Bộ đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2023 – 2024

TOP 4 Đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề để nắm thật chắc cấu trúc đề thi cuối học kì 2 năm 2023 – 2024.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi học kì 2 Nghệ thuật 6 – Âm nhạc có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi môn Giáo dục địa phương 6. Vậy chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi học kì 2 lớp 6 môn Âm nhạc năm 2023 – 2024

    1. Đề thi học kì 2 môn Âm nhạc 6 Kết nối tri thức

    1.1. Đề thi học kì 2 môn Âm nhạc 6

    SỞ GD&ĐT…..
    TRƯỜNG THCS & THPT……

    KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
    Môn: NGHỆ THUẬT 6 (Âm nhạc)

    Học sinh chia nhóm/cặp đôi/cá nhân và chọn 1 trong 3 mạch nội dung sau để kiểm tra, đánh giá.

    1. Hát: Các nhóm/cặp đôi/cá nhân tự chọn1 trong 2 bài hát và trình bày (Kết hợp gõ đệm, động tác vận động cơ thể):

    – Mưa rơi: ( Dân ca Khơ mú , Sưu tầm Gi âm: Tô Ngọc Thanh)

    – Chỉ có một trên đời: ( Nhạc: Trương Quang Lục, Lời: Phỏng ý thơ Nga)

    – Hãy để mặt trời luộn chiếu sang: (Nhạc: Arkady Ostrovsky, Lời nga:

    Lev Ivanovich Oshanin, Lời việt: Phong Nhã)

    – Bác Hồ – Người cho em tất cả, Nhạc: (Hoàng Long – Hoàng Lân, Lời: Phỏng thơ Phong Thu.)

    2. Đọc nhạc: Các nhóm/cặp đôi/cá nhân tự chọn1 trong 2 bài đọc nhạc và trình bày (Kết hợp gõ đệm, động tác vận động cơ thể):

    – Bài đọc nhạc số 3: ( Hoàng Long )

    – Bài đọc nhạc số 4: Pê – Chi –A ( Kabalevsky)

    – Bài đọc nhạc số 5: ( Lan Vân)

    3. Nhạc cụ: Các nhóm/cặp đôi/cá nhân chọn 1 trong 2 loại nhạc cụ sau để trình bày (Kết hợp gõ đệm, động tác vận động cơ thể)

    – Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài tập thực hành tiết tấu chủ đề 6 và 8.

    – Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Các nhóm chọn 1 trong 2 loại nhạc cụ Recoder để trình bày bài tập thực hành giai điệu chủ đề 6 và 8.

    1.2. Hướng dẫn đánh giá

    1. Tiêu chí đánh giá nội dung Hát

    STT Tiêu chí đánh giá Đạt Chưa đạt
    1 Nêu được tên bài hát, tên tác giả và nội dung của bài hát.
    2 Hát rõ lời và thuộc lời.
    3 Hát đúng cao độ, trường độ.
    4 Biết thể hiện bài hát hình thức đơn ca, song ca.
    5 Biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.
    6 Biết hát đơn ca, song ca
    7 Biết hát kết hợp gõ đệm
    Đạt từ 4 tiêu chí trở lên: Xếp loại Đạt

    2. Tiêu chí đánh giá nội dung Đọc nhạc:

    STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt
    1 Đọc đúng tên nốt nhạc.
    2 Đọc đúng cao độ.
    3 Đọc đúng trường độ.
    4 Giải thích được ý nghĩa của các kí hiệu trong bài đọc nhạc, phân biệt được sự giống nhau khác nhau của các nét nhạc
    5 Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp
    Đạt từ 3 tiêu chí trở lên: Xếp loại Đạt

    3. Tiêu chí đánh giá nội dung Nhạc cụ:

    STT Tiêu chí Đạt Chưa đạt
    I. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu
    1 Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế.
    2 Thể hiện được bài thực hành bằng nhạc cụ tiết tấu.
    3 Biết kết hợp các tác vận động cơ thể.
    4 Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hải hoả.
    Đạt từ 2 tiêu chí trở lên: Xếp loại Đạt
    II. Nhạc cụ thể hiện giai điệu
    1 Biết chơi nhạc cụ đúng tư thế.
    2 Thể hiện đúng cao độ bài thực hành nhạc cụ.
    3 Thể hiện đúng trường độ bài thực hành nhạc cụ.
    4 Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu vả hoà tấu.
    Đạt từ 2 tiêu chí trở lên: Xếp loại Đạt

    1.3. Bảng tiêu chí đánh giá cuối học kì 2 môn Âm nhạc 6

    BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (CUỐI HỌC KÌ II)
    MÔN: NGHỆ THUẬT (NỘI DUNG ÂM NHẠC)
    BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

    TT

    Mạch nội dung

    Đơn vị kiến thức

    Tiêu chí đánh giá cuối kì II

    1

    Hát

    Chủ đề 5:

    Mưa rơi

    Dân ca Khơ mú

    Sưu tầm Gi âm: Tô Ngọc Thanh

    Chủ đề 6:

    Chỉ có một trên đời

    Nhạc: Trương Quang Lục

    Lời: Phỏng ý thơ Nga

    Chủ đề 7:

    Hãy để mặt trời luộn chiếu sáng

    Nhạc: Arkady Ostrovsky

    Lời nga: Lev Ivanovich Oshanin

    Lời việt: Phong Nhã

    Chủ đề 8:

    Bác Hồ – Người cho em tất cả

    Nhạc: Hoàng Long – Hoàng Lân

    Lời: Phỏng thơ Phong Thu

    1. Hát rõ lời và thuộc lời;

    2. Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái.

    3. Biết chủ động lấy hơi; duy trì được tốc độ ổn định.

    4. Biết hát đơn ca, song ca;

    5. Biết điều chỉnh giọng hát để tạo nên sự hài hòa.

    6. Biết hát kết hợp gõ đệm hoặc vân động.

    7. Biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

    2

    Đọc nhạc

    Chủ đề 5:

    “Bài đọc nhạc số 3

    (Hoàng Long)

    Chủ đề 6:

    “ Bài đọc nhạc số 4

    (Kabalevsky)

    Chủ đề 7:

    Đọc nhạc số 5

    (Lan Vân)

    1. Đọc đúng tên nốt trong bài đọc nhạc. 2. Đọc đúng cao độ.

    3. Đọc đúng trường độ.

    4. Thể hiện được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc.

    5. Biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm (theo phách, theo nhịp…).

    3

    Nhạc cụ

    -Nhạc cụ thể hiện tiết tấu:

    + Bài tập thực hành tiết tấu chủ đề 6, 8.

    – Nhạc cụ thể hiện giai điệu sáo Recorder hoặc Kèn phím

    Các bài tập thực hành chủ đề 6, 8.

    1. Thể hiện đúng trường độ, sắc thái bài tập tiết tấu,

    2. Duy trì được tốc độ ổn định.

    3. Biết điều chỉnh cường độ để tạo nên sự hải hoả.

    4. Biết chơi nhạc cụ với hình thức độc tấu vả hoà tấu.

    2. Đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6 năm 2023 – 2024

    2.1. Đề kiểm tra học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6

    PHÒNG GD&ĐT……

    TRƯỜNG ………..

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2023 – 2024
    MÔN: ÂM NHẠC 6
    Thời gian: Phần thi Lý thuyết : 15 phút
    Phần thi Thực hành tùy theo số lượng học sinh mỗi lớp

    A. PHẦN LÝ THUYẾT. (3 điểm)

    I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)

    Câu 1. Câu hát “Chao ôi! Sao thiết tha” có trong bài hát nào?

    A. Niềm vui của em
    B. Tia nắng hạt mưa
    C. Ngày đầu tiên đi học
    D. Hô-la-hê, hô-la-hô

    Câu 2. Dấu nối dùng để làm gì?

    A. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
    B. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
    C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
    D. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.

    Câu 3. Dấu luyến dùng để làm gì?

    A. Chỉ sắc thái khác nhau của âm thanh.
    B. Liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
    C. Nhắc lại một đoạn nhạc.
    D. Liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.

    Câu 4. Nhịp 3/4 cho biết điều gì?

    A. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc đơn. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.
    B. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt móc kép.
    C. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách nhẹ, hai phách sau là phách mạnh.
    D. Mỗi nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng một nốt đen. Phách thứ nhất là phách mạnh, hai phách sau là phách nhẹ.

    Câu 5. Nhạc sĩ Mô-da là người nước nào?

    A. Nước Nga
    B. Nước Áo
    C. Nước Ba Lan
    D. Nước Đức

    Câu 6. Nhạc sĩ nào là tác giả Bài hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng ” ?

    A. Phạm Tuyên
    B. Phong Nhã
    C. Mộng Lân
    D. Nguyễn Xuân Khoát

    Câu 7. Bài hát “Ngày đầu tiên đi học” có nội dung gì?

    A. Nói lên niềm vui của các bạn học sinh trước mùa hè
    B. Niềm vui của các em nhỏ và các bà mẹ ở miền núi
    C. Kỷ niệm về thời thơ ấu
    D. Niềm vui trong ngày khai trường

    Câu 8. Bài Tập đọc nhạc số 6 trường độ gồm những hình nốt gì?

    A. Nốt đen, nốt trắng
    B. Nốt trắng, nốt móc đơn
    C. Nốt móc đơn , nốt đen
    D. Nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn

    II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm)

    1+……………..; 2+……………..; 3+…………………; 4+…………………

    A B

    1. Niềm vui của em

    2. Tia nắng hạt mưa

    3. Hô-la-hê, hô-la-hô

    4. Ngày đầu tiên đi học

    A. Nhạc sĩ Nguyễn Huy Hùng

    B. Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện, Lời: Thơ Viễn Phương

    C. Dân ca Đức

    D. Nhạc Khánh Vinh, Lời: Thơ Lệ Bình

    B. PHẦN THỰC HÀNH. (7 điểm)

    Đề: Em hãy bốc thăm và trình bày 1 trong 4 bài hát đã học:

    1. Niềm vui của em – Nhạc và lời: Nguyễn Huy Hùng

    2. Ngày đầu tiên đi học – Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện, lời thơ: Viễn Phương

    3. Tia nắng, hạt mưa – Nhạc: Khánh Vinh, lời thơ: Lệ Bình

    4. Hô – la – hê, Hô – la – hô – Dân ca Pháp

    2.2. Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6

    A. PHẦN LÝ THUYẾT. (3 điểm)

    I. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. (2 điểm)

    (Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)

    Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
    Đáp án C A D D C B B D

    II. Em hãy nối tên bài hát ở cột A với cột B sao cho đúng. (1 điểm

    (Mỗi ý chọn đúng được 0.25 điểm)

    1. A    2. D    3. C     4. B

    B. PHẦN THỰC HÀNH. (7 điểm)

    Trình bày bài hát.

    – Hát đúng giai điệu bài hát. 2 điểm
    – Hát thuộc lời ca. 2 điểm
    – Hát rõ lời. 1.5 điểm
    – Thể hiện tốt sắc thái bài hát 1.5 điểm

    Ghi chú:

    • Từ 0 đến
    • Từ 5 đến 10 : Đạt (Đ)

    2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6

    Mức độ
    Nội dung
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Tổng cộng
    TN TL TN TL TN TL

    Học hát

    Tìm hiểu nội dung của bài hát.

    Câu hát “ Chao ôi…thiết tha” có trong bài hát nào.

    Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    2

    0.5

    16.7 %

    1

    1

    33.3 %

    3

    1.5

    50 %

    Nhạc lí

    Dấu nối, dấu luyến dùng để làm gì.

    Nhịp 3/4 cho biết điều gì

    .

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    2

    0.5

    16.7 %

    1

    0.25

    8.3 %

    3

    0.75

    25 %

    Tập đọc nhạc

    Tìm hiểu về trường độ trong

    bài TĐN số 6

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    1

    0.25

    8.3%

    1

    0.25

    8.3 %

    Âm nhạc

    thường thức

    Nhạc sĩ là người nước nào. Bài hát “Ai yêu…nhi đồng” do ai sáng tác.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    2

    0.5

    16.7 %

    2

    0.5

    16.7%

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi học kì 2 môn Âm nhạc lớp 6

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *