Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 tổng hợp những kiến thức quan trọng, cùng các dạng bài tập trọng tâm trong chương trình học kì 2, giúp thầy cô giao đề cương ôn tập học kì 2 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

Qua đó, cũng giúp các em học sinh lớp 6 làm quen với các dạng bài tập, ôn thi học kì 2 đạt kết quả cao. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề cương môn Văn, Toán. Mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ôn tập, chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024:

Đề cương học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 sách Chân trời sáng tạo

A. LÝ THUYẾT

Chủ đề 8: Đa dạng của thế giới sống

  • Thực vật
  • Động vật
  • Nấm
  • Nguyên sinh vật
  • Virus

Chủ đề 9: Lực

– Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

  • Nêu định nghĩa
  • Cho ví dụ được cho từng loại lực
  • Giải thích được loại lực nào nào xuất hiện trong các hành động thực tiễn

– Biến dạng của lò xo. Phép đo lực

  • Nêu được các dạng biến dạng của lò xo, Cho ví dụ từng dạng
  • Vận đụng để thực hiện giải một số bài toán

– Lực ma sát

  • Nêu được khái niệm
  • Cách nhận biết các dạng ma sát
  • Giải thích các trường ma sát có ích và có hại trong thực tế

– Lực và biểu diễn lực, tác dụng của lực

– Lực hấp dẫn và trọng lượng

Chủ đề 10: Năng lượng và cuộc sống

  • Nêu được khái niệm năng lượng
  • Phân biệt các dạng năng lượng
  • Cho ví dụ về các dạng năng lượng
  • Định luật bảo toàn năng lượng
  • Các biện pháp tiết kiệm năng lượng

Chủ đề 11: Trái đất và bầu trời

  • Các dạng chuyển động của Mặt Trời và Mặt Trăng
  • Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

B. BÀI TẬP

Đề 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đặc điểm của virus:

A. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc
B. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh nội bào bắt buộc
C. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.
D. Kích thước siêu hiển vi, tồn tại như một dạng không sống ngoài tế bào chủ và sống kí sinh ngoại bào.

Câu 2. Đâu không phải tác hại của virus

A. Gây bệnh cho con người
B. Gây bệnh cho động vật
C. Sản xuất vaccine chữa bệnh
D. Gây bệnh cho cây trồng

Câu 3. Virus nào dưới đây có dạng hình khối

A. Virus HIV.
B. Virus dại.
C. Virus đậu mùa.
D. Virus Ebola.

Câu 4. Đặc điểm nào sau đây khi nói về virus là đúng?

A. Cấu tạo rất phức tạp
B. Kích thước khoảng vài mm.
C. Sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Có thể quan sát bằng mắt thường.

Câu 5. Virus khác với các sinh vật khác ở

A. Khả năng dinh dưỡng
B. Cấu trúc tế bào
C. Vật chất di truyền
D. Hình dạng

Câu 6. Người ta quan sát hầu hết nguyên sinh vật bằng gì?

A. Kính lúp
B. Kính viễn vọng
C. Kính hiển vi
D. Mắt thường

Câu 7. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật

A. Có cấu tạo tế bào nhân thực, đa số có kích thước hiển vi.
B. Có cấu tạo tế bào nhân sơ, đa số có kích thước hiển vi.
C. Chưa có cấu tạo tế bào, đa số có kích thước hiển vi.
D. Có cấu tạo tế bào nhân thực, kích thước lớn.

Câu 8. Bệnh kiết lị ảnh hưởng đến

A. Hệ tiêu hóa
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tuần hoàn
D. Hệ thần kinh

Câu 9. Cách phòng chống bệnh sốt rét

A. Không để chum, vại đọng nước; phát quang bụi rậm; ngủ nằm màn
B. Không thường xuyên vệ sinh môi trường sống
C. Đi ngủ không mắc màn, không phun thuốc muỗi
D. Ăn chín, uống sôi

Câu 10. Tại sao, trong bể cá thủy sinh người ta thường cho thêm tảo lục

A. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho động vật thủy sinh, làm đẹp bể
B. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản
C. Tạo màu nước xanh lơ cho bể thêm đẹp hơn, làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước
D. Tảo làm đẹp bể và làm tăng lượng oxygen hòa tan trong nước trong nước

Câu 11. Các khẳng định nào sau đây đúng

A. Nấm hương, nấm mốc đen bánh mì là đại diện thuộc nhóm nấm túi.
B. Nấm là sinh vật đơn bào hoặc đa bào, nhân thực.
C. Chỉ có thể quan sát được nấm dưới kính hiển vi.
D. Tất cả các loại nấm đều có lợi cho con người.

Câu 12. Những loài nấm độc thường có điểm đặc trưng nào sau đây?

A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ.
B. Thường sống quanh các gốc cây.
C. Có màu sắc rất sặc sỡ.
D. Có kích thước rất lớn.

II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 1: (2 điểm) Có mấy dạng năng lượng? Kể tên, cho ví dụ?

Câu 2: (2 điểm) Hệ mặt trời là gì? Ngôi sao nào gần trái đất nhất?

Câu 3: (2 điểm) Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người?

Đề 2

I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau đây

Câu 1: Cho bột mì vào nước khuấy đều thu được.

A. Huyền phù
B. Dung dịch
C. Dung môi
D. Nhũ tương

Câu 2: Cho các vật thể: áo sơ mi, bút chì,đôi giày, kim cương. Vật thể chứa 1 chất duy nhất là:

A. Viên kim cương
B. Bút chì
C. Áo sơ mi
D. Đôi giày

Câu 3: Chất nào sau đây tan nhiều trong nước nóng?

A. Dầu ăn
B. Nến
C. Khí cacbondioxide
D. Muối

Câu 4: Chất nào có thể tan trong nước tạo thành dung dịch

A. Đá vôi
B. Dầu ăn
C. Đường
D. Xăng

Câu 5: Muốn hòa tan được nhiều muối ăn vào nước ta không nên sử dụng phương pháp nào sau đây

A. Nghiền nhỏ muối ăn
B. Vừa cho muối ăn vừa khuấy đều
C. Đun nước nóng
D. Bỏ thêm đá lạnh vào

Câu 6: Hai chất lỏng không hòa tan vào nhau nhưng khi chịu tác động chúng phân tán vào nhau thì gọi là.

A. Nhũ tương
B. Dung dịch
C. Chất tinh khiết
D. Huyền phù

Câu 7: Để phân biệt chất tinh khiết và hỗn hợp ta dựa vào

A. Thể của chất
B. Số chất tạo nên
C. Tính chất của chất
D. Mùi vị của chất

Câu 8: Phương pháp nào sau đây là đơn giản để tách cát lẫn trong nước?

A. Dùng máy li tâm
B. Chiết
C. Cô cạn
D. Lọc

Câu 9: Một hỗn hợp gồm sắt và đồng, có thể tách riêng 2 chất bằng cách nào sau đây?

A. Hòa tan vào nước
B. Dùng nam châm để hút
C. Lắng đọng
D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Phương pháp chiết dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?

A. Bột mì vào nước
B. Nước và dầu ăn
C. Cát và nước
D. Rượu và nước

Câu 11: Cho biết nhiệt độ sôi của rượu (ethanol) là 78 độ, nước là 100độ. Em hãy đề xuất giải pháp để tách rượu ra khỏi nước?

A. Cô cạn
B. Bay hơi
C. Chưng cất
D. Lọc

II. Tự luận

Câu 1: Mẹ của lan là giáo viên môn KHTN lớp 6. Trong 1 lần hai mẹ con làm bánh, mẹ lan đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi lan:Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp bột mì và đường?Em hãy giúp lan trả lời câu hỏi này?

Câu 2: Hãy giải thích tại sao trên vỏ hộp đựng một số sản phẩm như sữa có ghi dòng hướng dẫn >.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm.

1-A 2-A 3-D 4-C 5-D 6-A 7-B 8-D 9-B 10-B
11-C

II. Tự luận

Câu 1: Để tách riêng bột mì và đường có thể hòa tan hỗn hợp vào nước rồi đổ lên phễu có giấy lọc đặt trên cố thủy tinh. Vì đường tan trong nước chảy xuống cốc, bột mì giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước thu được đường dạng rắn

Câu 2: một số loại sữa như sữaca cao, sữa socola…ở dạng huyền phù. Do vậy phải lắc đều trước khi uống để phần chất rắn k bị lắng dưới đáy hộp giúp thưởng thức ngon hơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *