Cuộc thi tuyển công chức, viên chức năm 2019 đã và đang bắt đầu diễn ra. Để giúp quý thầy cô và các bạn có thêm tài liệu ôn thi công chức, viên chức Download.com.vn xin giới thiệu tài liệu Bộ đề thi thử viên chức giáo dục Tiểu học năm 2019 dành cho quý thầy và các bạn cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi thử viên chức giáo dục Tiểu học năm 2019
Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô giáo ôn thi và chuẩn bị thành công cho kỳ thi tuyển viên chức giáo viên sắp tới. Mời quý thầy cô cùng tham khảo nội dung chi tiết tài liệu tại đây.
Đề thi thử viên chức giáo dục năm 2019 – Đề 1
Câu hỏi 1: Quy tắc ứng xử là gì ?
A. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với từng công việc trong các lĩnh vực đặc thù
B. Quy tắc ứng xử là các chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát việc chấp hành.
C. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ và trong quan hệ xã hội do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát
D. Quy tắc ứng xử là chuẩn mực xử sự của viên chức trong thi hành nhiệm vụ, trong quan hệ xã hội do nhà nước ban hành, phù hợp với đặc thù công việc trong từng lĩnh vực hoạt động và được công khai để nhân dân giám sát
Câu hỏi 2: Tuyển dụng là gì?
A. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
B. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực vào làm tại các đơn vị sự nghiệp công lập
C. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có phẩm chất, trình độ và năng lực
D. Tuyển dụng là việc lựa chọn người có năng lực, phẩm chất và trình độ vào làm viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập.
Câu hỏi 3: Chế độ tập sự được quy định trong thời gian bao lâu?
A. Từ 2 tháng đến 12 tháng
B. Từ 3 tháng đến 12 tháng
C. Từ 4 tháng đến 12 tháng
D. Từ 6 tháng đến 12 tháng
Câu hỏi 4: Cơ quan nào quy định về chi tiết chế độ tập sự?
A. Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
C. Chính phủ
D. Sở Nội vụ
Câu hỏi 5: Trong quá trình làm việc, nếu 1 bên có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng làm việc thì phải báo cho bên kia biết trước bao nhiêu thời gian?
A. 3 ngày
B. 6 ngày
C. 12 ngày
D. 60 ngày
Câu hỏi 6: Hợp đồng làm việc là gì?
A. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
B. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
C. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
D. Hợp đồng làm việc là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa viên chức hoặc người được tuyển dụng làm viên chức với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập về vị trí việc làm, tiền lương, chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc
Câu hỏi 7: Trong luật viên chức quy định: Nghĩa vụ của viên chức quản lý gồm mấy nghĩa vụ?
A.4
B.5
C.6
D.7
Câu hỏi 8: Trong luật viên chức quy định: Những việc viên chức không được làm gồm bao nhiêu việc ?
A.4
B.5
C.6
D.7
Câu hỏi 9: Trong luật viên chức quy định:Những việc viên chức không được làm gồm?
A. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ đươc giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công
B. Không sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật
C. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 10: Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức bị ốm đau trong thời hạn là bao lâu?
A. 12 tháng liên tục với hợp đồng không xác định thời hạn, 6 tháng liên tục đối với hợp đồng xác định thời hạn
B. 36 tháng liên tục với hợp đồng không xác định thời hạn, 12 tháng liên tục với hợp đồng xác định thời hạn
C. Khoảng 12 tháng với hợp đồng không xác định thời hạn, khoảng 6 tháng đối với hợp đồng xác định thời hạn
D. Khoảng 36 tháng với hợp đồng không xác định thời hạn, khoảng 12 tháng với hợp đồng xác định thời hạn
Câu hỏi 11: Viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc nhưng phải thông báo bằng văn bản với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước bao nhiêu ngày.
A.60 ngày
B. Ít nhất 60 ngày C.45 ngày
D. Ít nhất 45 ngày
Câu hỏi 12: Biệt phái viên chức có mấy khoản
A. 4 khoản
B. 5 khoản
C. 6 khoản
D. 7 khoản
Câu hỏi 13. Viên chức quản lí có thể xin thôi giữ chức vụ quản lí hoặc được miễn nhiệm nếu thuộc trường hợp nào?
A. Không đủ sức khỏe. Không đủ năng lực, uy tín
B. Theo yêu cầu nhiệm vụ
C. Vì lí do khác
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 14: Viên chức được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng ?
A. Tiền lương và tiền thưởng
B. Trợ cấp, phụ cấp theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập
C. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính là thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 15. Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên căn cứ nào?
A. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã kí kết
B. Các nguyên tắc về đạo đức nghề nghiệp
C. Các nội dung và quy định ứng xử của viên chức
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 16. Quy định chi tiết trình tự, thủ tục đánh giá viên chức do cơ quan nào?
A .Bộ Giáo dục và Đào tạo
B. Đơn vị công lập
C. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập
D. Chính phủ
Câu hỏi 17. Thời hiệu xử lí kỉ luật kể từ thời điểm có hành vi vi phạm là?
A. 12 tháng
B. 36 tháng
C. 6 tháng
D. 24 tháng
Câu hỏi 18. Quy định về khen thưởng của viên chức như thế nào?
A. Viên chức có công trạng, thành tích và cống hiến trong công tác, hoạt động nghề nghiệp thì được khen thưởng, tôn vinh theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng
B. Viên chức được khen ngợi do có công trạng, thành tích được xét nâng lương trước thời hạn, nâng lương vượt bậc theo quy định của Chính phủ
C. Viên chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập giao phó
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 19. Quản lí viên chức quy định nội dung quản lí viên chức bao gồm nội dung nào?
A. Bổ nhiệm, miễn nhiệm viên chức quản lí, sắp xếp, bố trí và sử dụng viên chức theo nhu cầu công việc.
B. Thực hiện việc đánh giá, khen thưởng, kỉ luật viên chức. Thực hiện chế độ tiền lương, các chính sách đãi ngộ, chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức.
C. Lập, quản lí hồ sơ viên chức; thực hiện chế độ báo cáo về quản lí viên chức thuộc phạm vi quản lí.
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 20. Quản lí viên chức quy định nội dung quản lí viên chức bao gồm mấy nội dung?
A. 7
B. 8
C. 10
D. 9
Câu 21. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương III, mục 6 gồm bao nhiêu điều:
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 22. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam, khoá XII, kỳ họp thứ 8 thông qua, chương III, mục 7 gồm bao nhiêu điều:
A.3
B.5
C.2
D.4
……….
Câu 43.Theo điều 39 Luật Giáo dục 2005: Giáo dục đại học có bao nhiêu mục tiêu?
A.3
B. 4
C.5
D. 6
Câu hỏi 44. Theo điều 39 Luật Giáo dục 2005: Nội dung giáo dục phải có tính?
A. Tính hiện đại
B. Tính phát triển
C. Tính khoa học
D. Tính hiện đại và phát triển
Câu hỏi 45.Theo điều 39, Luật Giáo dục 2005: Phương pháp đào tạo trình độ tiến sĩ được thực hiện chủ yếu bằng?
A. Tự học, tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của nhà giáo, nhà khoa học
B. Coi trọng rèn luyện thói quen nghiên cứu khoa học.
C. Coi trọng rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo trong phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu hỏi 46. Theo điều 42 luật Giáo dục số 44/2009/QH12 là: “Trường Đại học, viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ khi đảm bảo mấy điều kiện?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 47. Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 giữa bộ Giáo dục và Đào tạo và bộ Nội vụ, ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập, tên điều 6 là gì?
A. Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số V.07.03.08
B. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
C. Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số V.07.03.07
D. Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số V.07.03.09;
Câu 48. Có bao nhiêu tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên tiểu học hạng IV thể hiện trong Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015
A. 7
B. 5
C. 8
D. 6;
Câu 49. Có bao nhiêu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên tiểu học hạng IV thể hiện trong Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015
A. 5
B. 6
C. 4
D. 3;
Câu 50. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng IV thể hiện tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 trong Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 là:
A. Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học;
B. Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học.
C. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học của học sinh.
D. Hoàn thành các chương trình bồi dưỡng; tự học, tự bồi dưỡng trau dồi đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; tham gia các hoạt động chuyên môn; tham gia phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ.
Câu 51. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng IV thể hiện tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 trong Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 là:
A. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học của học sinh
B. Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học
C. Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học
D. Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học
Câu 52. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng IV thể hiện tại Điểm d Khoản 1 Điều 6 trong Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/09/2015 là:
A. Tham gia phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, phụ đạo học sinh yếu kém cấp tiểu học.
B. Giảng dạy, giáo dục học sinh theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học cấp tiểu học.
C. Vận dụng các sáng kiến kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng vào thực tế giảng dạy, giáo dục và làm đồ dùng, thiết bị dạy học cấp tiểu học.
D. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức lớp học, tổ chức hoạt động dạy học và đánh giá kết quả học tập theo hướng phát huy tính chủ động, tích cực, hình thành năng lực và phương pháp tự học của học sinh
Câu hỏi 53. Vị trí trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân
A. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tài khoản và con dấu riêng
B. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng
C. Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân và con dấu riêng
D. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 54. Có mấy nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học?
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
Câu hỏi 55. Đâu là nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học?
A. Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương
B. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục
C. Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 56. Điều lệ trường tiểu học quy định Hội đồng trường họp thường kì ít nhất mấy lần trong một năm học?
A. 1 lần
B. 2 lần
C .3 lần
D. 4 lần
Câu 57.Điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm kì của Hội đồng trường là:
A. 5 năm
B. 4 năm
C. 3 năm
D. 2 năm
Câu 58. Điều lệ trường tiểu học quy định tuổi của học sinh tiểu học:
A. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi
B. Tuổi của học sinh tiểu học từ 6 đến 14 tuổi
C. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 11 tuổi
D. Tuổi của học sinh tiểu học từ 7 đến 14 tuổi
Câu 59. Điều lệ trường tiểu học quy định Tổ chuyên môn có:
A. Ít nhất 3 thành viên
B. Ít nhất 4 thành viên
C. Ít nhất 5 thành viên
D. Ít nhất 6 thành viên
Câu hỏi 60: Ở nước ta, Nhân dân trực tiếp bầu ra các cơ quan nào sau đây ?
A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
B. Quốc hội và Chính phủ
C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
D. Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
Đề thi thử viên chức giáo dục năm 2019 – Đề 2
Câu 1: Phạm vi điều chỉnh của luật giáo dục là gì?
A. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
B. Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường, cơ sở giáo dục khác của hệ thống giáo dục quốc dân, của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
C. Luật giáo dục quy định về hệ thống giáo dục quốc dân; của cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân; tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động giáo dục
D. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách.
Câu 2: Mục tiêu của giáo dục:
A. Thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục.
B. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
C. Thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục
D. Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Tính chất của giáo dục?
A. Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
B. Đảm bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi người học
C. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc,khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng
D. Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, lấy chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Câu 4: Nguyên lý của nền giáo dục?
A. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
B. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
C. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục lý thuyết kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
D. Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.
Câu 5: Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm?
A. Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên
B. Giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông
C. Giáo dục đại học, phổ thông, dạy nghề.
Câu 6: Có mấy cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Yêu cầu về nội dung giáo dục?
A. Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.
B. Giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo.
C. Bảo tính cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và có hệ thống; coi trọng giáo dục tư tưởng và ý thức công dân; kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi người học.
D. Giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức kĩ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo
Câu 8: Chương trình giáo dục có mấy nội dung, nằm ở điều nào?
A. 2 điều 4
B. 3 điều 6
C. 4 điều 6
D. 5 điều 4
Câu 9: Cơ quan nào quy định việc thực hiện chương trình theo hình thức tích lũy tín chỉ?
A. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Hiệu trưởng trường đại học.
Câu 10: Cơ quan nào quy định việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường và csgd khác?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Hiệu trưởng trường tiểu học.
D. Thủ tướng chính phủ
Câu 11: Cơ quan nào quy định việc dạy và học tiếng nước ngoài của dân tộc thiểu số?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Hiệu trưởng trường tiểu học.
D. Thủ tướng chính phủ.
Câu 12: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
A. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo,tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường
C. Giáo dục lành mạnh và an toàn.
D. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước
Câu 13: Phổ cập giáo dục
A. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ
B. cập giáo dục trung học cơ sở
C. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ
D. cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục trung học phổ thông.
Câu 14: Cơ quan nào quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Thủ tướng chính phủ.
Câu 15: Nội dung sau thuộc điều bao nhiêu?
Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội hóa giáo dục là sự nghiệp của nhà nước và toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiệnđa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và công dân có trách nhiệm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn.
A. Điều 9: Phát triển giáo dục
B. Điều 11: Phổ cập giáo dục
C. Điều 13: Đầu tư cho giáo dục
D. Điều 12: Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
Câu 16: Quản lý nhà nước về giáo dục?
A. Nhà nước tạo điều kiện cho nhà trường và cơ sở giáo dục khác tổ chức nghiên cứu, phổ biến, ứng dụng khoa học, công nghệ; kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từng bước thực hiện vai trò trung tâm văn hóa, khoa học, công nghệ của địa phương hoặc của cả nước
B. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục.
C. Nhà trường và cơ sở giáo dục khác phối hợp với tổ chức nghiên cứu khoa học, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Nhà nước có chính sách ưu tiên phát triển nghiên cứu, ứng dụng và phổ biến khoa học giáo dục. Các chủ trương chính sách về giáo dục phải được xây dựng trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
Câu 17: Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
A. Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục
B. Nhà giáo phải không ngừng học tập nêu gương tốt cho người học
C. Nhà giáo giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục
D. Nhà giáo phải không ngừng học tập nêu gương tốt cho người học
E. Nhà giáo giữ vai trò chính trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục
F. Nhà giáo phải nêu gương tốt cho người học
Câu 18: Cơ quan nào có trách nhiệm chỉ đạo việc kiểm định chất lượng giáo dục
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo
Câu 19: Không lợi dụng các hoạt động giáo dục để làm gì?
A. Để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong, mỹ tục, truyền bá mê tín, lôi kéo người học vào các tệ nạn xã hội.
B. Để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, phá hoại thuần phong, mỹ tục, truyền bá mê tín.
Câu 20: Cơ quan nào quy định những trường hợp cụ thể có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với những học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo
Câu 21: Giáo dục phổ thông gồm
A. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi
B. Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi học của học sinh vào lớp một là sáu tuổi. Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
Câu 22: Mục tiêu của giáo dục phổ thông bao gồm mấy mục tiêu?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 23: Mục tiêu của giáo dục phổ thông
A. Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn
B. Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
C. Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
D. Nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Câu 24: Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông
A. Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
B. Đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
C. Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kĩ thuật và hướng nghiệp.
D. Đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Câu 25: Yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông
A. Củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo kiến thức phổ thông,cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
B. Đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
C. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Câu 26: Cơ quan nào ban hành chương trình giáo dục phổ thông và chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo
Câu 27: Cơ quan nào quy định cụ thể về trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân?
A. Bộ Giáo Dục và Đào tạo
B. Chính Phủ
C. Nhà nước
D. Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo
Câu 28: Luật giáo dục 2005 được Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 7 thông qua ngày tháng năm nào? Có hiệu lực thi hành từ ngày nào?
A. Thông qua ngày 14/01/2005 – Hiệu lực thi hành từ 01/01/2006
B. Thông qua ngày 14/06/2005 – Hiệu lực thi hành từ 01/01/2006
C. Thông qua ngày 14/06/2005 – Hiệu lực thi hành từ 01/01/2006
D. Thông qua ngày 16/04/2005 – Hiệu lực thi hành từ 01/01/2006
Câu 29: Mục tiêu của phát triển giáo dục là gì?
A. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
B. Phát triển kinh tế xã hội, tiến bộ KH, công nghệ, củng cố quốc phòng an ninh.
C. Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa.
D. Mở rộng quy mô trên cơ sở bảo đảm chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào
E. Tạo và sử dụng.
Câu 30: Nêu trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục?
A. Không ngừng học tập ,rèn luyện nên gương, nâng cao trách nhiệm cá nhân.
B. Tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục.
C. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chức đạo đức, trình độ cá nhân.
Đáp án Đề ôn luyện thi công chức viên chức
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Đáp án | A | D | C | D | A | C | C | C | A | D | B | A | A | C | D |
Câu | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | B | A | D | A | D | B | C | A | D | C | D | D | B | A | B |