Soạn Tiếng Việt 3: Bác sĩ Y-éc-xanh giúp các em học sinh lớp 3 nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc, tự đọc sách báo, nói và nghe của bài đọc 5 Bài 18: Bạn bè bốn phương – Chủ đề Ngôi nhà chung SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Cánh diều trang 109, 110, 111
Bạn đang đọc: Soạn bài Bác sĩ Y-éc-xanh (trang 109)
Qua đó, còn giúp các em kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em tải miễn phí bài viết dưới đây của Download.vn:
Soạn bài Bác sĩ Y-éc-xanh sách Cánh diều
Soạn bài phần Đọc: Bác sĩ Y-éc-xanh
Đọc hiểu
Câu 1: Vì sao bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh?
Trả lời:
Bà khách ước ao được gặp bác sĩ Y-éc-xanh vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò. Bà muốn biết điều gì khiến ông chọn cuộc sống nơi góc biển chân trời này để nghiên cứu những bệnh nhiệt đới.
Câu 2: Bà khách có ấn tượng về bác sĩ Y-éc-xanh như thế nào?
Trả lời:
Bà khách có ấn tượng về bác sĩ Y-éc-xanh là: Y-éc-xanh quả thật khác xa với nhà bác học trong trí tưởng tượng của bà. Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Câu 3: Lòng yêu nước của bác sĩ y-éc-xanh thể hiện ở những câu nói nào?
Trả lời:
Lòng yêu nước của bác sĩ y-éc-xanh thể hiện ở những câu nói là: Tôi là người Pháp. Mãi mãi tôi là dân nước Pháp. Người ta không thể nào sống thiếu Tổ quốc.
Câu 4: Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên điều gì?
– Tìm đọc thêm thông tin về bác sĩ Y-éc-xanh
Trả lời:
Tâm sự của bác sĩ Y-éc-xanh về việc ông ở lại Việt Nam nói lên tình yêu thương cao cả của ông dành cho con người, sự hi sinh của ông để cống hiến cho y học.
Luyện tập
Câu 1: Tìm trong bài đọc một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích.
Trả lời:
Một dấu hai chấm dùng để báo hiệu phần giải thích trong bài đọc:
Tuy nhiên, tôi với bà đều sống chung trong một ngôi nhà: Trái Đất.
Câu 2: Viết tiếp vào vở các câu sau, sử dụng dấu hai chấm để báo hiệu phần giải thích:
a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh …
b) Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng …
Trả lời:
a) Có hai lí do khiến bà khách ao ước được gặp bác sĩ Y-éc-xanh: vì ngưỡng mộ người đã tìm ra vi trùng dịch hạch, phần vì tò mò.
b) Nhà bác học thật khác với những gì bà tưởng tượng: Trong bộ quần áo ka ki sờn cũ không là ủi, trông ông như một khách đi tàu ngồi toa hạng ba. Chỉ có đôi mắt đầy bí ẩn của ông làm bà chú ý.
Soạn bài phần Viết: Em kể chuyện
Chọn 1 trong 2 đề sau:
1. Kể lại câu chuyện Sự tích cây lúa, từ đoạn tốp thợ săn gặp các vị thần núi đến hết.
2. Kể chuyện em và các bạn đóng vai, thực hành giao lưu với các bạn Lúc-xăm-bua.
Trả lời:
1. Em nhớ lại câu chuyện cô giáo đã kể để kể lại.
2. Em đã được vinh dự theo đoàn cán bộ Việt Nam đến thăm một trường tiểu học ở Lúc-xăm-bua. Cô giáo hiệu trưởng đã mời đoàn vào thăm lớp 6A. Mọi người trong đoàn và cả em đã cảm thấy vô cùng bất ngờ khi các bạn học sinh trong lớp tự giới thiệu tên của mình bằng tiếng Việt: “Em là Mô-ni-ca”, “Em là Giét-xi-ca”… Sau đó, các bạn đã hát tặng mọi người bài hát “Kìa con bướm vàng”, giới thiệu những đồ vật đã sưu tầm được: đàn tơ-rưng, nón lá, tranh cây dừa, ảnh xích lô… Đặc biệt nhất là bức tranh vẽ Quốc kỳ Việt Nam và lời hô vang: “Việt Nam, Hồ Chí Minh” khiến em cảm thấy được tình yêu của các bạn học sinh.
Sau đó, cô giáo của các bạn học sinh lớp 6A đã giải thích rằng cô từng sống ở Việt Nam hai năm. Cô rất yêu thích đất nước Việt Nam nên đã dạy cho học sinh của mình nói tiếng Việt, kể những điều tốt đẹp về con người và đất nước Việt Nam. Các bạn học sinh còn tìm hiểu về Việt Nam qua in-tơ-nét. Khi đến giờ giao lưu, các bạn học sinh đã đặt cho các thầy cô trong đoàn rất nhiều câu hỏi. Nào là “Học sinh Việt Nam học những môn gì”. Nào là “Trẻ em Việt Nam thích những bài hát nào?”. Hay cả “Ở Việt Nam, trẻ em thích chơi những trò gì”.
Đến lúc chia tay, mọi người đều tiếc nuối. Dưới làn tuyết trắng bay mù mịt, các bạn đứng vẫy tay và nhìn theo đoàn xe đi xa rồi khuất hẳn.