Lập dàn ý Tả thầy giáo gồm 6 mẫu chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng, giúp các em học sinh lớp 5 nắm chắc cấu trúc bài văn tả người, để dễ dàng viết bài văn tả thầy giáo đạt điểm 9, điểm 10.
Bạn đang đọc: Tập làm văn lớp 5: Dàn ý tả thầy giáo (6 mẫu)
Sau khi lập xong dàn ý Tả thầy giáo, các em sẽ nắm được toàn bộ nội dung chính của một bài văn tả người, dựa vào đó để triển khai ý, dễ dàng làm nổi bật những đặc điểm về ngoại hình, tính cách của thầy giáo. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Lập dàn ý tả thầy giáo
1. Dàn ý tả thầy giáo ngắn gọn
1. Mở bài
- Giới thiệu vài nét về thầy giáo mà em dự định tả.
2. Thân bài
- Hãy tả đôi nét về thầy giáo như về ngoại hình, tính cách, nếu một số ấn tượng rõ nét của em về thầy cô giáo.
- Kể ra kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy giáo đó.
3. Kết bài
- Cảm nghĩ của em thầy giáo đó, nêu ra sự kính trọng khi không còn được học với thầy giáo cũ.
- Nêu lên quyết tâm phấn đấu học tập để không phụ lòng thầy giáo của mình.
2. Dàn ý tả thầy giáo đã từng dạy em
1. Mở bài:
– Thầy…..là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
– Thầy…. đã dạy em ở năm học lớp mấy?
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Độ tuổi của thầy?
- Dáng người thế nào?
- Nước da ra sao?
- Mái tóc thế nào?
- Trang phục thường sử dụng khi tới lớp
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy.
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
3. Dàn ý tả thầy giáo
1. Mở bài
- Dẫn dắt và giới thiệu thầy giáo.
- Như người gieo nắng âm thầm và bền bỉ, thầy mang đến cho chúng em những hạt sáng của tri thức, đốt lên trong em ngọn lửa của đam mê và khát vọng. Cảm ơn thầy, người thầy mà em yêu quý, thầy Thanh.
2. Thân bài
a) Giới thiệu chung
- Thầy Thanh là người dạy em môn Văn năm lớp 4 và lớp 5.
- Năm nay thầy cũng đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng thầy còn rất trẻ và tràn đầy lòng nhiệt huyết với nghề.
b) Ngoại hình
- Dáng người thầy dong dong cao, dáng đi nhẹ nhàng khoan thai như chính con người thầy, chẳng thể lẫn với ai.
- Gương mặt hình chữ điền, song đâu đây đã xuất hiện những nếp nhăn. Phải chăng những đêm ngồi soạn bài, những lo toan cuộc sống, những băn khoăn với học sinh đã in hằn lên gương mặt ấy.
- Em vẫn yêu quý nhất là nụ cười của thầy. Một nụ cười luôn nở, ấm áp và hiền hậu, gần gũi và thân thương biết bao nhiêu.
- Đôi mắt thầy ngày càng yếu đi, nhìn học sinh không còn tinh tường như ngày nào song vẫn ẩn chứa cả một biển trời yêu thương, bao dung, che chở cho những đứa học trò còn nhỏ bé và thơ ngây.
- Thầy là người rất giản dị. Hằng ngày, trên chiếc xe đạp đã cũ và con đường làng đã quen, thầy mang tri thức đến cho lũ trò nhỏ.
c) Cách thầy dạy bài
- Có lẽ, cho đến bây giờ, thầy là người truyền cảm hứng văn chương cho em nhiều nhất.
- Thầy luôn mang đến một không khí rất riêng cho lớp học với vô vàn những câu chuyện từ đời, dạy chúng em biết bao bài học quý giá.
- Môn Văn trở nên gần gũi hơn bao giờ hết qua lời giảng của thầy, khi trầm, lúc bổng, những trang văn là cuộc sống ngoài kia chứ nhất định không phải là mực đen trên tờ giấy trắng.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân.
4. Lập dàn ý tả thầy giáo
1. Mở bài:
- Thầy Văn Chi là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất trong những thầy cô giáo đã từng dạy em.
- Thầy đã dạy em ở năm học lớp bốn.
2. Thân bài:
a) Tả ngoại hình:
- Ngoài bốn mươi tuổi.
- Dáng người cao
- Nước da ngăm đen
- Mái tóc bạc nhiều
- Thường mặc những bộ âu phục sẫm màu.
- Thường đeo kính trắng
- Đôi mắt sâu, hiền từ.
- Miệng hay tươi cười; hàm răng trắng, đều đặn.
- Bàn tay xương xương có nổi những đường gân rắn rỏi.
b) Tả tính tình:
- Quan tâm đến học sinh
- Quan tâm đến tất cả mọi người.
- Giúp đỡ đồng nghiệp.
- Yêu nghề dạy học
- Tận tụy với công việc.
- Mong học trò khôn lớn, nên người
- Dìu dắt, mong nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
3. Kết bài:
- Em luôn nhớ về thầy
- Xem thầy như người cha thứ hai của mình
- Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
5. Dàn ý Tả thầy giáo lớp 5
a) Mở bài: Giới thiệu người thầy giáo mà em muốn miêu tả.
Gợi ý: Năm nay là năm học đầu tiên mà em được một thầy giáo chủ nhiệm. Lúc đầu, em có chút lo lắng, vì sợ thầy giáo thì sẽ nghiêm khắc hơn, và không gần gũi, quan tâm chúng em như các cô. Tuy nhiên, sau một thời gian gắn bó với thầy, em nhận ra, ẩn phía sau thầy, là một trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương, tựa như người cha thứ hai của em vậy. Đó chính là thầy Tuấn Hưng – thầy giáo chủ nhiệm lớp 5 của em.
b) Thân bài:
– Miêu tả khái quát về thầy:
- Thầy ấy năm nay bao nhiêu tuổi? Ngoại hình có đặc điểm chung như thế nào?
- Thầy có chiều cao cân nặng ra sao? Đặc điểm chung vóc dáng của thầy như thế nào?
- Thầy có phong cách thời trang khi đến trường ra sao? Có gì đặc biệt không?
– Miêu tả chi tiết ngoại hình của thầy:
- Mái tóc: màu sắc, độ dài, kiểu dáng…
- Khuôn mặt: hình dáng, có hợp với kiểu tóc không…
- Miêu tả các bộ phận trên khuôn mặt: đôi mắt, lông mày, cằm, mũi, miệng, má…
- Miêu tả bàn tay của thầy: kích thước, cách cầm phấn, cách viết, cách xoa đầu học sinh…
- Miêu tả dáng đứng, dáng đi lại của thầy
– Miêu tả chi tiết tính cách, hoạt động của thầy:
- Thầy dạy học có dễ hiểu không? Khi học sinh chưa hiểu bài thì thầy làm gì? Thầy thường dùng cách nào để các tiết học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn?
- Thầy có thường tâm sự, trò chuyện cùng học sinh không?
- Thầy đối xử với học sinh, đồng nghiệp như thế nào?
- Thầy có thường tham gia các hoạt động tập thể của trường không?
c) Kết bài: Tình cảm của em dành cho thầy
Gợi ý: Thầy Hưng của em tuyệt vời như thế đó. Thật may mắn và hạnh phúc khi được là học trò của thầy. Em chắc chắn sẽ mãi nhớ về thầy với những tình cảm chân thành nhất.
6. Dàn ý Tả thầy giáo chi tiết
a) Mở bài: Giới thiệu về thầy giáo mà em muốn miêu tả (thầy giáo chủ nhiệm, thầy dạy một môn học, thầy giáo ở trung tâm, thầy giáo dạy một môn năng khiếu, thầy tổng phụ trách…0
b) Thân bài:
– Miêu tả ngoại hình:
- 40 tuổi, cao 1m72, hơi gầy, nước da trắng trẻo
- khuôn mặt điển trai, không để râu, có đeo kính gọng trắng
- tóc đen dày, thường vuốt ngược ra sau cho gọn gàng, để lộ phần trán cao
- hàng lông mày rậm, đôi mắt đen sáng ngời, chiếc mũi cao thẳng dọc dừa
- khuôn miệng rộng, khi cười hay nói đều rất duyên dáng
- giọng nói trầm ấm, đều đều rất dễ nghe
- bàn tay to, có thể dễ dàng cầm cả chồng vở dày hay giữ cái thước gỗ to khi viết bảng
- trang phục đi dạy rất giản dị và lịch sự, thường là áo sơ-mi và quần tây tối màu, kết hợp giày da
– Miêu tả tính cách, hoạt động:
- trầm tính, ít nói, rất nghiêm túc khi dạy học, luôn đúng giờ, làm việc đúng theo quy định
- tốt bụng, quan tâm học sinh, thân thiện với đồng nghiệp
- rất yêu thương con cái, là tấm gương sáng mà các bậc phụ huynh yêu quý
- thích trồng cây, là người phụ trách chăm sóc các chậu cây ở dọc hành lang tầng dành cho giáo viên
- thích đọc sách, thường ngồi đọc sách ở thư viện vào các tiết trống
c) Kết bài:
- Tình cảm, cảm xúc của em dành cho người thầy vừa miêu tả
- Những mong muốn tốt đẹp dành cho người thầy đó
- Những suy nghĩ, mong ước về nghề nghiệp, cuộc sống tương lai của em sau khi được học với thầy