Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Gia Lai, gồm 4 câu phần đọc hiểu và 3 câu làm văn. Thông qua đề thi này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề thi, rút ra cách phân bổ thời gian hợp lý trong quá trình làm bài thi. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo:
Bạn đang đọc: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 – 2021 trường THPT Chuyên Gia Lai
Đề thi môn Văn vào lớp 10 chuyên tỉnh Gia Lai 2020
Sở GD&ĐT Gia Lai ĐỀ CHÍNH THỨC |
KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN Môn: Ngữ Văn |
PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Sự chia sẻ cũng làm giảm bớt đi những nỗi sợ hãi, nhàm chán trong cuộc sống của chúng ta do nó thúc đẩy những mối giao tiếp xã hội và làm tăng cảm giác sống có mục địch, cảm giác an toàn cho mỗi người.
Một kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, những người xem nhiều tin tức trên truyền hình thường lo sợ thái quá về mối nguy đối với cuộc sống bình yên, hạnh phúc của họ. Nguyên do là vì phần lớn các chương trình truyền hình đều tập trung đưa thêm những bản tin, những hình ảnh rùng rợn, bất an, làm nảy sinh tâm lí hoang mang, sợ hãi trong lòng khán giả.
Và đáng ngại hơn, cuộc sống hiện đại đang xuất hiện ngày một nhiều “những cái kén người” tìm cách sống thu mình. Nói cách khác, những người này chỉ muốn tự nhốt mình trong tháp ngà của những mối quan hệ với người thân mà tự đánh mất dần mối quan hệ với xung quanh. Chính lối sống ích kỉ này càng làm cho họ dễ bị kẻ xấu tấn công và dễ gặp những chuyện nguy hiểm hơn.
Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng. Từ đó bắt đầu một quá trình tạo nên sự khác biệt, Cội nguồn của mọi hiểm nguy đều xuất phát từ hệ quả của những mặt trái xã hội, nhưng thường thì chúng ta không dám nhìn thẳng vào vấn đề này. Bản chất của sự việc diễn ra không quan trọng bằng cách mà chúng ta đón nhận những sự việc đó. Chúng ta cần có thái độ thích hợp để làm giảm thiểu những nguyên nhân gây ra mọi bất ổn trong cuộc sống của mình.
(Cho đi là còn mãi – Azim Jamal& Harvey McKinno)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định một phép liên kết được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2 (0.5 điểm): Theo tác giả, sự chia sẻ có những tác dụng gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Em hiểu thế nào về ý kiến của tác giả: Cách tốt nhất để vượt qua nỗi sợ hãi là hãy đối mặt với chúng?
Câu 4 (1.0 điểm): Điều em tâm đắc nhất qua văn bản trên là gì? Vì sao?
PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm): Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau:
Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rần rần. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hắn đi:
– Liệu có thật không hở bác? Hay là chỉ lại….
– Thì chúng tôi vừa ở dưới ấy lên đây mà lại Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam-nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.
Có người hỏi:
– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…
– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chem chép miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:
– Hà, nắng gớm, về nào…
Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:
– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.
Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đâu nhà chơi sậm chơi sại với nhau.
Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ dàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy tư? Khốn nạn, băng âm tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:
– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.
Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!…
(Trích Làng – Kim Lân, Ngữ văn 9, tập một, NXB GD, H. 2010, tr 165-166)
Đáp án tham khảo đề tuyển sinh vào lớp 10 Chuyên môn Văn tỉnh Gia Lai
>> Đang cập nhật…