Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo

Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 Chân trời sáng tạo (Bản 2) năm 2024 – 2025 giúp quý thầy cô giáo có thêm nhiều gợi ý tham khảo để nhanh chóng xây dựng được kế hoạch dạy học cho trường của mình.

Bạn đang đọc: Kế hoạch dạy học môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo

Kế hoạch dạy học Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Chân trời sáng tạo được thực hiện từ năm học 2024 – 2025 theo hướng chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông mới. Sau khi giáo viên xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết, trình tổ chuyên môn duyệt. Bên cạnh đó quý thầy cô tham khảo thêm: Phân phối chương trình môn Lịch sử – Địa lí 9 Chân trời sáng tạo, Phân phối chương trình Tin học 9 Chân trời sáng tạo.

Phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 9 Chân trời sáng tạo

(BẢN 2)

Cả năm: 35 tuần x 3 tiết = 105 tiết;

Học kì I: 18 tuần x 3 tiết/tuần = 54 tiết; Học kì II: 17 tuần x 3 tiết/tuần = 51 tiết

HỌC KÌ 1

THỜI GIAN

CHỦ ĐỀ

YÊU CẦU CẦN DẠT

CÁC HOẠT ĐỘNG

Tuần 1 – 4

(tiết 1 – tiết 12)

Chủ đề 1: Thể hiện kĩ năng giao tiếp, ứng xử và sống hài hòa

– Nhận diện được điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân;

– Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hoà

với bạn bè, thầy cô;

– Thực hiện được đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

– Nhận diện điểm tích cực và điểm chưa tích cực trong hành vi giao tiếp, ứng xử của bản thân;

– Thể hiện thái độ tôn trọng sự khác biệt với các bạn và thầy cô;

– Sống hài hoà với các bạn và thầy cô;

– Khảo sát thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

Tuần 5 – 8

(tiết 13 – tiết 24)

Chủ đề 2: Thích nghi với những thay đổi trong cuộc

sống

– Ứng phó được với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống;

– Tìm hiểu về những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống;

– Khám phá được khả năng thích nghi của bản thân với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống;

– Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao;

– Biết cách tạo động lực cho bản thân để thực hiện hoạt động.

– Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và trước các áp lực của cuộc sống;

– Thích nghi với sự thay đổi trong một số tình huống của cuộc sống;

– Thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ được giao;

– Tạo động lực thực hiện hoạt động.

Tuần 9

Tiết 25 – 27

Đánh giá giữa kì

Tuần 10 – 13

(tiết 28 – 39)

Chủ đề 3: Thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường

– Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này;

– Tham gia các hoạt động giáo dục do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức;

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống bắt nạt học đường;

– Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục phòng

chống bắt nạt học đường;

 

– Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường;

– Làm được các sản phẩm đóng góp xây

dựng truyền thống nhà trường.

– Xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường;

– Làm các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường.

Tuần 14 – 17 (tiết 40 – tiết 51)

Chủ đề 4: Góp phần chăm lo hạnh phúc và phát triển kinh tế gia đình

– Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc;

– Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên;

– Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học;

– Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình;

– Chung tay xây dựng gia đình hạnh phúc;

– Giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình;

– Giải quyết bất đồng giữa các thành viên khác trong gia đình;

– Tổ chức và sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học;

– Đề xuất một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình;

– Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

– Xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.

Tuần 18

Tiết 52 – 54

Đánh giá cuối kì

HỌC 2

THỜI GIAN

CHỦ ĐỀ

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

CÁC HOẠT ĐỘNG

Tuần 19 – 22 (tiết 55 – tiết 66)

Chủ đề 5: Xây dựng mạng lưới quan hệ và tham gia các hoạt động cộng đồng ở địa phương

– Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng;

– Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương;

– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

– Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng;

– Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương;

– Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương;

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch

truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

Tuần 23 – 25 (tiết 67 – tiết 75)

Chủ đề 6: Phòng chống ô nhiễm môi trường và bảo vệ cảnh quan

– Thực hiện được đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) tại địa bàn sinh sống;

– Tham gia tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

– Thiết kế được sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước;

– Xây dựng và thực hiện được kế hoạch quảng bá

về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

– Thực hiện đề tài khảo sát về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường tại địa bàn sinh sống;

– Tuyên truyền đến người dân địa phương các biện pháp phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường;

– Thiết kế sản phẩm thể hiện vẻ đẹp danh lam thắng cảnh của đất nước;

– Xây dựng và thực hiện kế hoạch quảng

bá về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của đất nước.

Tuần 26

Tiết 76 – 78

Đánh giá giữa kì

Tuần 27 – 30 (tiết 79 – tiết 90)

Chủ đề 7: Tìm hiểu nghề và rèn luyện bản thân theo định

hướng nghề

– Kể tên được những nghề mà mình quan tâm;

– Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm;

– Tìm hiểu những nghề mà mình quan tâm;

– Tìm hiểu phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm;

– Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan tâm;

– Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm những nghề mà mình quan tâm;

– Đánh giá và rèn luyện phẩm chất và năng lực liên quan đến nghề mình quan tâm.

– Đánh giá và rèn luyện phẩm chất, năng lực liên quan đến nghề mà mình quan tâm;

– Báo cáo tổng hợp thông tin về nghề mà mình quan tâm.

Tuần 31 – 34 (tiết 91 – tiết 102)

Chủ đề 8: Định hướng cho bản thân sau trung học cơ sở

– Tìm hiểu được hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương;

– Tham vấn được ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở;

– Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở;

– Thực hiện được kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp;

– Tự đánh giá được hiệu quả của việc rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao

động.

– Tìm hiểu hệ thống cơ sở giáo dục nghề

nghiệp;

– Tham vấn ý kiến của người thân, thầy cô về con đường tiếp theo sau trung học cơ sở;

– Ra quyết định lựa chọn con đường học tập, làm việc sau trung học cơ sở;

– Thực hiện kế hoạch phát triển bản thân để đạt được yêu cầu của định hướng nghề nghiệp;

– Tự đánh giá hiệu quả của việc tự rèn luyện phẩm chất và năng lực cần có của người lao động.

Tuần 35

(tiết 103 – tiết 105)

Đánh giá cuối kì

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *