Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới – Kết nối tri thức 7

Để giúp các bạn học sinh trong quá trình chuẩn bị bài, Download.vn muốn cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Chinh phục những cuốn sách mới, thuộc sách Kết nối tri thức, tập 2.

Bạn đang đọc: Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới – Kết nối tri thức 7

Soạn bài Chinh phục những cuốn sách mới

Nội dung dành cho học sinh lớp 7 tham khảo khi học tập môn Ngữ văn. Mời tham khảo chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Soạn văn 7: Chinh phục những cuốn sách mới

    Thách thức đầu tiên: Chinh phục những cuốn sách mới

    Trước khi đọc

    Câu 1. Hãy bổ sung những cuốn sách mới cho góc đọc sách, thư viện mở của lớp học. Tự làm mới góc đọc sách theo cách mà em và các bạn cảm thấy hứng khởi và thú vị nhất.

    Một số cuốn sách như: Hai vạn dặm dưới đáy biển (Giuyn Véc-nơ); Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi); Thương nhớ mười hai (Vũ Bằng)…

    Câu 2. Cùng thảo luận để xây dựng mục tiêu đọc sách của cá nhân và của nhóm. Trình bày mục tiêu đó và trao đổi để tìm hiểu cách đọc sách hiệu quả trong dự án đọc mới của em và các bạn.

    • Mục tiêu đọc sách: Biết thêm nhiều tác phẩm văn học…
    • Phương pháp đọc sách hiệu quả: Lựa chọn sách phù hợp; Vừa đọc sách kết hợp với ghi chép…

    Cùng đọc và trải nghiệm

    1. Văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội (Võ Quảng)

    Câu 1. Người viết tập trung bàn luận về vấn đề gì trong tác phẩm Quê nội của Võ Quảng?

    Những nét sắc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Quê nội.

    Câu 2. Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến gì về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm? Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?

    – Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

    – Về nghệ thuật:

    • Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.
    • Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng “tôi”.

    – Căn cứ: Nội dung của văn bản Vẻ đẹp giản dị và chân thật của Quê nội.

    Câu 3. Hãy tìm những lí lẽ, bằng chứng được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ ý kiến về các đặc điểm của tác phẩm Quê nội. Cách trình bày bằng chứng của người viết có điều gì đáng chú ý?

    – Lí lẽ: Nội dung câu chuyện xảy ra trong những khung cảnh quê hương.

    – Bằng chứng:

    • Không gian: Nông thôn miền Trung, tại thôn Hòa Phước, bên con sông Thu Bồn.
    • Thời gian: Vào những ngày rất mới mẻ – như một buổi tảng sáng – sau Cách mạng tháng Tám thành công.
    • Nhân vật: Những người nông dân bình thường, mấy cô bác kèm luôn theo bên chân mấy chú nhóc hiếu động trong thôn, trong làng.
    • Hoạt động: Vừa tự xây dựng chính quyền cách mạng địa phương vừa chuẩn bị chống giặc giữ làng.

    => Các trình bày đáng chú ý: Người viết lần lượt đưa ra những dẫn chứng cụ thể từ không gian, thời gian, nhân vật, hoạt động.

    Câu 4. Mối quan hệ giữa mục đích viết và đặc điểm, nội dung chính của văn bản nghị luận phân tích một tác phẩm văn học được thể hiện như thế nào trong bài viết này?

    • Mục đích: Làm sáng tỏ một vấn đề trong văn bản.
    • Đặc điểm, nội dung chính: Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề trên.

    Viết kết nối với đọc

    Tưởng tượng em là một nhà phê bình, hãy viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu ý kiến của em về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước mà em đã đọc.

    Gợi ý:

    – Mẫu 1: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận đã khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi. Đoàn thuyền rời bến khi hoàng hôn buông xuống, mặt trời sau một ngày làm việc mệt nhọc chuẩn bị nghỉ ngơi. Vẻ đẹp của biển cả đã làm công việc lao động vơi đi phần nào. Cảnh đánh cá trong đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng trữ tình mãnh liệt. Con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kỳ vĩ, khổng lồ đang hòa nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên, vũ trụ. Chuyến ra khơi trở thành một trận chiến đấu. Cũng có thăm dò, cũng có dàn đan thế trận và bủa vây – nhưng là bằng lưới. Sau một ngày lao động vất vả, người ngư dân được đền đáp bằng một khoang đầy cá. Bài thơ kết lại với hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về với niềm tin và tâm thế sẵn sàng của người ngư dân trước một chuyến đi mới. Qua bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”, người đọc cảm nhận được công việc lao động hăng say của những người ngư dân, cũng như thêm tự hào về thiên nhiên, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa.

    – Mẫu 2: Truyện “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” của Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho tôi nhiều cảm xúc. Nội dung của truyện khá đơn giản, nhưng lại gửi gắm bài học giá trị. Nhân vật chính trong truyện là một cậu bé, xưng là “tôi”. Truyện được kể lại dưới góc nhìn của “tôi”. Nhà cậu có một khu vườn rộng. Người bố đã trồng rất nhiều hoa. Buổi chiều ra đồng về, hai bố con ra vườn thi nhau tưới. Bố thường bảo “tôi” nhắm mắt lại, sau đó dẫn “tôi” đi chạm từng bông hoa một rồi đoán xem đó là hoa gì. Cậu đã thuộc làu làu, chạm loài nào đều đoán tên được loài đó. Sau đó, bố lại nghĩ ra một trò chơi khác, thay vì chạm thì bây giờ nhân vật tôi chỉ được ngửi rồi gọi tên. Khi đã thuần thục, bố khen cậu là người có chiếc mũi tuyệt nhất thế giới. Ngoài ra, câu chuyện về món quà của thằng Tý cũng rất thú vị. Tý đã đem tặng bố của “tôi” những trái ổi to mềm, bố rất trân trọng dù bố ít khi ăn ổi. Từ đó, nhân vật “tôi” đã nhận ra vẻ đẹp của món quà mình cho đi hay mình được nhận. Truyện được kể với giọng hồn nhiên, ngây thơ nhưng cũng giàu cảm xúc. “Vừa nhắm mắt, vừa mở cửa sổ” là một tác phẩm thú vị và ý nghĩa.

    Xem thêm: Ý kiến về một tác phẩm văn học về đề tài tuổi thơ hoặc quê hương, đất nước

    2. Mon và Mên đang ở đâu?

    Câu 1. Mon và Mên là ai trong mối quan hệ với nhà văn – tác giả truyện ngắn Bầy chim chìa vôi?

    Mon và Mên là bạn của nhà văn.

    Câu 2. Vì sao nhà văn khẳng định rằng “tất cả lũ trẻ làng chú đều thức để lắng nghe tiếng mưa, cùng nghĩ về bãi sông và lo cho bầy chim chìa vôi non”?

    Nguyên nhân: Tuổi thơ của những đứa trẻ gắn bó với làng quê, và tiếng mưa, bãi sông hay bầy chim chìa vôi đều rất quen thuộc, đáng quan tâm.

    Câu 3. Cậu bé – người “phỏng vấn” tác giả – ngạc nhiên vì điều gì?

    Cậu bé ngạc nhiên khi tác giả cũng ở cùng với Mon và Mên vào đêm mưa, nhưng không cùng đi cứu bầy chim.

    Câu 4. Ngoài Mon và Mên, ai là người có trải nghiệm và kỉ niệm sâu sắc về đêm mưa, bãi sông và bầy chim chìa vôi?

    Lũ trẻ trong làng (bao gồm cả tác giả).

    Câu 5. Mon và Mên đang ở đâu? Bầy chim chìa vôi đã bay đi đâu?

    Không rõ Mon và Mên đang ở đâu. Bầy chim chìa vôi không còn ở ven sông Đáy nữa.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *