Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (Dàn ý + 3 mẫu)

Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (Dàn ý + 3 mẫu)

Download.vn xin giới thiệu những bài văn văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực, đây là những bài văn được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.

Bạn đang đọc: Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (Dàn ý + 3 mẫu)

Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực (Dàn ý + 3 mẫu)

Dưới đây là dàn ý chi tiết và một số bài văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực là tài liệu hữu ích giúp cho các bạn học sinh có thêm kiến thức về cách viết văn nghị luận xã hội lớp 12 và hành trang bước vào kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, mời các bạn cùng tham khảo và tải tại đây.

Bài văn văn mẫu lớp 12: Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

    Dàn ý nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực

    I. Mở bài:

    – Giới thiệu về William Shakespeare và câu nói : “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”

    II. Thân bài:

    – Giải thích khái niệm lòng trung thực

    – Vai trò, ý nghĩa của lòng trung thực

    – Phân tích về lòng trung thực trong cuộc sống

    – Nếu không có lòng trung thực thì sao?

    – Phản đề

    – Mở rộng vấn đề

    III. Kết bài:

    – Khẳng định lại giá trị của lòng trung thực

    Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực – Mẫu 1

    William Shakespeare là nhà văn nổi tiếng bậc nhất của nước Anh, không những thế ông còn được mệnh danh là nhà viết kịch đi trước thời đại. Thật vậy, ông là người có tư tưởng mang tầm vóc thời đại, và con người vĩ đại ấy đã để lại câu nói đầy triết lý khiến chúng ta phải suy ngẫm: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”.

    “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực” là một quan điểm hoàn toàn đúng đắn. Đúng vậy, không có thứ gì quý hơn lòng trung thực của mỗi người. Trung thực là một đức tính quý giá của con người, là sự ngay thẳng trong tính cách, trong cách suy nghĩ và hành động của con người. Người trung thực không bao giờ nói dối, không nói sai, không phóng đại sự thật.

    Thật vậy, người sống trung thực sẽ luôn được mọi người tin tưởng và yêu quý. Trung thực giúp con người ta có thể thành thật với nhau, không lừa gạt giả dối sẽ khiến cuộc sống con người bớt mệt mỏi và dễ dàng hơn. Trung thực giúp ta có được lòng tin của mọi người, được đánh giá cao trong công việc, người trung thực cũng là người sẵn sàng nhận lỗi lầm của mình để sửa chữa từ đó sẽ dễ dàng được người khác cảm thông và tin cậy. Trung thực có vai trò to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

    Như chúng ta đã biết lòng trung thực là một đức tính rất quý giá đối với mỗi người. Hãy thử hình dung xem gia đinh của chúng ta sẽ hạnh phúc biết bao nếu như mỗi thành viên trong gia đình biết sẻ chia, thành thật với nhau. Rồi trong tình yêu cũng vậy, nếu đôi bên luôn thành thật và tin tưởng nhau sẽ không có chuyện bất đồng vì không hiểu nhau, không có giả dối tình yêu sẽ bền vững và ấm áp biết mấy. Và lòng trung thực của những em nhỏ với thầy cô, cha mẹ là việc hoàn toàn cần thiết. Đôi khi chỉ cần thành thật nhận lỗi về những lỗi lầm mà mình gây ra cũng đủ để khiến người khác cảm thấy sự an ủi và dễ dàng tha thứ hơn.

    Người ta thường truyền miệng nhau “một là không nói dối, hai là không nói dối nhiều lần” , và điều này hoàn toàn đúng. Bởi nếu ngay từ khi bắt đầu bạn đã không trung thực thì cả cuộc đời sau đó bạn phải giả dối để tiếp tục câu nói của mình. Con người thường khó khăn trong việc tự nhận lỗi về bản thân mình vì họ rất coi trọng bản thân. Thậm chí họ có thể hạ thấp người khác, sai bất chấp để tiếp tục bào chữa cho sai lầm của mình. Thế nhưng sau tất cả con người ta nhận lại từ sự cố chấp của bản thân mình là gì, là cảm giác hân hoan của sự chiến thắng hay là sự đổ vỡ trong những mối quan hệ và những sai lầm nối tiếp nhau.

    Bởi vậy trong cuộc sống rất cần có sự trung thực. Nếu chúng ta không trung thực chúng ta sẽ luôn phải đối đầu với những vấn đề lớn hơn, liên tục gặp khó khăn và cảm thấy mệt mỏi vì phải trở thành diễn viên chính của vở kịch mà mình đang diễn. Nếu cứ tiếp tục bất chấp tất cả mà không tỉnh ngộ sẽ dần đánh mất bản thân mình, phải sống một cuộc đời giả dối, bị mọi người xa lánh, coi thường. Cuộc đời có gì quý hơn danh dự và lòng trung thực. Không thành thật với bản thân, dối lừa người khác cũng là đang tự đánh mất danh dự của mình, rồi cứ thế các mối quan hệ sẽ ngày càng xấu đi và bạn sẽ trở nên cô độc. Liệu vài giây phút giả dối để thỏa mãn cái tôi của bản thân có đáng giá đủ để đánh đổi cả danh dự và lòng trung thực?

    Thật vậy lòng trung thực rất quan trọng thế nhưng không phải lúc nào con người ta cũng cần phải thành thật. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp sự thiếu trung thực nhưng đầy nhân đạo của bác sĩ khi không cho bệnh nhân biết bệnh tình thực sự của họ. Có thể người bệnh ấy sẽ chẳng thể sống được bao lâu nữa nhưng bác sĩ vẫn khẳng định với họ rằng họ chỉ bị bệnh nhẹ và nếu điều trị tốt sẽ khỏi. Dây là lời nói dối nhưng chẳng phải là xuất phát từ tấm lòng của vị lương y muốn cho bệnh nhân của mình sống những ngày tháng cuối cùng không phải quá lo nghĩ. Chẳng phải sự thiếu trung thực ở đây là nhân đạo hay sao?

    Và chúng ta cũng cần nhớ rằng trung thực không có nghĩa là có gì nói đấy, nói mà bất chấp sự thật có ra sao. Trung thực đi kèm với trách nghiệm phải kiểm chứng sự thật trước khi nói vì cuộc đời lắm chuyện thị phi và sự thật thường không như chúng ta nghe được. Vì vậy trước khi thành thật nói ra điều gì đó cũng cần phải kiểm chứng sự thật, tránh để câu chuyện rẽ sang một hướng khác khiến xã hội điên đảo phi phi này thêm mỏi mệt.

    Trung thực, một đức tính quý báu của con người không thể thiếu được. Và để mỗi người cần phải thực tế trong cuộc sống, thành thật trong những câu chuyện của mình và đặc biệt phải tỉnh táo với những chuyện thường nhật đang xảy ra. Hãy sống bằng tấm lòng, sống thật với những gì mình có, dù không kiêu sa đài các, không nguy nga tráng lệ như người khác nhưng đó cũng là cuộc đời của mình. Là những gì mà mình dành trọn tuổi trẻ để trải qua vì vậy hãy trân trọng và hãnh diện với những gì mình có, sống thật với cuộc đời của mình.

    Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực – Mẫu 2

    Suốt hàng triệu năm lịch sử của loài người đã có biết bao nhiêu di sản được tạo nên. Có những di sản đã trở thành kỳ quan khiến cả thế giới trầm trồ và ai cũng mơ ước được đặt chân tới. Vậy nhưng nhà soạn kịch nổi tiếng bậc nhất thế giới W. S. Peare lại cho rằng: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Điều gì khiến ông hoàng kịch lãng mạn lại cho trung thực là điều quý giá hơn bất cứ di sản nào? Lòng trung thực chẳng còn xa lạ với chúng ta. Ai cũng hiểu đó là đức tính tốt đẹp của con người, luôn sống thật, sống công bằng, không giả dối với người khác và trong mọi công việc. Lòng trung thực đúng là quý hơn bất cứ thứ gì. Bởi nó chính là thứ để khẳng định một nhân cách tốt đẹp, một con người có lương tri. Chỉ cần bạn sống chân thành, không dối trá đã đủ để cho cuộc đời này tươi đẹp. Lòng trung thực giúp xã hội tiến bộ, văn minh hơn, đạt đến giá trị nhân văn ở mức cao nhất. Biết trân quý lòng trung thực giữa con người với con người luôn chỉ có niềm vui. Có lẽ bởi vậy mà cố tổng thống Mỹ A. Lincoln đã viết một bức thư đầy tâm huyết cho thầy hiệu trưởng nơi con mình học, rằng hãy dạy cháu nó biết trung thực để thành người. Và thế giới đã chẳng còn xa lạ với những vụ án rúng động về sự tham nhũng, lạm dụng chức quyền… Để mất đi lòng trung thực, con người còn mất đi cả niềm tin vào cuộc sống. Hay bạn đã bao giờ mất đi một người bạn thân thiết chỉ vì thiếu đi lòng trung thực? Nói vậy để biết lòng trung thực quý giá đến nhường nào! Đang ở độ tuổi sắp bước ra cuộc đời rồi đó, hành trang đầu tiên bạn cần mang theo là lòng trung thực. Hãy cứ trung thực với đời, với người và nỗ lực bằng tất cả những gì bản thân có, điều đó sẽ giúp bạn thành công!

    Nghị luận về câu Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực – Mẫu 3

    William Sh.Peare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *