Chính tả bài Trong lời mẹ hát trang 146

Chính tả bài Trong lời mẹ hát trang 146

Chính tả Trong lời mẹ hát giúp các em học sinh lớp 5 tham khảo, biết cách trả lời 3 câu hỏi SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 146, 147. Đồng thời, cũng giúp các em biết cách viết hoa tên địa lí nước ngoài, rồi chép lại tên các cơ quan, tổ chức cho đúng.

Bạn đang đọc: Chính tả bài Trong lời mẹ hát trang 146

Nhờ đó, các em sẽ viết đúng chính tả, trình bày thật đẹp để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để nắm thật chắc kiến thức, học tốt bài Chính tả lớp 5 tuần 33:

Chính tả bài Trong lời mẹ hát trang 146 – Tuần 33

    Hướng dẫn giải Chính tả SGK Tiếng Việt 5 tập 2 trang 146, 147

    Câu 1

    Nghe – Viết:

    Trong lời mẹ hát

    Trong lời mẹ hát
    Tuổi thơ chở đầy cổ tích
    Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
    Đưa con đi cùng đất nước
    Chòng chành nhịp võng ca dao.

    Con gặp trong lời mẹ hát
    Cánh cò trắng, dải đồng xanh
    Con yêu màu vàng hoa mướp
    “Con gà cục tác lá chanh”.

    Thời gian chạy qua tóc mẹ
    Một màu trắng đến nôn nao
    Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    Cho con ngày một thêm cao.

    Mẹ ơi, trong lời mẹ hát
    Có cả cuộc đời hiện ra
    Lời ru chắp con đôi cánh
    Lớn rồi con sẽ bay xa.

    TRƯƠNG NAM HƯƠNG

    Câu 2

    Chép lại tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn sau. Tên các cơ quan, tổ chức ấy được viết như thế nào? 

    Công ước về quyền trẻ em

    Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em trên cơ sở thừa nhận trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giúp đỡ đặc biệt.

    Việc soạn thảo Công ước được tiến hành từ năm 1979. Nhóm công tác của Liên hợp quốc đặc trách việc soạn thảo gồm đại diện của 43 nước thành viên Ủy ban nhân quyền Liên hợp quốc và một số cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc như Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc., Tổ chức Lao động Quốc tế cùng khoảng 50 tổ chức phi chính phủ như Tổ chức Quốc tế về bảo vệ trẻ em, Liên minh Quốc tế Cứu trợ trẻ em, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Tổ chức Cứu trợ trẻ em của Thụy Điển,…

    Sau 10 năm soạn thảo, sửa đổi, ngày 20-11-1989, Công ước được Đại hội đồng Liên hợp quốc chính thức thông qua. Từ ngày 2-9-1990, Công ước có hiệu lực, trở thành luật quốc tế. Đến tháng 12-1996, đã có 187 quốc gia tham gia Công ước.

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.

    Theo Vũ Ngọc Bình

    Trả lời:

    * Tên các cơ quan, tổ chức có trong đoạn văn:

    • Liên hợp quốc
    • Ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
    • Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc
    • Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
    • Liên minh / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em
    • Tổ chức / Ân xá / Quốc tế
    • Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển
    • Đại hội đồng / Liên hợp quốc

    * Cách viết hoa:

    • Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó!
    • Bộ phận thứ ba là tên địa lí nước ngoài (Thụy Điển – phiên âm theo âm Hán việt — viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó (viết như viết tên riêng Việt Nam).

    Bài tập Chính tả Trong lời mẹ hát

    Câu 1: Bộ phận thứ nhất của Trường Tiểu học Bế Văn Đàn là:

    A. Trường
    B. Tiểu học
    C. Bế Văn Đàn
    D. Trường Tiểu học

    Đáp án: A

    Câu 2: Bộ phận thứ hai của Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết là:

    A. Trường
    B. Trung học cơ sở
    C. Đoàn Kết
    D. Trường Trung học cơ sở

    Đáp án: B

    Câu 3: Bộ phận thứ ba của cụm từ Công ti Dầu khí Biển Đông đó là:

    A. Công ti
    B. Dầu khí
    C. Biển Đông
    D. Công ti Dầu khí

    Đáp án: C

    Câu 4: Con hãy điền các từ gợi ý vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:

    Bầm ơi ngàn khe mấy đon tái tê Thương con Mưa phùn

    “Mạ non bầm cấy ……
    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    …… ướt áo tứ thân
    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

    ……, sớm sớm chiều chiều
    ……, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
    Con đi trăm núi ……
    Chưa bằng muôn nỗi …… lòng bầm”

    Đáp án:

    “Mạ non bầm cấy mấy đon
    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    Mưa phùn ướt áo tứ thân
    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!

    Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều
    Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!
    Con đi trăm núi ngàn khe
    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm”

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *