Văn bản Cõi lá của Đỗ Phấn sẽ được hướng dẫn tìm hiểu trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 11.
Bạn đang đọc: Soạn bài Cõi lá Chân trời sáng tạo
Hôm nay, Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Cõi lá. Mời các bạn học sinh cùng tham khảo ngay sau đây để có thêm những kiến thức hữu ích khi tìm hiểu về tác phẩm.
Soạn văn 11: Cõi lá
Soạn bài Cõi lá
Trước khi đọc
Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mang đến cho thiên nhiên những cảnh sắc rất đặc trưng. Hãy nêu những dấu hiệu biến đổi của thiên nhiên khi thời tiết chuyển mùa mà bạn có ấn tượng sâu sắc.
Gợi ý: Từ mùa hè sang mùa thu, bầu trời trong xanh và cao hơn. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu hơn. Vạn vật cũng trở nên chậm chạp, lười biếng hơn.
Đọc văn bản
Câu 1. Bạn hiểu thế nào về từ “òa thức”?
Bỗng nhiên thức dậy, có phần bất ngờ.
Câu 2. Cõi lá làm nổi bật đặc trưng gì của cảnh sắc Hà Nội?
Cõi là làm nổi bật vẻ đẹp của mùa lá rụng ở Hà Nội khi thiên nhiên vào lúc giao mùa.
Sau khi đọc
Câu 1. Xác định bố cục của văn bản và cho biết bố cục ấy đã thể hiện đặc điểm nào của thể loại.
– Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “xôn xao lá cành”: Cảm xúc vỡ òa khi nhận ra mùa xuân đã tới.
- Phần 2. Tiếp đến “quyến rũ từng bước chân người: Đặc điểm chi tiết từng loại lá, cây chuyển sắc theo mùa.
- Phần 3. Còn lại: Niềm rung cảm khi đi trong “cõi lá mùa xuân của thành phố”.
– Bố cục đã thể hiện đặc điểm của thể loại tản văn: Kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình, miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên…
Câu 2. Bạn hiểu thế nào là “cõi lá”? Qua “cõi lá” ấy, tác giả đã phát hiện ra điều gì và mối liên hệ giữa cây, lá với con người?
– Có thể hiểu “cõi lá” là xứ sở, thế giới của các loại lá. Cõi lá được miêu tả với nhiều tầng bậc ý nghĩa:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên: Lá bồ đề như khoảng trời trong veo, ngọt ngào như mật chảy tháng giêng; lá của những cây sấu cổ thụ, lá bằng lăng, lá bàng đỏ chói…
- “Cõi lá” cũng như “cõi người”, “cõi nhân sinh”. Ẩn hiện trong lá là gương mặt người: “Những đứa trẻ tan trường…”; Tình yêu của người Hà Nội: “Những người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua phố đông chật chội…”; là “cõi nhớ” của người Hà Nội, khi xa Hà Nội, nhớ về Hà Nội…
– Qua cõi lá ấy, tác giả đã phát hiện ra thế giới của con người và cõi lá hòa quyện, gắn bó với nhau.
Câu 3. Phân tích một vài đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận hoặc miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người và làm rõ tác dụng của sự kết hợp ấy trong văn bản.
– Đoạn văn có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình/nghị luận:
- Nhìn chung thì vòng đời… chộn rộn cơm áo này
- Những tưởng vô duyên… quyến rũ bước chân người
=> Thể hiện những suy tư, cảm xúc của tác giả,…
– Đoạn văn có sự kết hợp miêu tả thiên nhiên với miêu tả con người:
- Chín cây bồ đề… bước ra từ lá
- Miên man trong cõi lá… như thế
=> Bức tranh như có hồn, sống động. Thiên nhiên gần gũi với con người, con người hòa quyện với thiên nhiên.
Câu 4. Xác định chủ đề, đánh giá ý nghĩa thông điệp của văn bản.
- Chủ đề: cảm xúc của tác giả về cảnh sắc thiên nhiên Hà Nội gắn với từng mùa cây thay lá trong hiện tại và kí ức.
- Đánh giá ý nghĩa thông điệp: sự sống con người luôn gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên; thiên nhiên không chỉ làm đẹp mà còn giúp tâm hồn con người trở nên phong phú, cân bằng, tươi mới; nhắc nhở về ý thức bảo vệ thiên nhiên;…
Câu 5. Chỉ ra một vài biểu hiện của nét đẹp văn hóa được thể hiện trong văn bản.
- Con người sống gần gũi, yêu mến thiên nhiên.
- Thiên nhiên làm cuộc sống thêm tươi đẹp, lãng mạn hơn.
- Thiên nhiên lưu giữ kí ức về quê hương, đất nước.
Câu 6. Qua việc đọc tản văn Cõi lá, bạn hãy nêu một số lưu ý khi đọc hiểu các văn bản thuộc thể loại này.
- Khả năng quan sát, xâu chuỗi sự việc, hiện tượng nhỏ nhặt, rời rạc để hướng tới thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Cách nhìn, cách cảm về thế giới, con người giàu tính sáng tạo và thẩm mĩ.
- Ngôn ngữ của tản văn giàu sức gợi, chất thơ.
- Yếu tố tự sự và trữ tình luôn đan xen, hòa quyện…