Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (2 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (2 mẫu)

Tài liệu Bài văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn, được Download.vn giới thiệu đến các bạn học sinh.

Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (2 mẫu)

Văn mẫu lớp 7: Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn (2 mẫu)

Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Mong rằng với 2 mẫu dàn ý, các bạn học sinh lớp 7 sẽ biết cách lập dàn ý cho bài văn của mình. Mời tham khảo ngay sau đây.

Dàn ý giải thích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

    Dàn ý giải thích bài Công cha như núi Thái Sơn – Mẫu 1

    1. Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu bài ca dao:

    “Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

    2. Thân bài

    a. Giải thích bài ca dao:

    – Hai câu thơ đầu:

    • “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao, đồ sộ vững chãi nhất ở Trung Quốc.
    • “Nước trong nguồn” là dòng nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn.

    – “Một lòng thờ mẹ kính cha/Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”: Lời nhắc nhở con người cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ, giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

    => Tình cha nghĩa mẹ to lớn không gì có thể thay thế bằng, cho dù đó là thiên nhiên kỳ vĩ. Từ đó, ông cha ta khuyên mỗi người chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp cho cha mẹ.

    b. Ý nghĩa bài ca dao:

    – Công lao của cha mẹ:

    • Cha mẹ có ơn sinh thành, chăm sóc và nuôi lớn mỗi người.
    • Cha mẹ bảo vệ, che chở và dạy dỗ con nên người.
    • Cha mẹ còn là điểm tựa tinh thần vững chắc cho mỗi đứa con.

    – Đạo làm con:

    • Phải lễ phép, kính trọng cha mẹ.
    • Cố gắng học tập thật tốt, trở thành người có ích.
    • Yêu thương, giúp đỡ cha mẹ…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại giá trị của bài ca dao.

    Dàn ý giải thích bài Công cha như núi Thái Sơn – Mẫu 2

    1. Mở bài

    Giới thiệu về bài ca dao:

    “Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

    2. Thân bài

    a. Giải thích

    – Hai câu đầu sử dụng biện pháp tu từ so sánh – “công cha, nghĩa mẹ” với “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”:

    • “núi Thái Sơn” là một ngọn núi rất hùng vĩ của Trung Quốc.
    • “nước trong nguồn” là dòng nước tinh ở đầu nguồn, thường tinh khiết và mát lành nhất.

    – “Công cha, nghĩa mẹ” là những khái niệm trừu tượng, được so sánh với sự vật cụ thể để thấy được công lao to lớn của cha mẹ.

    – Hai câu sau nhắc nhở con cái cần phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ và giữ trọn chữ “hiếu” mới phải đạo con.

    b. Dẫn chứng

    – Cha mẹ không chỉ ban cho chúng ta sinh mệnh. Mà họ còn nuôi dưỡng, chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. Trong suốt quá trình trưởng thành, con người luôn có cha mẹ ở bên.

    – Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày cho đến khi sinh con ra lại lo lắng cho con từ miếng ăn, giấc ngủ.

    – Người cha bảo vệ con trước những cám dỗ của cuộc đời, dạy dỗ con cách sống, cách làm người sao cho đúng đắn.

    – Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay cả khi đứa con đã khôn lớn thì cha mẹ vẫn không hết lo lắng, yêu thương.

    c. Liên hệ bản thân

    • Con cái phải biết yêu thương, kính trọng cha mẹ.
    • Những hành động nhỏ bé như: lễ phép với cha mẹ, giúp đỡ việc nhà, chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức…

    3. Kết bài

    Khẳng định lại bài học được gửi gắm qua câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *