Mẫu bài dạy minh họa môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học Mô đun 2 là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 2, giúp thầy cô tham khảo, phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới.
Bạn đang đọc: Mẫu bài dạy minh họa môn Tự nhiên và xã hội Tiểu học Mô đun 2
Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm giáo án minh họa môn Tiếng Việt, Lịch sử – Địa lý, Mĩ thuật, cùng 11 câu phân tích kế hoạch bài dạy cấp Tiểu học. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
Kế hoạch bài dạy môn Tự nhiên và xã hội Mô đun 2
CHỦ ĐỀ: CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG
Bài: HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG
(2 Tiết)
1. Yêu cầu cần đạt của chủ đề/bài học
1.1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng
– Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng,
– Kể được tên các loại đường giao thông.
– Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh.
– Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.
– Nêu được quy định khi đi trên một số phương tiện giao thông (xe máy, xe buýt, đò thuyền,….) và chia sẻ với những người xung quanh cùng thực hiện.
1.2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực
1. Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học: HS thực hiện được yêu cầu nhiệm vụ học tập.
– Giao tiếp, hợp tác: Học sinh tích cực làm việc theo nhóm.
– NL GQVĐ: Tuân theo quy định luật an toàn giao thông.
2. Năng lực đặc thù:
– Kể được tên các loại đường giao thông. Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng.
– Phân biệt được một số loại biển báo giao thông (biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh. Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông.
– Xử lí được các tình huống khi tham gia giao thông.
3. Phẩm chất:
– Trách nhiệm(thực hiện nghiêm túc quy định biển báo, nhắc nhở tuyên truyền mọi người cùng thực hiện)
4. Chuẩn bị
Giáo viên: máy tính, tranh ảnh, các loại biển báo, chiếc hộp bí mật, phiếu học tập, các thẻ phương tiện giao thông.
III. Tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
HOẠT ĐỘNG 1. KHỞI ĐỘNG | |
Mục tiêu: – Tạo động lực; tạo niềm vui, hứng thú Để giới thiệu vấn đề cần học. Nội dung hoạt động: – Hoạt động trò chơi: “chiếc hộp bí mật”.(GV chuẩn bị một số câu hỏi về giao thông). Tổ chức hoạt động: – Nêu tên trò chơi. – Hướng dẫn cách chơi. – Tổ chức chơi. |
Bài hát: Đường em đi – Lắng nghe. – Tham gia trò chơi. |
HOẠT ĐỘNG 2. KHÁM PHÁ |
|
HĐ 2.1. Tìm hiểu các phương tiện và loại đường giao thông. Mục tiêu: – Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. – Kể được tên các loại đường giao thông. Phương pháp: KT động não, thảo luận nhóm Tổ chức hoạt động: a. Các phương tiện giao thông: – Cho HS suy nghĩ cá nhân: + Nêu được một số phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. – Yêu cầu chia sẻ nhóm đôi về các phương tiện giao thông và tiện ích của chúng. – GV mời đại diện nhóm báo báo. – GV nhận xét, kết luận. b. Các loại đường giao thông Mục tiêu: Kể tên các loại đường giao thông Phương pháp: Thảo luận nhóm Tổ chức hoạt động: – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, yêu cầu học sinh:Sắp xếp các phương tiện giao thông theo các loại đường giao thông cho phù hợp. – GV nhận xét, kết luận. HĐ 2.2. Tìm hiểu các biển báo giao thông Mục tiêu: – Phân biệt được một số loại biển báo giao thông(biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo nguy hiểm..) qua hình ảnh. – Giải thích được sự cần thiết phải tuân theo quy định của các biển báo giao thông. Nội dung: Phương pháp: Thảo luận nhóm Tổ chức hoạt động: – GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4, yêu cầu học sinh các nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau: Nối đúng các biển báo giao thông vào các loại biển báo thích hợp. – GV nhận xét. – GV hỏi: + Làm thế nào em biết đó là các biển báo cấm/ biển báo nguy hiểm/ biển báo chỉ dẫn/biển hiệu lệnh? + Có mấy loại biển báo giao thông? + Vì sao khi tham gia giao thông chúng ta phải tuân theo các biển báo giao thông? – Nhận xét, kết luận. |
– HS suy nghĩ cá nhân và trả lời: – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Một số phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp, ô tô, xe tải, tàu hỏa, máy bay, thuyền, ca nô,… + Tiện ích: dùng để vận chuyển người, hàng hóa,… – HS các nhóm làm vào phiếu học tập: gắn thẻ các phương tiện giao thông vào các loại đường giao thông phù hợp – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Đường bộ: xe máy, xe ô tô, xe đạp,… + Đường thủy: tàu, thuyền, ca nô,… + Đường sắt: tàu lửa + Đường hàng không: máy bay,.. – HS các nhóm làm vào phiếu học tập: Nối các biển báo giao thông vào các loại biển báo thích hợp. – Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – Vì các biển báo giao thông cùng loại có những đặc điểm giống nhau (Biển báo cấm có viền đỏ, hình vẽ bên trong màu đen, nền trắng; biển báo nguy hiểm có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen,..) + Có 4 loại biển báo giao thông: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển báo chỉ dẫn, biển báo hiệu lệnh. + Vì để đảm bảo an toàn cho mình và cho người khác,… – HS nhắc lại, ghi nhớ. |
HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH, VẬN DỤNG |
|
BT.1. Hành động nào đúng? Tổ chức hoạt động: Cá nhân – GV đưa nội dung bài 8 tập. – GV yêu cầu HS lựa chọn các tình huống đúng do GV đưa ra. 1. Khi đi bộ, em đi như thế nào là đúng quy định? 2. Hành động nào là đúng khi ngồi trên xe máy, ô tô? 3. Khi đi trên thuyền, ghe,.. bạn nào hành động đúng? – Trong quá trình HS trả lời, GV yêu cầu HS giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó. – GV nhận xét, kết luận. |
– Hình 2, 3 – Hình 1, 4 – Hình 1, 2 – HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. |
BT.2. Xử lí tình huống Tổ chức hoạt động: Trò chơi đóng vai Tổ chức thực hiện: – GV chuẩn bị một số tình huống giao cho các nhóm (4 nhóm) để thảo luận, đóng vai và xử lí tình huống. – GV nhận xét, kết luận. – Vận dụng: Dặn HS về nhà chia sẻ với người thân và những người xung quanh về những điều đã học. |
– Hoạt động thảo luận, đóng vai và cách xử lí tình huống của các nhóm. – Cách nhận xét của HS. |
PHỤ LỤC
1. Bài hát: Đường em đi (Hoạt động: Khởi động)
2. Câu hỏi ở hộp bí mật: (Hoạt động: Khởi động)
– Đèn tín hiệu gồm có mấy màu?
– Em đi học bằng phương tiện gì?
– Kể tên một phương tiện di chuyển trên sông?
3. Các thẻ ghi phương tiện giao thông.(nhiều thẻ)
Phiếu học tập
Đường giao thông thứ 1 | Đường giao thông thứ 2 | Đường giao thông thứ 3 | Đường giao thông thứ 4 |
4. Các loại biển báo: biển báo cấm/ biển báo nguy hiểm/ biển báo chỉ dẫn/biển hiệu lệnh.
5. Tranh ảnh các tình huống tham gia giao thông. (chọn đáp án đúng ở phần luyện tập).
6. Các tình huống.