Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Sinh học lớp 12 – Vòng 1, bảng A (có đáp án)

Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Sinh học lớp 12 – Vòng 1, bảng A (có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LONG AN

Bạn đang đọc: Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh Long An môn Sinh học lớp 12 – Vòng 1, bảng A (có đáp án)

(Đề thi chính thức)

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 CẤP TỈNH – VÒNG 1
Ngày thi: 06 / 10 / 2011
Môn thi: SINH HỌC Bảng: A
Thời gian làm bài: 180 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (2 điểm)

1-1. Bào quan nào khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật từ đó phản ánh được những đặc điểm khác nhau của giới Thực vật với giới Động vật? (Có giải thích)

1-2. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ một tế bào lưỡng bội tạo ra số tế bào mới có 192 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi.
a. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu?
b. Nếu cho rằng các tế bào mới tạo thành tiếp tục nguyên phân. Xác định số tâm động ở kì đầu; Số cromatit ở kì giữa là bao nhiêu?

Câu 2: (2 điểm)

2-1. Tại sao nói nấm men là “ân nhân” và cũng là “tội phạm” đối với đời sống con người?

2-2. Khi tiến hành muối chua rau cải, người ta thực hiện như sau:
Rau cải cắt nhỏ 3 – 4cm, phơi cho se mặt rồi cho rau vào trong hũ. Pha nước muối NaCl 5-6% và đổ cho ngập rau cải. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm. Có thể thêm 2 thìa cà phê đường saccarôzơ hòa tan. Muốn sớm sử dụng có thể thêm ½ bát nước dưa chua. Khoảng 2 – 3 ngày thì có thể sử dụng được nhưng để lâu dưa sẽ bị khú. Hãy giải thích:
– Tại sao phải nén chặt, đậy kín và sử dụng nước muối có tác dụng gì?
– Bổ sung đường và thêm một ít nước dưa cũ nhằm mục đích gì?
– Vì sao dưa để lâu sẽ bị khú?

Câu 3: (2 điểm)

3.1. Tại sao nói: Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời? Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?

3-2. Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô:
– Số lượng tế bào khí khổng trên 1cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1cm2 biểu bì trên là 9300.
– Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100cm2.
– Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 x 3,3 m. Biết 1m = 10-3 mm
Hãy cho biết:
a. Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bao nhiêu?
b. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy?
c. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (khoảng 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá)?

Câu 4: (2 điểm)

4-1. Trong quá trình tiến hóa, động vật chuyển từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào?

4-2. Tại sao thiếu Iôt trong thức ăn và nước uống, trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp?

Câu 5: (6 điểm)

5-1. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen dị hợp được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường; cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường.
a. Các loại giao tử có thể có từ quá trình giảm phân của tế bào trên?
b. Số lượng từng loại nucleotit của hợp tử do thụ tinh giữa các giao tử của tế bào sinh tinh nói trên với tế bào trứng bình thường của cơ thể aabb?
c. Nêu cơ chế phát sinh đột biến thể lệch bội?
Biết cặp alen Aa dài 510 nanomet, alen A có 3600 liên kết hidro, alen a có tổng tỉ lệ Adenin và loại nucleotit khác chiếm 40%. Cặp alen Bb mỗi alen đều dài 306 nanomet, alen B có Timin bằng 20%, alen b có tỉ lệ các loại nucleotit đều bằng nhau.

5-2. Xét một cặp alen AA nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi alen dài 408 nanomet, tỉ lệ A : G = 3 : 1. Đột biến làm alen A thành alen a, tạo nên cặp dị hợp Aa. Alen a có tỉ lệ 33,48% nhưng chiều dài không đổi.
a. Đột biến trên ảnh hưởng cấu trúc gen như thế nào?
b.Nếu đột biến làm thay đổi codon thứ 5 thì chuỗi polipeptit trong phân tử protein bị ảnh hưởng như thế nào?

Câu 6: (6 điểm)
6-1. Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen BbDd, loài thứ hai có kiểu gen. Biết mỗi cặp alen qui định một cặp tính trạng tương phản.
a. Nêu đặc điểm chung về kiểu gen của 2 loài?
b. Nêu qui luật di truyền chi phối mỗi loài? Làm thế nào để nhận biết kiểu gen của mỗi loài?

6-2. Cho cây F1 giao phấn với 2 cây khác:
– Với cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả bầu dục, chua; 5 cây quả tròn, chua; 5 cây quả bầu dục, ngọt.
– Với cây thứ hai được thế hệ lai gồm 21 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả tròn, chua; 9 cây quả bầu dục, chua; 3 cây quả bầu dục, ngọt.
Biết mỗi gen qui định một tính trạng; quả ngọt là tính trạng trội so với quả chua.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp.

Download tài liệu để xem thêm chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *