Tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ trích trong Đại Việt sử kí toàn thư, được giới thiệu trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Download.vn sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả Ngô Sĩ Liên, nội dung tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ. Mời bạn đọc tham khảo!
Bạn đang đọc: Tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ
Tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ
I. Đôi nét về tác giả Ngô Sĩ Liên
– Ngô Sĩ Liên, chưa rõ năm sinh và năm mất, người làng Chúc Lý, huyện Đức Chương, nay thuộc xã Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
– Ông đã đỗ Tiến sĩ năm 1442 dưới triều Lê Thái Tông, được cử vào Viện Hàn lâm.
– Đến đời vua Lê Thánh Tông, ông giữ chức Hữu thị lang bộ Lễ, Triều liệt đại phu kiêm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, Tu soạn Quốc sử giám.
II. Giới thiệu về Thái sư Trần Thủ Độ
1. Xuất xứ
– Văn bản Thái sư Trần Thủ Độ trích trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.
– Đại Việt sử ký toàn thư là bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại do Ngô Sĩ Liên biên soạn, hoàn tất năm 1479, gồm 15 quyển, ghi chép lịch sử từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).
– Tác phẩm được biên soạn dựa trên cơ sở sách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu ở thời Trần và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên ở đầu thời Hậu Lê.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
– Phần 1. Từ đầu đến “quyền hơn cả vua”. Giới thiệu về nhân vật lịch sử Trần Thủ Độ.
– Phần 2. Tiếp theo đến “Vua bèn thôi”. Những sự kiện xảy ra trong cuộc đời Trần Thủ Độ.
– Phần 3. Còn lại. Vẻ đẹp phẩm chất và vai trò lịch sử quan trọng của Trần Thủ Độ.
3. Tóm tắt
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Bấy giờ có người nói Trần Thủ Độ chuyên quyền, lấn lướt quyền hạn của nhà vua. Trước mặt vua, ông đã xác nhận người nọ chỉ đúng tội và còn xin ban thưởng cho hắn ta. Người lính gác ngăn kiệu của Linh Từ Quốc Mẫu – vợ của Trần Thủ Độ, không cho đi qua cửa cấm. Khi biết rõ sự tình, ông đã không trách phạt mà còn khen ngợi và ban thưởng cho tên lính gác giữ nguyên phép nước. Quốc Mẫu xin cho riêng một người làm câu đương. Trần Thủ Độ đồng ý nhưng với điều kiện người kia phải chặt một ngón chân để phân biệt với người khác, người kia không dám đến xin nữa. Vua Trần Thái Tông có ý phong chức tướng cho anh trai của Trần Thủ Độ là Trần An Quốc, ông kiên quyết từ chối để chống lại thói gia đình trị, kéo bè kết đảng, sử dụng những người không có thực lực.
Thái sư Trần Thủ Độ
Nghe đọc tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ:
Giáp Tý, năm thứ bảy.
Mùa xuân, tháng giêng.
Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71); truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương.
Thủ Độ tuy không có học vấn, nhưng tài lược hơn người, làm quan triều Lý được mọi người suy tôn. Thái Tông lấy được thiên hạ đều là nhờ mưu sức của Thủ Độ cả, cho nên nhà nước phải nhờ cậy, quyền hơn cả vua.
Bấy giờ có người hặc, vào ra mắt Thái Tông, khóc nói rằng:
– Bệ hạ trẻ thơ mà Thủ Độ quyền hơn cả vua, đối với xã tắc sẽ ra sao?
Vua lập tức hạ lệnh xa giá đến nhà Thủ Độ và đem cả người hặc đó đi theo. Vua đem lời của người hặc nói tất cả cho Thủ Độ biết. Thủ Độ trả lời:
– Đúng như lời người ấy nói.
Rồi lấy tiền lụa thưởng cho anh ta.
Linh Từ Quốc Mẫu có lần ngồi kiệu đi qua chỗ thềm cấm, người quân hiệu ngăn lại không cho đi. Về nhà, khóc bảo Thủ Độ rằng:
– Mụ này làm vợ ông mà bọn quân hiệu khinh nhờn như thế.
Thủ Độ giận, sai đi bắt. Người quân hiệu kia biết chắc mình phải chết. Khi đến nơi, Thủ Độ vặn hỏi trước mặt. Anh ta đem sự thực trả lời. Thủ Độ nói:
– Ngươi ở chức thấp mà biết giữ phép như thế, ta còn trách gì nữa?
Bèn lấy vàng lụa ban thưởng rồi cho về.
Thủ Độ từng duyệt định sổ hộ khẩu, Quốc Mẫu xin cho riêng một người làm câu đương. Thủ Độ gật đầu và biên lấy họ tên quê quán của người đó. Khi xét duyệt đến xã nọ, hỏi rằng, tên kia đâu. Người ấy mừng, chạy đến. Thủ Độ nói:
– Ngươi vì có Công chúa xin cho được làm câu đương, không ví như người câu đương khác được, phải chặt một ngón chân để phân biệt.
Tên kia kêu van xin thôi, hồi lâu mới tha cho; từ đấy không ai dám đến nhà thăm riêng nữa.
Thái Tông từng muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng. Thủ Độ nói:
– An Quốc là anh thần, nếu là người hiền[9] thì thần xin nghỉ việc, còn như cho thần là hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc. Nếu anh em cùng là tướng thì việc trong triều sẽ ra sao?
Vua bèn thôi.
Thủ Độ tuy làm tể tướng mà phàm công việc không việc gì là không để ý. Vì thế mà giúp nên nghiệp vương, giữ được tiếng tốt cho đến chết. Thái Tông có làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ quý mến khác người /…/.