Download.vn xin giới thiệu những bài văn hay lớp 12: Bình luận ý kiến Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí đây là những bài văn được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu lớp 12: Bình luận ý kiến Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí
Dưới đây là 3 bài văn mẫu, hi vọng là tài liệu hữu ích trong học tập của các bạn, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.
Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí – Mẫu 1
Khoa học là một lĩnh vực vô cùng kì diệu của cọn người từ xưa đến nay. Khoa học gắn liền với sự phát triển của xã hội loài người trên những chặng đường văn minh. Đường đòi vốn nhiêu khó khăn, chắc trở và nguy hiểm. Con đường khoa học cũng vậy, đầy chông gai thử thách. Muốn trở thành một nhà khoa học chân chính có nhiều công trình khoa học, nhiều cống hiến thì cần phải có nhiều phẩm chất, nhiều điều kiện và một trong những phẩm chất, điều kiện ấy là tinh thần khoa học và dũng khí. Đúng như có ý kiến đã cho rằng: “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí”
Người làm công tác khoa học nhân văn hay công tác khoa học tự nhiên, trước hết phải có tinh thần khoa học. Thế nào là tinh thần khoa học? Tinh thần khoa học là óc nghiên cứu, là tinh thần tìm tòi sáng tạo, phát minh. Tinh thần khoa học đề cao chân lí, coi trọng thực tiễn, đúc rút lí luận, đi từ những cái cụ thể nhất đến những vấn đề trừu tượng để tìm ra những sáng kiến, những phát minh khoa học, đem lại lợi ích cho con người, thúc đẩy tiến bộ xã hội và nền văn minh nhân loại. Tinh thần khoa học không hướng tới danh lợi tầm thường. Cán bộ khoa học chân chính đem trí tuệ, khoa học phục vụ lợi ích của dân tộc, của đất nước và nhân loại làm lí tưởng. Tất cả vì hạnh phúc con người. Tinh thần khoa học ấy là thái độ trung thực, tinh thần khiêm tốn, là sự say mê nghiên cứu, tìm tòi, phát minh. Nói rằng nhà bác học cũng phải học là vậy.
Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí, tức là tinh thần dũng cảm. Dám nghĩ, dám làm, không đi theo con đường mòn, trái lại, dám xông vào những lĩnh vực mới mẻ đầy khó khăn nguy hiểm, chiến thắng mọi trở lực trên con đường nghiên cứu, hướng tới những phát minh, những công trình. Không nản lòng; nản chí mà say mê bền bỉ, nhẫn nại tìm ra phương pháp đúng đắn… ấy là dũng khí, là tinh thần khoa học. Có nhiều nhà khoa học hiến dâng cả cuộc đời cho khoa học, cam chịu mọi sự thiếu thốn vật chất. Tinh thần khoa học luôn luôn gắn bó với dũng khí khoa học, hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau. Thiếu một trong hai nhân tố ấy thì sẽ không có công trình khoa học, không có phát minh sáng kiến, không thể trở thành nhà khoa học chân chính.
Mọi thành tựu khoa học đâu dễ một sớm một chiều mà gặt hái được ? Nhà hàng hải vĩ đại Ma-gen-lăng (1480-1521) phải mất 3 năm kém 12 ngày, với hàng trăm sĩ quan, thủy thủ bỏ mạng trên đại dương mênh mông mới phát kiến ra con đường hàng hải vòng quanh thế giới. Nhà bác học Bru-nô (1548-1600) dũng cảm bước lên giàn hoả thiêu của Nhà thơ trung cổ với niềm tin khoa học là trái đất và cả mặt trời đều chuyển động xung quanh trục của nó. Tên tuổi của Niu-tơn, Đác-uyn, Nô-ben, Ê-đi-xơn về các lĩnh học vật lí, toán học, sinh học, thuốc nổ,về điện. là những phát minh thúc đẩy văn minh nhân loại, vì hạnh phúc của loài người. Pa-xtơ nhà bác học vĩ đại đã vượt qua mọi khó khăn để chế ra xin chữa bệnh dại cứu sống bạo người. Năm 70 tuổi, ông nhắn gửi thanh niên gần xa những lời tâm huyết: “Các bạn trẻ, các bạn hãy sống trong sự thanh bình của các phòng thí nghiệm, các thư viện. Lúc đầu các bạn hãy tự hỏi: “Ta đã làm gì để trau dồi học vấn của ta ?” Khi trưởng thành lên, các bạn lại hỏi: “Ta đã làm gì cho Tổ; quốc ta?”. Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí là vậy!
Ở nước ta hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển chưa cao. Trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Cần nhiều lài năng trẻ, nhiều công trình khoa học để thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh chiến thắng nghèo nàn lạc hậu. Cải tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, lai tạo giống lúa mới, trồng cây rừng… là những đề tài khoa học cấp quốc gia vô cùng cấp thiểu cần tinh thần khoa học và dũng khí. Trước đây, những nhà khoa học như Trần Đại Nghĩa, Tồn Thất Tùng, Lương Định Của,… đậ cổng hiến cả cuộc đời cho Tổ quốc và nhân dân. Nhân dân ta mãi mãi biết ơn và tự hào về người thầy thuốc mổ tim tài ba, về nhà nông học lai tạo được nhiều giống lúa có năng suất cao, về người kĩ sư lỗi lạc đa sáng chế ra nhiều loại vũ khí hiện đại trang bị cho quân đội tá tiêu diệt lũ giặc xâm lược.
Nhân dân ta cần cù, giàu lòng yêu nước, rất hiếu học. Đó là những điều kiện thuận lợi để đất nước ta hình thành một đội ngũ cán bộ khoa học có thực tài và đông đảo để hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước. Khó khăn lớn nhất của ta hiện nay là còn thiếu những phòng thí nghiệm hiện đại, những trang bị khoa học kĩ thuật tối tân. Các cán bộ khoa học của ta còn phải làm việc trong điều kiện khó khăn thiếu thốn. Hiện tượng chảy máu chất xám là một sự thật chưa dễ khắc phục được.
Tinh thần khoa học và dũng khí là hai nhân tố quan trọng cần phải có của một người làm công tác khoa học. Muốn xây dựng một sự nghiệp khoa học cần có trí tuệ, sự thông minh hơn người, cần có thực tài. Cán bộ khoa học hiện đại phải được đào tạo có bài bản, đào tạo có chiều sâu, đào tạọ ra những trung tâm khoa học lớn dưới sự giảng dạy và dìu dắt của những nhà bác học, những giáo sư tầm cỡ. Khoa học, kĩ thuật hiện đại phát triển với tốc độ phi thường, kì diệu. Số nhà khoa học được nhận giải thưởng Nô-ben mỗi năm một nhiều. Sáng chế phát minh của những nhà khoa học thiên tài đã thúc đẩy văn minh nhân loại về tin học, về sinh học, về công nghệ, về du hành vũ trụ,… làm thay đổi bộ mặt các quốc gia, làm cho khoảng cách mênh mông giữa các vùng địa lí, giữa các châu lục trở nên “gần gũi”. Cán bộ khoa học trong thời hiện đại phải biết sử dụng thành thạo hai, ba ngoại ngữ; có thế mới có thể nghiên cứu chuyên sâu. Nước ta hiện nay còn thiếu phòng thí nghiệm hiện đại, thư viện hiện đại để các nhà khoa học trẻ có điều kiện tự học, phát triển tài năng. Hiện tượng phó tiến sĩ “rởm” tiến sĩ “rởm”, giáo sư “rởm” mà các báo chí nói đến lâu nay là một sự thật đáng buồn, căn được khắc phục.
Tóm lại, khoa học là một lĩnh vực kì diệu của con người đưa nhân loại tiến bước trên con đường vãn minh. Ánh sáng khoa học đã và đang chiếu rọi khắp mọi chấn trời, mọi quốc gia. Nhờ khoa học mà con người được sống trong văn minh, hạnh phúc. Khoa học và nhà khoa học phải vì con người, hướng tới đất nước và nhân dân. Muốn làm chủ khoa học, thế hệ trẻ Việt Nam phải say mê học tập, nghiên cứu, phải có tinh thần khoa học và dũng khí. Ở đời mọi việc đều khó. Con đường khoa học vồ cùng rộng lớn, đầy gian nan thử thách và vô cùng vinh quang. Ý kiến “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí” là một ý kiến sâu sắc, xác đáng đối với mỗi chúng ta trên con đường học tập và nghiên cứu khoa học.
Chúng ta đang sống trong thòi đại khoa học. Trí tuệ, tài năng được đề cao, được coi trọng. Mỗi chúng ta phải nỗ lực học tập, tiến quân vào khoa học, phấn đấu đem trí tuệ, tài nâng phục vụ Tổ quốc Việt Nam bước vào đệ nhị thiên niên kỉ Thăng Long hùng cường.
Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí – Mẫu 2
Khoa học là một chân trời rộng mở với bao điều kì diệu, hấp dẫn, cuốn hút lạ lùng. Song con đường đến với khoa học không bao giờ bằng phẳng mà đầy chông gai, gian khổ. Đó là con đường không phải ai cũng dám đi. Để trở thành một nhà khoa học chân chính, con người cần phải có rất nhiều phẩm chất và một trong những phẩm chất không thể thiếu được đó là lòng dũng cảm. Có ý kiến cho rằng: Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí. Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận ý kiến trên.
Vai trò to lớn của khoa học đối với đời sống con người là điều đã được khẳng định từ lâu. Khoa học đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại, khoa học làm thay đổi bộ mặt của trái đất. Những lí thuyết của Galilê, Côpecnic về vũ trụ học, Niutơn về toán học, Anhxtanh về vật lí học, Đácuyn về sinh học…, phát minh ra chất nổ của Nôben, phát minh ra điện của Êđixơn… đã làm đảo lộn thế giới, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành khoa học kĩ thuật tiên tiến.
Trong thời đại mới, khoa học làm nên bao điều kì diệu ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, nhưng những thành tựu ấy dù kì diệu đến đâu thì cũng chỉ là sản phẩm trí tuệ của con người. Để đạt được đỉnh cao vinh quang, các nhà khoa học không thể thiếu tinh thần khoa học và dũng khí.
Mọi công trình khoa học đều xuất phát từ cái tâm trong sáng. Người cán bộ khoa học phải luôn luôn nghĩ đến lợi ích của đất nước, dân tộc và nhân loại, đồng thời lấy đó làm mục đích sống. Phải có tinh thần khoa học để góp phần cải tạo đời sống, đổi mới bộ mặt xã hội, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, làm cho đời sống nhân loại ngày càng tốt đẹp hơn.
Đội ngũ các nhà khoa học là lực lượng đi đầu trong những lĩnh vực khoa học mới. Dám nghĩ, dám làm, đột phá vào những lĩnh vực cần thiết đầy khó khăn, nguy hiểm, sẵn sàng đương đầu với mọi cản trở trên bước đường tìm tòi, sáng tạo, bất chấp lời chỉ trích và dư luận xấu của những kẻ bảo thủ, đố kị. Dám cống hiến sức lực, tuổi xuân cho khoa học, chính là dũng khí. Làm việc với nhiệt tình say mê, ý chí bền bỉ, nhẫn nại, phương pháp đúng đắn… chính là tinh thần khoa học. Hai yếu tố này luôn luôn gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, các nhà khoa học thường gặp không ít khó khăn trở ngại về nhiều mặt. Điều kiện vật chất thiếu thốn, sự bất đồng về quan điểm, về phương pháp làm việc… Những lúc đó, càng cần đến tinh thần khoa học, đến dũng khí xông vào khó khăn, nguy hiểm để tìm ra chân lí, bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lí khách quan. Bên cạnh đó, người làm khoa học cần có thái độ cầu tiến và tinh thần trách nhiệm cao. Vì mục đích đúng đắn, người làm khoa học dám quyết tâm theo đuổi công việc đến cùng; chấp nhận tranh luận, trao đổi để làm sáng tỏ quan điểm khoa học của mình. Người làm khoa học phải làm việc bền bỉ, kiên trì với tinh thần thắng không kiêu, bại không nản để có được những phát minh, sáng kiến mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội.
Ở nước ta, mức độ phát triển của khoa học kĩ thuật còn thấp so với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Do đó mà Nhà nước đã mạnh dạn đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nhất là đối với những đề tài cấp thiết như: tìm ra những giống cây, giống lúa thích hợp cho năng suất cao; ngăn chặn và giải quyết nạn lụt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long; thiết kế và thi công nhà ở cho dân nghèo ở thành phố; làm sạch và bảo vệ môi trường sống…
Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ, động viên thỏa đáng đối với đội ngũ làm công tác khoa học cũng đã được quan tâm. Nhà nước coi trọng chất xám, coi trọng những công hiến của họ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ phát huy hết tài năng của mình, góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước.
Để có được một đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật tài giỏi, Đảng và Chính phủ đã có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Đào tạo trong nước, ngoài nước, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn bằng mọi hình thức… nhằm mục đích có được những nhà khoa học thực sự tài năng để nghiên cứu…
Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí – Mẫu 3
Sự tiến bộ khoa học luôn là niềm tự hào của loài người. Nhờ có sự tiến bộ khoa học mà con người mới có cuộc sống thoải mái và tiện ích. Tuy nhiên, để có được thành quả khoa học như ngày nay không hề dễ dàng. Bàn luận về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí”.
Khoa học dẫn con người đến với văn minh và tiến bộ. Khoa học, tiếng anh là “Science”, bao gồm toàn bộ những hoạt động có hệ thống với mục đích xây dựng, tổ chức kiến thức bằng cách lý giải hoặc tiên đoán những sự vật, sự việc, quy luật, hiện tượng tự nhiên, vũ trụ. Khoa học rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực và người làm khoa học là những người thông thái, có kiến thức chuyên môn sâu, tư duy mới mẻ và táo bạo. Như vậy, người làm khoa học cần có một tinh thần khoa học tức là phải có dũng khí mạnh mẽ mới có thể chinh phục con đường này. Tóm lại, câu nói “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí” nhấn mạnh đến tinh thần dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm của người làm khoa học.
Từ xưa đến nay, khoa học luôn gắn liền với dũng khí làm khoa học. Trong lịch sử phát triển của khoa học nhân loại, chúng ta đã ghi nhận không ít câu chuyện các nhà nghiên cứu, nhà khoa học phải đánh đổi sự an toàn của bản thân. Có rất nhiều cuộc nghiên cứu nguy hiểm được thực hiện để lý giải vấn đề mà họ đặt ra. Điển hình như câu chuyện về một nhà khoa học Mỹ tên Benjamin Franklin (1706 – 1790). Ông đã thực hiện rất nhiều cuộc thí nghiệm nguy hiểm với cây diều gắn kim loại thả lúc trời sấm sét. Cuối cùng, ông rút ra được kết luận điện sinh ra khi sét đánh và trở thành người phát minh ra cột thu lôi và là cha đẻ của thuyết cảm ứng tĩnh điện. Thực tế, lịch sử của khoa học dài và vĩ đại đã có vô số những con người dũng cảm dám đưa ra suy luận táo bạo và làm hết sức mình chứng minh cho quan điểm của mình như Newton, Edison, Darwin, Nobel… Họ đã đánh đổi nhiều thứ để đem lại những kết quả đáng ngạc nhiên, giúp ích cho nhân loại. Điều này cũng chứng minh rằng, chỉ khi có dũng khí mới có thể thành công trong khoa học.
Vì sao chúng ta phải có dũng khí khi làm khoa học? Thực chất, khoa học là công việc của mọi người. Ngay cả khi bạn không phải người làm nghề nghiên cứu khoa học, bạn vẫn cần tham gia vào công cuộc chung. Hiện nay, sức mạnh của một quốc gia không còn đo bằng diện tích quốc gia, số dân, số binh lính. Thậm chí, tiềm lực kinh tế cũng không thể chứng minh được vị thế quốc gia. Tiến bộ khoa học mới là thước đo thực sự. Nếu quốc gia bạn chế tạo được bom nguyên tử, chế ta thứ thuốc cải tử hoàn sinh, làm ra được robot thay thế con người… quốc gia bạn mới là bá chủ. Do vậy, mỗi công dân trong một đất nước đều có vai trò chung với sự phát triển khoa học. Dù rằng chúng ta có thể không đóng góp nhưng luôn luôn cần có một “tinh thần khoa học” đủ mạnh trong người. Đặc biệt, những người làm trong lĩnh vực khoa học càng cần có ý chí cao hơn. Xã hội sẽ tụt hậu nếu như chúng ta không có một tinh thần khoa học đầy đủ.
Tóm lại, câu nói “Tinh thần khoa học phải đi đôi với dũng khí” là lời nhắn cấp thiết cho chúng ta đặc biệt là trong thời đại ngày nay. Hiểu và thực hiện tốt được ý nghĩa trong câu nói này, chúng ta có thể có được sức mạnh quốc gia.