Soạn Sinh 9 Bài 56-57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Soạn Sinh 9 Bài 56-57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Giải Sinh 9 Bài 56-57 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương.

Bạn đang đọc: Soạn Sinh 9 Bài 56-57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Soạn Sinh 9 Bài 56-57: Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được kiến thức về tình hình môi trường của địa phương mình. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Sinh học 9.

Thực hành Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

I. Mục tiêu

  • Học sinh chỉ ra được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục.
  • Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường.

II. Chuẩn bị

  • Giấy bút
  • Kẻ sẵn các bảng theo mẫu trong bài vào giấy A4

III. Kiến thức lí thuyết

1. Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?

– Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu tình hình môi trường địa phương? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm là gì ?

IV. Cách tiến hành

1. Điều tra tình hình ô nhiễm môi trường

Bảng 56.1. Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm

Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh Hoạt động của con người trong môi trường

– Ánh sáng, đất, nước, không khí …

– Rác thải : bao nilon, hộp xốp, đất đá

– Thực vật : bàng, xà cừ, cỏ, chuối…

– Động vật : chó, mèo, lợn, gà, ruồi, muỗi …

– Vi sinh vật : virut, vi khuẩn, vi nấm …

– Con người

– Đun nấu

– Xả rác

– Đi lại bằng phương tiện cơ giới

– Xây dựng nhà cửa

– Chăn nuôi

– Sản xuất thủ công nghiệp

Bảng 56.2. Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm

Các tác nhân gây ô nhiễm Mức độ ô nhiễm Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục
Khí thải Rất ô nhiễm Đun nấu, hoạt động giao thông vận tải

– Thu gom và xử lý rác đúng cách, đổ rác đúng nơi quy định, tái sử dụng rác

– Tăng cường sử dụng năng lượng sạch thay thế cho xăng, dầu, ga…

– Tích cực vệ sinh nhà ở và nơi công cộng

– Bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý

– Trồng nhiều cây xanh

– Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường

Nước thải Nhiều Nước thải sinh hoạt và chế biến
Chất thải rắn Nhiều Xây dựng, hoạt động xả rác của người dân
Hoá chất Ít Từ nhu cầu trong chăn nuôi, trồng trọt (thuốc trừ sâu, phân bón…)
Tiếng ồn Nhiều Hoạt động giao thông vận tải, giải trí
Vi sinh vật gây bệnh Nhiều Xác sinh vật, rác thải không được xử lý hợp vệ sinh

2. Điều tra tác động của con người tới môi trường

Bảng 56.3. Điều tra tác động của con người tới môi trường

Các thành phần của hệ sinh thái hiện tại Xu hướng biến đổi các thành phần của hệ sinh thái trong thời gian tới Những hoạt động của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái Đề xuất biện pháp khắc phục, bảo vệ
Nhân tố vô sinh: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất đá… Diễn biến theo chiều hướng xấu: ánh sáng mạnh, nhiệt độ tăng, độ ẩm không ổn định… – Xả rác bừa bãi

– Đun nấu trong gia đình

– Đốt cháy nhiên liệu

– Sự gia tăng của hoạt động giao thông vận tải

– Tàn phá thảm thực vật

– Thu gom và xử lý rác đúng cách, đổ rác đúng nơi quy định, tái sử dụng rác

– Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế: năng lượng gió, năng lượng mặt trời…

– Tích cực vệ sinh nhà ở và nơi công cộng

– Trồng nhiều cây xanh

– Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý

– Nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường

V. Thu hoạch

BÁO CÁO THỰC HÀNH

Tên bài thực hành: Tìm hiểu tình hình môi trường ở địa phương

Họ và tên học sinh:………………………………

Lớp:…………………………………………………….

1. Kiến thức lí thuyết:

– Nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không?

Trả lời:

+ Nguyên nhân:

  • Nước thải chưa qua xử thải vào môi trường nước, cá tôm chết hàng loạt;
  • Rác thải từ các khu công nghiệp, rác thải sinh hoạt của con người thải ra môi trường;
  • Khí thải từ khu công nghiệp, các nhà máy, các phương tiện giao thông thải ra môi trường không khí.

+ Cách khắc phục:

  • Trồng nhiều cây xanh.
  • Xử lí khí thải và nước thải trước khi thải ra môi trường.
  • Thu gom rác thải đúng nơi quy định để môi trường thêm sạch đẹp.

– Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là xấu đi hay tốt lên? Theo em, chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó?

Trả lời:

+ Hệ sinh thái bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ô nhiễm đất, nước, không khí , … Đó là hoạt động sản xuất và hoạt động kinh doanh của con người.

+ Xu hướng đó là xấu. Ta cần khắc phục nhanh chóng, giảm thiểu các quá trình gây ô nhiễm khác nhau .

2. Cảm nhận của em sau khi học xong bài thực hành:

– Sau khi học xong bài thực hành chúng em rất buồn vì tình trạng ô nhiễm ở địa phương em đã làm cho nhiều hệ sinh thái bị tàn phá nghiêm trọng. Đồng thời chúng em phát hiện ra được nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Và nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường ở đây chính là do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người như: sử dụng các phương tiện giao thông sinh ra các khí thải vào môi trường, các chất thải sinh hoạt, hiện tượng vứt rác bừa bãi…

– Sau buổi học này chúng em cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ môi trường sống ở địa phương em. Vì nếu môi trường sống bị ô nhiễm thì chất lượng sống của con người cũng sẽ không được đảm bảo. Em hy vọng, mọi người sẽ cùng nhau bảo vệ môi trường dù là những hành động nhỏ nhặt nhất.

– Để bảo vệ môi trường thì chúng ta cần hạn chế sử dụng túi nilong, hạn chế sử dụng các thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật, cần trồng nhiều cây xanh, cần chú ý giữ gìn vệ sinh chung. Đồng thời tuyên truyền và giáo dục cho mọi người trong các khu dân cư ý thức bảo vệ môi trường sống

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *