Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình giảng dạy.
Bạn đang đọc: Sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở
Đây là mẫu sáng kiến kinh nghiệm được chọn lọc từ các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm và sáng tạo. Mời quý thầy cô giáo, các cán bộ quản lý giáo dục tham khảo nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục và quản lý trong nhà trường.
Sáng kiến kinh nghiệm
Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở
PHẦN I – MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài:
Phương tiện dạy học có ý nghĩa to lớn trong môn Địa lí ở phổ thông. Một mặt các sự vật hiện tượng địa lí trái dài ra khắp trong không gian rộng lớn của Trái Đất, học sinh không thể quan sát trực tiếp được, phải thông qua các phương tiện dạy học. Mặt khác các sự vật, hiện tượng địa lí lại đa dạng và phức tạp, nhờ vào phương tiện dạy học mới trở nên gần gũi, cụ thể hơn đối với nhận thức của học sinh. Trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, phương tiện dạy học vừa là công cụ để giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức tích cực cho học sinh, vừa là cơ sở để học sinh hoạt động tích cực, chủ động, sáng tạo, tìm ra những kiến cần thiết.
Hiện nay, phương tiện dạy học bao gồm các phương tiện truyền thống như bản đồ, biểu đồ, sơ đồ tranh ảnh, Atlat,… và các phương tiện hiện đại đều góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học địa lí trong nhà trường.
Trong đó việc xây dựng và sử dụng các loại sơ đồ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Nó có tác dụng rất lớn trong quá trình nhận thức của học sinh.Với chương trình sách giáo khoa mới, các loại sơ đồ được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của giáo viên chưa được thường xuyên và chưa cao. Mặt nào đó, học sinh còn nhiều hạn chế trong việc dùng sơ đồ để khai thác kiến thức.
Đối với giáo viên muốn sử dụng có hiệu quả các loại sơ đồ cần phải dựa vào cấu tạo, chức năng, tác dụng sơ đồ; đồng thời phải phù hợp với đối tượng học sinh và phát huy được năng lực, sở trường của giáo viên. Qua thực tiễn dạy học, tôi đã rút ra cho mình được kinh nghiệm trong việc sử dụng sơ đồ. Vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài :“Xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở” làm sáng kiến kinh nghiệm, nhằm giúp cho quá trình dạy học được tốt hơn.
2/ Mục đích, đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu, phạm vi & giá trị sử dụng của đề tài:
a, Mục đích, đối tượng:
* Mục đích:
– Góp phần nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
– Giúp học sinh có khả năng nhận thức kiến thức và tự hoàn thiện kiến thức.
* Đối tượng: giáo viên và học sinh trong giảng dạy và học tập môn địa lí.
b, Nhiệm vụ:
– Nghiên cứu phương pháp xây dựng và sử dụng sơ đồ trong dạy học địa lí Trung học cơ sở
– Đưa ra những nguyên tắc chung trong xây dựng và sử dụng sơ đồ.
c, Phạm vi:
– Áp dụng cho nhiều bài học địa lí 6, 7, 8, 9.
– Giới hạn trong việc tạo kĩ năng xây dựng và sử dụng sơ đồ cho giáo viên.
d, Giá trị sử dụng:
– Đề tài có thể ứng dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên để thực hiện phương pháp sơ đồ trong giảng dạy môn địa lí.
– Có thể dùng cho học sinh nghiên cứu để hình thành kĩ năng, phương pháp học tập tốt hơn thông qua sơ đồ.
3/ Phương pháp nghiên cứu:
– Thông qua kinh nghiệm giảng dạy môn địa lí cấp THCS trong nhiều năm
– Phương pháp thử nghiệm
– Phương pháp phân tích, tổng hợp.
– Các phương pháp khác có liên quan.
PHẦN II- NỘI DUNG
1/ Các loại sơ đồ:
* Sơ đồ cấu trúc: là loại sơ đồ thể hiện các thành phần, yếu tố trong một chỉnh thể và mối quan hệ giữa chúng.
Hình 1. Sơ đồ các ngành kinh tế biển Việt Nam (Địa lí 9)
Sơ đồ quá trình: là loại sơ đồ thể hiện vị trí các thành phần, các yếu tố và mối quan hệ.…………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết