét cong phải, nét thắt và nét móc ngược phải.

    – Cách viết:

    • Đặt bút phía dưới ĐK ngang 4, trước ĐK dọc 3, viết một nét móc ngược trái cách bên phải ĐK dọc 2 một li, hơi lượn vòng khi bắt đầu và dùng bút dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 2.
    • Lia bút đến điểm giao nhau giữa ĐK ngang 3 và ĐK dọc 2, viết nét cong trái liền mạch với nét cong phải, nét thắt, nét móc ngược phải và dừng bút phía dưới ĐK ngang 2, trước ĐK dọc 4.

    Lưu ý: Lưng của nét cong trái tiếp xúc với ĐK dọc 1. Lưng của nét cong phải (trên nét thắt) tiếp xúc với ĐK dọc 3. Nét thắt nằm phía trên ĐK ngang 2 và cắt ngang nét móc ngược trái.

    Câu 3

    Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

    a. Tìm từ ngữ chỉ cây cối trong đoạn thơ sau:

    Cái na đã tỉnh giấc rồi
    Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao?
    Chị tre chải tóc bên ao
    Nàng may áo trắng ghé vào soi gương.

    Trần Đăng Khoa

    b. Tìm thêm 3 -5 từ ngữ chỉ cây cối.

    Gợi ý trả lời:

    a. Các từ ngữ chỉ cây cối trong đoạn thơ là: Cái na, đàn chuối, chị tre.

    b. Các từ ngữ chỉ cây cối khác là: cây quất, cây đào, cây mai,…

    Câu 4

    Thực hiện các yêu cầu dưới đây:

    Soạn bài Con đường làng trang 18

    a. Đoạn văn có mấy câu?

    b. Câu nào có dấu phẩy?

    c. Trong mỗi câu dưới đây có thể đặt dấu phẩy vào những vị trí nào?

    • Xoài thanh ca xoài tượng cát đều ngon.
    • Vườn nhà ngoại trồng cây thuốc cây cảnh cây ăn trái.

    Gợi ý trả lời:

    a. Đoạn văn có 3 câu.

    b. Câu thứ ba trong đoạn có dấu phẩy.

    c. Đặt dấu phẩy vào vị trí sau:

    • Xoài thanh ca, xoài tượng, xoài cát đều ngon.
    • Vườn nhà ngoại trồng cây thuốc, cây cảnh, cây ăn trái.

    Soạn bài phần Vận dụng – Bài 3: Con đường làng

    Đóng vai hướng dẫn viên, giới thiệu về con đường nơi em ở theo gợi ý sau:

    Soạn bài Con đường làng trang 18

    Gợi ý trả lời:

    Con đường nơi em ở được đặt tên là Nguyễn Huy Tưởng. Hai bên đường là những hàng cây hoa sữa thơm ngào ngạt. Con đường không được rộng cho lắm vì là con đường trong khu dân cư, chủ yếu cho người dân đi lại. Bên cạnh đó, con đường cũng có rất nhiều hàng quán như phở, trà sữa,…

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *