Đề thi cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 gồm 4 đề kiểm tra cuối kì 2 có đáp án chi tiết và bảng ma trận đề thi.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
TOP 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 8. Đề kiểm tra học kì 2 GDCD 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Vậy sau đây là trọn bộ nội dung chi tiết đề thi học kì 2 Giáo dục công dân 8 Kết nối tri thức mời các bạn cùng theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm Đề thi cuối kì 2 Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.
Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024
Đề thi học kì 2 môn GDCD 8
PHÒNG GD&ĐT…….. TRƯỜNG THCS. ….. |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM 2023 – 2024 MÔN GDCD LỚP 8 Thời gian: ……. phút |
I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
Câu 1: Người lao động có nghĩa vụ
A. chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động.
B. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên.
C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc.
D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc.
Câu 2: Loại kế hoạch tài chính cá nhân nào nhằm thực hiện mục đích cân đối thu chi trong tiêu dùng hay tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ, thời gian thực hiện từ 3 đến 6 tháng?
A. Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.
B. Kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn.
C. Kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.
D. Loại kế hoạch tài chính cá nhân khác.
Câu 3. A- xít là
A. chất độc hại.
B. chất cháy.
C. chất nổ.
D. vũ khí.
Câu 4: Em hiểu thế nào là bạo lực gia đình?
A. Là hành vi bạo lực của các thanh niên ngoài làng
B. Là hành vi sử dụng bạo lực giữa những người thân trong gia đình
C. Là hành vi sử dụng bạo lực để khống chế người khác, ép họ phải phục tùng mình
D. Là hành vi bắt nạt trong phạm vi trường học
Câu 5: Trong các quyền dưới đây, quyền nào là quyền lao động ?
A. Quyền tự do kinh doanh.
B. Quyền sở hữu tài sản.
C. Quyền được tuyển dụng lao động.
D. Quyền bóc lột sức lao động.
Câu 6: Kế hoạch tài chính cá nhân là bản kế hoạch thu chi giúp quản lí tiền bạc của cá nhân bao gồm các quyết định về hoạt động tài chính như thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư nhằm mục đích nào sau đây?
A. Lên kế hoạch tiết kiệm chi tiêu hợp lí.
B. Thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân.
C. Phân tích tài chính cá nhân chi tiết.
D. Phân chia sử dụng tài chính để thỏa mãn nhu cầu.
Câu 7: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí. ?
A. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.
B. Cá nhân.
C. Công ty tư nhân.
D. Tổ chức phản động.
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quyền làm việc của người lao động?
A. Tìm việc làm theo nguyện vọng, khả năng của mình.
B. Tìm việc làm theo trình độ nghề nghiệp của bản thân.
C. Tìm việc làm phù hợp với tình hình sức khoẻ của mình.
D. Làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào
Câu 9: Khi phát hiện một nhóm thanh niên bán pháo nổ trong trường học của mình em sẽ làm gì?
A. Báo với cô giáo chủ nhiệm để cô tìm cách xử lí.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Mời bạn bè mua pháo.
D. Đi theo nhóm thanh niên đó để buôn pháo.
Câu 10: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi.
Câu 11: Hành vi nào dưới đây là không đúng với luật lao động
A. Bắt trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
B. Công dân đủ 16 tuổi được nhận vào các công ty để làm việc.
C. Được nghỉ tất cả các ngày lễ tết theo quy định của nhà nước.
D. Được tham hỏi những lúc ốm đau, bệnh tật.
Câu 12: Hành động nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?
A. Cô H sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.
B. Các chú bộ đội bắn pháo hoa nhân ngày lễ lớn.
C. Bạn H tự chế súng để chơi.
D. Bác Q dùng mìn để đánh bắt cá.
II. TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)
Câu 1. ( 2. 0 điểm) Gần ngày tết Nguyên đán, bạn H được người anh họ cho một bánh pháo để đốt. Bạn Hnói với bạn K: “Tớ với cậu đốt pháo cho vui đi!”. Nghe xong, bạn Kliền đáp:“Pháp luật đã cấm đốt pháo rồi mà, chúng mình đốt pháo là vi phạm pháp luật đấy”. Bạn H đáp: “Sao cậu máy móc thế? Ngày Tết cũng phải có tiếng nổ cho vui nhà vui xóm chứ!”. Lúc này, bạn K nhấn mạnh, đáp: “Không nên H ạ?. Cả hai tranh luận qua lại vì ý kiến trái ngược nhau.
Câu 2. (2. 0 điểm) Trước khi đi công tác, bố mẹ gọi bạn N và em T vào dặn dò: “Bố mẹ đi công tác một tuần, anh em con ở nhà nhớ tự chăm sóc lẫn nhau. Quan trọng là phải bảo đảm không được để xảy ra cháy, nổ và ngộ độc thực phẩm nhé!
– Nếu là bạn N và em T, em sẽ thực hiện như thế nào để phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại?
Câu 3. ( 3. 0 điểm) Lao động có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
Đáp án đề thi học kì 2 GDCD 8
Phần I- Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
B |
B |
B |
C |
A |
A |
D |
A |
C |
A |
B |
Điểm |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
0,25 đ |
Phần I- Tự luận (7 điểm)
Xem thêm đáp án tự luận trong file tải về
Ma trận đề thi học kì 2 GDCD 8
TT |
Chủ đề |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tỉ lệ |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục kỹ năng sống |
Phòng, chống bạo lực gia đình |
2 câu |
2 câu |
0.5 |
||||||||
2 |
Giáo dục kinh tế |
Lập kế hoạch chi tiêu |
2 câu |
2 câu |
0.5 |
||||||||
3 |
Giáo dục pháp luật |
Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại |
4 câu |
½ câu |
½ câu |
4 câu |
1 câu |
5.0 |
|||||
Quyền và nghĩa vụ lao động |
4 câu |
1 câu |
4 câu |
1 câu |
4.0 |
||||||||
Tổng |
12 |
|
|
1 |
|
1/2 |
|
1/2 |
12 |
2 |
10 điểm |
||
Tỉ lệ % |
30% |
30% |
30% |
10% |
30% |
70% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100% |
Bảng đặc tả đề kiểm tra cuối kỳ II GDCD 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Giáo dục kỹ năng sống |
Phòng, chống bạo lực gia đình |
* Nhận biết: – Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến. – Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. |
2 TN |
|
|
|
2 |
Giáo dục kinh tế |
Lập kế hoạch chi tiêu |
* Nhận biết: – Nêu được sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. |
2 TN |
|||
3 |
Giáo dục pháp luật |
Phòng, ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ, chất độc hại. |
* Nhận biết: – Kể được tên một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. * Thông hiểu: – Nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. – Đánh giá được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại. * Vận dụng: – Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. – Xác định được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân. * Vận dụng cao: – Thực hiện được một số cách phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phù hợp với bản thân. |
4TN |
½ TL |
½ TL |
|
Quyền và nghĩa vụ lao động |
* Nhận biết: – Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên. – Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động. * Thông hiểu: Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người. |
4 TN |
1TL |
||||
Tổng |
|
12 TN |
1 TL |
1/2 TL |
1/2 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
30 |
30 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
…………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra cuối kì 2 GDCD 8 Kết nối tri thức