Ngày thi ngày một đang đến gần. Hãy chăm chỉ cùng Download.vn tham khảo tài liệu Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Đây là tài liệu hữu ích, sẽ giúp các em tự hệ thống kiến thức, kiểm tra trình độ bản thân, giúp các bạn, đặc biệt các bạn đang ôn thi khối C. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bạn đang đọc: Tài liệu ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2018
PHẦN I.
CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN KỊCH, NGHỊ LUẬN VÀ TẠO LẬP ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN
VỀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI ĐƯỢC ĐẶT RA TỪ VĂN BẢN KỊCH, NGHỊ LUẬN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
– Giúp học sinh có kiến thức, kĩ năng cơ bản về Văn bản nghị luận và văn bản kịch trong chương trình Ngữ văn 11,12.
– Biết cách viết được đoạn văn nghị luận về một vấn đề xã hội rút ra từ văn bản kịch, nghị luận.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
PHẦN MỘT: HỆ THỐNG GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA CÁC VĂN BẢN KỊCH, VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, 12 VÀ KĨ NĂNG TẠO LẬP ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. VĂN BẢN KỊCH
1. Đặc trưng của văn bản kịch
1.1. Xung đột:
+ Là mâu thuẫn vận động, phát triển ngày càng gay gắt, căng thẳng cho tới tình thế đòi hỏi phải giải quyết bằng một kết cục nào đó. Đây là đặc trưng quan trọng của kịch so với các thể tự sự, trữ tình…(“Tình thế giàu xung đột là đối tượng ưu tiên của kịch” – Hê-ghen; “Xung đột tạo nên kịch tính” – Bi-ê-lin-xki)
+ Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thuở mang tính nhân loại như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực…; có xung đột bên ngoài và xung đột bên trong.
1.2. Hành động kịch:
+ Là sự cụ thể hóa của xung đột kịch, đó là sự tổ chức cốt truyện với các tình tiết, sự kiện, biến cố theo một diễn biến lôgic, chặt chẽ, nhất quán.
+ Thường dồn dập, gấp gáp, quyết liệt.
1.3. Nhân vật kịch: Hành động kịch được thực hiện bởi các nhân vật kịch.
1.4. Ngôn ngữ kịch: các nhân vật được xây dựng bằng ngôn ngữ (lời thoại) của họ. Qua lời thoại, tính cách nhân vật, những vấn đề, những mâu thuẫn cũng như cuộc sống xã hội hiện dần lên. Ngôn ngữ kịch mang tính hành động, thường mang tính tranh luận, biện bác; gần gũi với đời sống (súc tích, dễ hiểu, mang tính khẩu ngữ); có các loại ngôn ngữ:
+ Đối thoại: lời của nhân vật nói với nhau
+ Độc thoại: lời của nhân vật bộc lộ tâm tư tình cảm của mình
+ Bàng thoại: lời nhân vật nói với người xem
(Chú ý: văn bản kịch có thêm lời chỉ dẫn sân khấu)
2. Phân loại kịch
+ Theo ý nghĩa xung đột: bi kịch, hài kịch, chính kịch
+ Theo ngôn ngữ trình diễn: kịch nói, ca kịch,…
3. Cách đọc kịch bản văn học
– Đọc kĩ lời giới thiệu, tiểu dẫn để có hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, thời đại tác phẩm ra đời, vị trí của trích đoạn trong toàn tác phẩm
– Tập trung vào lời thoại của nhân vật để xác định quan hệ của các nhân vật, tìm hiểu đặc điểm, tính cách từng nhân vật
– Phân tích hành động kịch, xung đột kịch (diễn tiến, kết quả của từng xung đột)
– Nêu chủ đề tư tưởng, ý nghĩa xã hội của tác phẩm.
=> Đặc trưng kịch và cách đọc- hiểu kịch cơ sở quan trọng để xây dựng câu hỏi đọc- hiểu văn bản thuộc thể này. Chẳng hạn có thể ra những câu hỏi về: xung đột kịch, ý nghĩa của hành động kịch, nhân vật kịch, ngôn ngữ kịch,…
4. Hệ thống phạm vi kiến thức cần ôn tập
4.1. Kiến thức cơ bản
Lớp |
Chủ đề |
Mức độ cần đạt |
Ghi chú |
11 |
Kịch hiện đại Việt Nam |
– Hiểu những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một trích đoạn kịch – Vũ Như Tô Nguyễn Huy Tưởng: sự cảm thông sâu sắc của tác giả với bi kịch của ngời nghệ sĩ giàu khát vọng trong xã hội cũ; cách tạo mâu thuẫn và xung đột kịch. – Nhận biết một số đặc điểm cơ bản của thể loại kịch. – Biết cách đọc – hiểu một trích đoạn kịch bản văn học… |
Nhận biết một số yếu tố: hành động kịch, xung đột kịch, ngôn ngữ kịch. |
Kịch |
– Hiểu một số nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của U.Sếch-xpia: tư tưởng nhân văn; ngôn ngữ kịch giàu chất thơ. – Biết cách đọc – hiểu một vở kịch nước ngoài. |
||
12 |
Kịch hiện đại Việt Nam |
– Hiểu những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một trích đoạn kịch – Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ: sự chiến thắng của lương tâm, đạo đức đối với bản năng; đặc sắc về đối thoại, xung đột, ngôn ngữ… – Nhận biết một số đặc điểm của thể loại kịch qua đoạn trích |
Nhận biết về ngôn ngữ nhân vật, cách tổ chức xung đột, hành động kịch,… |
4.2. Những mảng kiến thức trọng tâm
4.2.1. Bài Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài
a. Tác giả
– Nguyễn Huy Tưởng là nhà văn có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có đóng góp nổi bật nhất ở thể loại tiểu thuyết và kịch.
– Bình sinh, ông luôn khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn, dựng lên được những bức tranh, những hình tượng hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc; khao khát nói lên được những vấn đề có tầm triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Văn phong của ông vừa giản dị, trong sáng, vừa đôn hậu, thâm trầm, sâu sắc…
b. Hoàn cảnh sáng tác
– Viết xong vào mùa hè năm 1941, đề tựa tháng 6 – 1942.
– Là vở bi kịch lich sử năm hồi viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 – 1517, dưới triều Lê Tương Dực.
c. Vấn đề trọng tâm về nội dung
– Hồi thứ năm hồi cuối bi kịch lịch sử “ Vũ Như Tô” xoay quanh một sự kiện chính: Sự kiện đốt phá Cửu Trùng Đài, bắt giết những người đã sáng tạo ra nó, chôn vùi họ trong tro tàn Cửu Trùng Đài và trong tro tàn của lịch sử một triều đại mục ruỗng của hôn quan bạo chúa. Bao trùm hồi kịch là một nỗi đau và một niềm hoang mang lớn thấm đượm một ý vị triết mỹ sâu xa. (Tóm tắt hành động sự kiện chính)
– Mâu thuẫn xung đột kịch đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch đã hòa vào nhau: mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than và bọn hôn quân bạo chúa cùng các phe cánh của chúng và mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân.
→(Ý nghĩa của xung đột):Từ những mâu thuẫn, xung đột trên nhà văn đã:
+ Phản ánh sinh động nỗi khổ cực của nhân dân lao động cần lao dưới thời hôn quân Lê Tương Dực.
+ Thể hiện tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Vũ Như Tô, vì quá đam mê thi thố tài năng mà trở thành nỗi oán giận của bao người, đến chết vẫn chưa tỉnh giấc mộng.
+Từ đó tác giả đặt ra vấn đề muôn thuở: mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống NGHỆ THUẬT PHẢI VỊ NHÂN SINH thì nghệ thuật mới tồn tại và được nhân dân tôn thờ, nâng niu, bảo vệ.
– Nhân vật Đan Thiềm và Vũ Như Tô là cặp hình tượng bi kịch mang tính biểu tượng nghệ thuật cao.
+ Vũ Như Tô hiện lên như một tính cách bi kịch vừa bướng bỉnh vừa mềm yếu vừa kiên định vừa dễ hoang mang. Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô: là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo Cái Đẹp. Nhưng trong một hoàn cảnh cụ thể, cái đẹp ấy thành ra phù phiếm, nó sang trọng siêu đẳng thậm chí “cao cả và đẫm máu” như một “bông hoa ác”. Vì thế, đi tận cùng niềm đam mê khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình, trở thành kẻ thù của dân chúng thợ thuyền mà không hay biết.
+ Tính cách của Đan Thiềm là tính cách của người đam mê Cái Tài, cụ thể là tài sáng tạo nên cái đẹp. “Bệnh Đan Thiềm” là bệnh mê đắm người tài hoa. Nhưng cái tài ở đây không phải cái tài nói chung mà là cái tài siêu việt, siêu đẳng. Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ bảo vệ cái tài ấy nhưng nàng luôn tỉnh táo sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hiểu người, hiểu đời hơn, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô.
+ Ở hồi cuối, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau chung: sự “vỡ mộng” thê thảm. Nhưng diễn biến tâm trạng của họ có chiều hướng vận động và biểu hiện khác nhau. Đan Thiềm cũng đau đớn nhận ra thất bại của giấc “mộng lớn” xây Cửu Trùng Đài nhưng nhạy bén sớm, kịp thời hơn Vũ Như Tô. Tâm trí của Đan Thiềm giờ đây không còn hướng vào thành bại của việc xây Cửu Trùng Đài mà hướng vào sự sống còn của Vũ Như Tô – người nghệ sĩ “tài trời”, nghìn năm có một. Vũ Như Tô trái lại vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình, không thể tin rằng cái việc cao cả mình làm lại có thể bị xem là tội ác, cũng như không thể tin sự quang minh chính đại của mình lại bị rẻ rúng, nghi ngờ.
=> Sự “vỡ mộng” của Vũ vì thế đau đớn kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm. Như vậy điễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là “đồng bệnh”, “tri âm” ở họ đồng thời qua đó góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm.
d. Vấn đề trọng tâm về nghệ thuật
– Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhà văn đã đồng thời khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động xung đột kịch rất thành công tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó.
– Thực tại được phản ánh trong bi kịch theo lối cô đặc các mâu thuẫn bên trong phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hòa và căng thẳng đến cực độ mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật. Tác phẩm thường đặt độc giả trước những câu hỏi phức tạp hóc búa nhức nhối của cuộc sống.
+ Mâu thuẫn và tính không dứt khoát trong cách giải quyết mâu thuẫn này được thể hiện tập trung trong hồi cuối của vở kịch. Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị đốt cháy nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như “mộng lớn” của hai nhân vật hiện thân cho tài sắc này. Về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô và họ Vũ vẫn không thể không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn.
+ Mâu thuẫn mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát ổn thỏa được nhất là trong thời đại Vũ Như Tô. Mâu thuẫn này may ra có thể giải quyết được phần nào thỏa đáng khi mà đời sống vật chất của nhân dân thật bình ổn đời sống tinh thần nhu cầu về cái đẹp trong xã hội được nâng cao lên rõ rệt.
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.