Soạn Địa 9 Bài 41 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 147 Địa lí tỉnh thành phố nhanh chóng hơn.
Bạn đang đọc: Địa lí 9 Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố
Địa 9 bài 41 Địa lí tỉnh thành phố được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thố và sự phân chia hành chính. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Địa lí 9 Bài 41: Địa lí tỉnh thành phố
Giải bài tập SGK Địa lí 9 Bài 41
Bài tập 1
Đánh giá ý nghĩa của vị trí địa lí đối với việc phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh (thành phố).
Gợi ý đáp án
Ý nghĩa của vị trí địa lí:
– Quy định đặc điểm thời tiết khí hậu ổn định hay thất thường ⟶ có tác động thuận lợi hoặc khó khăn đối với các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố).
– Nằm gần hay xa nguồn nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ.
– Nằm trong khu vực giao thông phát triển, giáp biển dễ dàng giao lưu với các khu vực xung quanh và nước ngoài, hoặc có thể là cầu nối, cửa ngõ kinh tế của các tỉnh tiếp giáp. Ngược lại vị trí nằm ở nơi xa xôi, đồi núi hiểm trở, không giáp biển khó khăn trong giao lưu kinh tế – xã hội.
– Tiếp giáp biển: thuận lợi trong phát triển kinh tế mở, các ngành kinh tế biển (giao thông, du lịch, thủy sản, khai thác khoáng sản biển).
Bài tập 2
Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố)?
Gợi ý đáp án
Điều kiện tự nhiên là cơ sở cho sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh (thành phố). Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi thành phần đều có vai trò và tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở những khía cạnh khác nhau.
Bài tập 3
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của tỉnh (thành phố). Nêu nhận xét về hiện trạng sử dụng đất.
Gợi ý đáp án
Ví dụ: vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của Hà Nội năm 2015
BẢNG CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HÀ NỘI NĂM 2015
Các em tự vẽ biểu đồ
=> Nhận xét:
Cơ cấu sử dụng đất có sự khác biệt lớn:
– Đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (50,7%).
– Tiếp theo là đất phi nông nghiệp (48,9%).
– Diện tích đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,4% tổng diện tích sử dụng đất của Hà Nội.
⟹ Hà Nội là trung tâm kinh tế phát triển mạnh, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp lớn mạnh, thành phố đã và đang khai thác có hiệu quả diện tích đất cho phát triển kinh tế (đất chưa sử dụng chỉ chiếm 1,4%).
Lý thuyết Địa lí 9 Bài 41
I. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thố và sự phân chia hành chính
1. Vị trí và lãnh thổ
- Phạm vi lãnh thổ. Diện tích.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế – xã hội.
2. Sự phân chia hành chính
- Quá trình hình thành tình (thành phố ).
- Các đơn vị hành chính.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Địa hình
- Những đặc điểm chính của địa hình.
- Ảnh hưởng của địa hình tới phân bố dân cư và phát triển kinh tế – xã hội.
2. Khí hậu
- Các nét đặc trưng về khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, sự khác biệt giữa các mùa,…).
- Ảnh hưởng của khí hậu tới sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp) và đời sống.
3. Thuỷ văn
- Mạng lưới sông ngòi.
- Đặc điểm chính của sông ngòi (hướng dòng chảy, chế độ nước,…).
- Vai trò của sông ngòi với đời sống và sản xuất.
- Hồ: Các hồ lớn. Vai trò của hồ.
- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm. Khả năng khai thác. Chất lượng nước đối với đời sống và sản xuất.
4. Thổ nhưỡng
- Các loại thổ nhưỡng. Đặc điểm của thổ nhưỡng. Phân bố thổ nhưỡng.
- Ý nghĩa của thổ nhưỡng đối với sản xuất.
- Hiện trạng sử dụng đất.
5. Tài nguyên sinh vật
- Hiện trạng thảm thực vật tự nhiên (đặc biệt chú ý tới độ che phủ rừng).
- Các loại động vật hoang dã và giá trị của chúng.
- Các vườn quốc gia.
6. Khoáng sản
- Các loại khoáng sản chính và sự phân bố.
- Ý nghĩa của khoáng sản đối với phát triển các ngành kinh tế.
Kết luận: nhận xét chung về đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa của hoàn cảnh tự nhiên tới đời sống, kinh tế – xã hội.