GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Giải Giáo dục công dân 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình giúp các em học sinh lớp 7 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Giáo dục công dân 7 sách Chân trời sáng tạo trang 61, 62, 63, 64, 65, 66.

Bạn đang đọc: GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Qua đó, giúp các em nắm rõ những quyền, nghĩa vụ của công dân trong gia đình ra sao để thực hiện cho tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án GDCD 7 Bài 12 CTST theo sách mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Giáo dục công dân lớp 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

    Mở đầu GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 12

    Em hãy đọc và cho biết người xưa muốn khuyên chúng ta điều gì qua các câu ca dao dưới đây:

    1. Công cha như núi ngất trời,

    Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    2. Anh em nào phải người xa

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

    Yêu nhau như thể tay chân

    Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.

    (Ca dao)

    Trả lời

    1. Công cha như núi ngất trời,

    Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

    Núi cao biển rộng mênh mông

    Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

    Câu ca dao đã thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

    2. Anh em nào phải người xa

    Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

    Yêu nhau như thể tay chân

    Anh em hoà thuận hai thân vui vầy.

    Bài ca răn dạy ý nghĩa, sâu sắc về tình thân. Cuộc sống ngoài kia dù gian nan, trắc trở, nhưng sau cánh cửa gia đình là tình yêu thương của những người cùng chung máu mủ, luôn yêu thương và che chở cho ta trong cuộc đời này.

    Khám phá GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 12

    Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

    • Gia đình là gì?
    • Gia đình được hình thành từ những quan hệ nào?

    Trả lời

    – Gia đình được hiểu như sau:

    • Dưới góc độ xã hội học: gia đình là tế bào của xã hội, là một tổ chức thu nhỏ của xã hội, nơi có nhiều thế hệ cùng chung sống.
    • Dưới góc độ pháp lí: gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng.

    – Gia đình được hình thành từ những quan hệ như: quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng.

    Luyện tập GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 12

    Luyện tập 1

    Hãy kể lại những việc làm thể hiện sự quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình em.

    Trả lời

    • Mỗi khi mẹ đi làm về, em luôn ra cửa đón mẹ, chào mẹ và lấy nước cho mẹ uống.
    • Cuối tuần, cả nhà em lại về nhà ông bà ăn cơm, hỏi thăm tình hình sức khỏe của ông bà.
    • Em thường giúp mẹ nấu cơm, quét nhà và trông em.
    • Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng.

    Luyện tập 2

    Em hãy đọc các tình huống và trả lời câu hỏi.

    – Gia đình đã đảm bảo thực hiện quyền của N chưa? N có thực hiện tốt bổn phận của mình không?

    – Nếu là bạn của N, em sẽ góp ý với N như thế nào?

    Cách xử sự của ông H có đúng với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 không? Vì sao?

    – Nếu là bạn của con trai ông H, em sẽ chia sẻ với bạn ấy như thế nào?

    Trả lời

    – Tình huống 1:

    + Gia đình đã đảm bảo thực hiện quyền của N. N chưa thực hiện tốt bổn phận của mình.

    Bởi vì gia đình lo lắng khi N chỉ quen bạn này trên mạng, chưa hiểu rõ về người ta.

    – Em sẽ góp ý với N: Bạn cũng chưa biết được người bạn kia như thế nào, nhỡ họ làm việc xấu thì sao. Mạng xã hội chính là con dao hai chiều, đôi khi thật ảo lẫn lộn ý. Cha mẹ lo lắng và quan tâm bạn nên mới không cho bạn đi chơi, hãy tôn trọng và nghe lời những người lớn.

    – Tình huống 2:

    • Cách xử sự của ông H không đúng với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Bởi vì: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con.
    • Nếu em là bạn của con trai ông H, em sẽ khuyên bạn như sau: bố mẹ nào cũng đều yêu thương và quan tâm con của mình theo những cách khác nhau mà. Với bổn phận và nghĩa vụ làm con, mình cứ phụng dưỡng cha mẹ, sống có hiếu là được.

    Vận dụng GDCD 7 Chân trời sáng tạo bài 12

    Vận dụng 1

    Em hãy tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Sau đó, xây dựng kế hoạch thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình trong thời gian tới.

    Gợi ý:

    Trong kế hoạch, cần phải xác định rõ:

    • Mục tiêu
    • Những lời nói, việc làm cụ thể đối với từng thành viên trong gia đình
    • Thời gian thực hiện
    • Tiêu chí để đánh giá hiệu quả của kế hoạch

    Trả lời

    Em nhận thấy, mình đã thực hiện khá tốt bổn phận và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình. Đó là biết vâng lời ông bà, cha mẹ, giúp đỡ ông bà, cha mẹ khi cần, cố gắng chăm ngoan học giỏi.

    Tuy nhiên, cũng có một số việc cần phải khắc phục như nên biết tiết kiệm tiền cho bố mẹ thay vì cùng các bạn tổ chức đi chơi, nên giúp bố mẹ chỉ em học nhiều hơn, hạn chế đi chơi thay vào đó cố gắng giúp bố mẹ làm việc nhà và học tập…

    – Kế hoạch thực hiện nghĩa vụ của mình đối với gia đình trong thời gian tới.

    Thời gian

    Mục tiêu

    Hành động cụ thể

    Đánh giá kết quả

    27/12/2021

    (Thứ hai)

    Biết phụ giúp bố mẹ làm việc nhà

    – Phụ mẹ quét nhà, quét sân.

    – Nhặt rau giúp mẹ

    – Rửa bát giúp mẹ.

    Hoàn thành.

    Vận dụng 2

    Em hãy thiết kế một sản phẩm có nội dung về bổn phận của con cháu đối với bố mẹ, ông bà.

    Gợi ý: Sản phẩm có thể dưới các hình thức như: vẽ tranh, áp phích, banner,…

    Trả lời

    Tham khảo một số mẫu sau:

    GDCD 7 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

    Lý thuyết Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

    – Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật.

    – Gia đình là tế bào của xã hội, cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mỗi người; mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hoà trong đời sống của mỗi thành viên và là điểm tựa vững chắc để chúng ta phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

    – Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

    • Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc phạm con, bắt buộc con làm những điều trái luật, trái đạo đức.
    • Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.

    – Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; Có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

    – Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

    – Mỗi học sinh cần thực hiện tốt nghĩa vụ của bản thân đối với ông bà, cha mẹ và anh chị em trong gia đình bằng những việc làm cụ thể.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *