Địa lí 11 Bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Địa lí 11 Bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Giải bài tập SGK Địa lí 11 Chân trời sáng tạo trang 131 giúp các em học sinh lớp 11 xem gợi ý giải các câu hỏi phần hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản.

Bạn đang đọc: Địa lí 11 Bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

Giải Địa lí 11 bài 24 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được tình hình phát triển kinh tế đối ngoại ở Nhật Bản. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 11 Chân trời sáng tạo.

Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

    I. NỘI DUNG

    1. Vẽ biểu đồ:

    Dựa vào bảng 24 và kiến thức đã học, hãy:

    Địa lí 11 Bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

    – Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2020.

    – Nhận xét sự thay đổi về cơ cấu trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, cán cân thương mại của Nhật Bản, giai đoạn 2000-2020.

    Bài làm

    Địa lí 11 Bài 24: Thực hành Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại Nhật Bản

    Nhận xét:

    – Xuất khẩu có sự tăng vào năm 2000- 2010 và giảm vào 2015 sau đó tăng vào 2020.

    – Nhập khẩu: Tăng vào 2000- 2015 và có xu hướng giảm vào 2020.

    – Cán cân thương mại: giảm 2000- 2005, tăng nhẹ vào 2010 và tiếp tục giảm cho đến 2020 là âm -0.8 tỉ USD.

    2. Viết báo cáo về hoạt động kinh tế đối ngoại

    Câu hỏi: Dựa vào bảng 24, thông tin tham khảo tại mục III và các nguồn tư liệu thu thập được, hãy viết báo cáo trình bày một số đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

    Bài làm

    Hoạt động

    Đặc điểm nổi bật

    Xuất khẩu

    Xuất khẩu các sản phẩm chế biến (cơ khí giao thông vận tải, cơ khí điện tử – thông tin…),…

    Nhập khẩu

    Nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp (lương thực, thực phẩm), nguyên liệu công nghiệp (gỗ, cao su, bông vải, khoáng sản…) và năng lượng (than, dầu mỏ).

    Bạn hàng thương mại

    Mở rộng.nhất là các nước đang phát triển (chiếm 52% tổng giá trị thương mại) chủ yếu Hoa Kì, EU, Ô-xtrây-lia..

    Các nước đang phát triển: chiếm trên 45% tổng giá trị thương mại, riêng các nước NIC chiếm 18%.

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

    Tranh thủ tài nguyên, sức lao động, tái sản xuất trong nước. Đang tăng nhanh.

    Viện trợ phát triển chính thức (ODA)

    Tích cực viện trợ góp phần cho sự phát triển kinh tế

    II. CHUẨN BỊ

    – Máy tính, bút, thước kẻ,..

    – Thu thập tư liệu từ internet, sách, báo, tạp chí,.. về các đặc điểm nổi bật trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản.

    – So sánh, chọn lọc tư liệu thu thập được nhằm phục vụ nội dung báo cáo.

    – Xây dựng đề cương báo cáo.

    Bài làm

    Đặc điểm khái quát về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản:

    – Đường lối đối ngoại:

    + Tích cực nhập khẩu công nghệ và kĩ thuật nước ngoài.

    + Chính sách tận dụng và khai thác triệt để thành tựu khoa học – kĩ thuật, ngunồ vốn đầu tư của Hoa Kỳ.

    Giá trị xuất và nhập khẩu đều tăng, trong đó xuất khẩu tăng nhanh hơn, đạt 1,96 lần so với 1,93 lần của nhập khẩu.

    Cán cân thương mại luôn dương, riêng năm 2004 giá trị xuất siêu cao nhất với 111,2 tỉ USD.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *