Nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, Download.vn xin giới thiệu đến các bạn Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 môn Toán, Lịch sử, Ngữ văn trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An có đáp án kèm theo. Đề thi được biên soạn theo cấu trúc ra đề của Bộ GD&ĐT ban hành.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2018 trường THPT Đặng Thúc Hứa, Nghệ An
Ngoài ra, các bạn cùng tham khảo thêm nhiều tài liệu đề thi thử THPT Quốc gia năm 2018 với nhiều môn học khác nhau tại Download.vn để có thêm tư liệu ôn tập.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Lịch sử
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT ĐẶNG THÚC HỨA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) |
KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề |
Câu 1: Lãnh tụ chính của Việt Nam Quốc dân đảng là
A. Phạm Tuấn Tài . B. Nguyễn Khắc Nhu.
C. Phó Đức Chính. D. Nguyễn Thái Học.
Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc là
A. Mao Trạch Đông. B. Tôn Trung Sơn.
C. Hồng Tú Toàn. D. Đặng Tiểu Bình.
Câu 3: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) kết thúc, thất bại thuộc về các nước
A. I-ta-li-a, Đức, Nhật. B. Anh, Pháp, Mĩ.
C. Đức, Anh, Nhật. D. Anh, Mĩ, Liên Xô.
Câu 4: Cơ quan nào của Liên Hợp quốc đóng vai trò duy trì hòa bình, an ninh thế giới ?
A. Đại hội đồng. B. Ban Thư ký.
C. Hội đồng Bảo an. D. Tòa án Quốc tế.
Câu 5: Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2-1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, được tổ chức ở đâu ?
A. Thượng Hải – Trung Quốc.
B. Quảng Châu – Trung Quốc.
C. Mã Cao – Trung Quốc.
D. Hương Cảng – Trung Quốc.
Câu 6: Chiến thắng nào của quân dân ta ở miền Nam đã mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” ?
A. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi)
B. Chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam).
C. Chiến thắng xuân Mậu Thân (1968).
D. Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966.
Câu 7: Người sáng lập ra nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ngày 1-10-1949) là
A. Tập Cận Bình. B. Mao Trạch Đông.
C. Tôn Trung Sơn. D. Đặng Tiểu Bình.
Câu 8: Cuộc chiến đấu ác liệt nhất của quân và dân ta trong các độ thị Bắc vĩ tuyến 16 là ở
A. Hải Phòng. B. Hà Nội.
C. Vinh. D. Huế.
Câu 9: Sau Chiến tranh lạnh, hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược lấy
A. phát triển khoa học – công nghệ làm trọng điểm.
B. phát triển quan hệ đối ngoại làm trọng điểm.
C. phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. phát triển quân sự làm trọng điểm.
Câu 10: Từ cuối thập kỉ 90 của thế kỷ XX đến nay, Liên minh châu Âu (EU) trở thành
A. liên kết tài chính – thương mại lớn nhất thế giới.
B. liên kết chính trị – quân sự lớn nhất thế giới.
C. liên kết kinh tế – văn hóa lớn nhất thế giới.
D. liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất thế giới.
……………..
Đề thi thử THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn
I/ PHẦN ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
… Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.
Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.
Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!
(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình?
Câu 4. Anh, chị có đồng tình với quan niệm Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu? vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân.
Câu 2 (5,0 điểm)
Anh (chị) hãy cảm nhận đoạn thơ sau:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, Tr. 112)
Từ đó liên hệ với đoạn:
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
(Trích Từ ấy, Tố Hữu – Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2016, Tr. 43) để chỉ ra đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu.
…………...