Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” Cánh diều

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” Cánh diều

Download.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 8: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”, hướng dẫn chuẩn bị bài.

Bạn đang đọc: Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” Cánh diều

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” Cánh diều

Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”

Tài liệu này có thể giúp học sinh lớp 8 chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Mời tham khảo chi tiết ngay dưới đây.

Soạn văn 8: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”

    Soạn bài Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”

    1. Chuẩn bị

    – Vấn đề chính mà văn bản đưa ra để bàn bạc, trao đổi: Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya.

    – Những luận điểm:

    • Yếu tố nghệ thuật trong câu thơ đầu tiên
    • Vẻ đẹp của thiên nhiên trong câu thơ thứ hai
    • Mối quan hệ giữa người và cảnh trong văn bản.

    – Các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được đưa ra để làm sáng rõ vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya.

    – Tác giả thể hiện quan điểm, thái độ trân trọng, yêu quý với những vần thơ hay của chủ tịch Hồ Chí Minh.

    – Lê Trí Viễn (1919 – 2012) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu đi tiên phong trong việc vận dụng quan điểm Mác-xít trong nghiên cứu và đã đóng góp cho lĩnh vực văn học Việt Nam hơn 40 công trình khoa học giá trị.

    2. Đọc hiểu

    Câu 1. Tác giả đã giới thiệu bài thơ bằng cách nào?

    Nêu xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.

    Câu 2. Yếu tố nghệ thuật nào trong câu thơ đầu được tác giả đặc biệt quan tâm khi phân tích?

    Biện pháp tu từ so sánh “tiếng suối” với “tiếng hát xa”.

    Câu 3. Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu bằng cách nào?

    Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của câu thơ chủ yếu qua ngôn từ, hình ảnh.

    Câu 5. Tác giả đã nhấn mạnh điều gì ở phần 5?

    Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

    3. Trả lời câu hỏi

    Câu 1. Văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” bàn về vấn đề gì? Em dựa vào đâu để nhận ra nhanh nhất điều này?

    • Vấn đề: vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya.
    • Dựa vào: nhan đề của văn bản, nội dung triển khai trong văn bản.

    Câu 2. Bài thơ Cảnh khuya được tác giả Lê Trí Viễn phân tích theo trình tự nào? Nêu tác dụng của việc phân tích theo trình tự đó.

    • Bài thơ Cảnh khuya được phân tích theo bố cục.
    • Tác dụng: giúp bài phân tích có chiều sâu hơn.

    Câu 3. Đọc kĩ các phần của văn bản và thực hiện những yêu cầu sau:

    a. Xác định nội dung chính của mỗi phần. Tính logíc giữa các phần được thể hiện như thế nào?

    b. Chỉ ra một ví dụ thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung chính của một phần với lí lẽ, bằng chứng được sử dụng trong đó.

    c. Nêu một điểm chung về thái độ, quan điểm của tác giả thể hiện ở các phần trong văn bản.

    Gợi ý: a.

    – Nội dung chính của mỗi phần:

    • Phần 1: giới thiệu bài thơ Cảnh khuya.
    • Phần 2: phân tích câu thơ thứ nhất trong bài thơ Cảnh khuya.
    • Phần 3: phân tích câu thơ thứ hai trong bài thơ Cảnh khuya.
    • Phần 4: phân tích hai câu thơ cuối trong bài thơ Cảnh khuya.
    • Phần 5: sự cân bằng trong bài thơ Cảnh khuya.

    – Tính logíc giữa các phần được thể hiện: các luận điểm hướng về một chủ đề, sắp xếp một cách hợp lí.

    b. Ví dụ: các phần 3 phân tích câu thơ thứ 2, các lí lẽ và dẫn chứng được triển khai là phân tích hình ảnh “trăng”, chữ “tiếng”, “lồng”.

    c. Tác giả trân trọng, khâm phục trước nghệ thuật tả cảnh trong bài thơ Cảnh khuya của Bác.

    Câu 4. Hãy dẫn ra một đoạn văn cho thấy tác giả đã phân tích các yếu tố nghệ thuật để làm nổi bật nội dung của bài thơ.

    Một số đoạn văn:

    • “Câu thơ vang lên… sâu lắng của cảnh khuya”
    • “Nếu hai chữ tiếng… mồn một như cắt”

    Câu 5. Một trong những cách bình luận thơ là so sánh sự thể hiện của tác giả này với tác giả khác về cùng một vấn đề. Em hãy nêu nhận xét về tác dụng của cách bình luận đó trong phần 2 văn bản Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya”.

    – Tác giả so sánh “tiếng suối” trong bài thơ “Cảnh khuya” của Bác với “tiếng suối” trong thơ Nguyễn Du, Bạch Cư Dị, Nguyễn Trãi.

    – Tác dụng: góp phần thể hiện tâm hồn đẹp đẽ, thơ mộng của người thi sĩ.

    Câu 6. Trước và sau khi học văn bản nghị luận này, cảm nhận của em về bài thơ Cảnh khuya có gì khác nhau? Chỉ ra nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy.

    – Trước: chưa có cảm nhận sâu sắc, chi tiết về bài thơ

    – Sau: cảm nhận rõ hơn về nội dung cũng như nghệ thuật, thấy được vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *