TOP 6 Đề ôn thi cuối học kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề ôn thi học kì 2 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong chương trình học kì 2. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 6 Đề ôn thi học kì 2 Hóa học 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng đón đọc nhé.
Bộ đề ôn thi cuối kì 2 Hóa 10 Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề thi học kì 2 Hóa học 10 – Đề 1
I. Phần trắc nghiệm
Câu 1. Tốc độ phản ứng là
A. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
B. Độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. Độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
D. Độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.
Câu2. Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
(1). Nhiệt độ. (2). Nồng độ, áp suất. (3). Chất xúc tác. (4). Diện tích bề mặt.
A. (1),(3)
B. (2),(4)
C. (1),(2),(4)
D. (1),(2),(3),(4)
Câu 3. Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff γ có ý nghĩa gì?
A. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
B. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng nhỏ;
C. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
D. Giá trị γcàng lớn thì ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng càng mạnh.
Câu 4. Cho phản ứng hóa học. A(k) + 2B(k) + nhiệt → AB2(k). Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu
A. Tăng áp suất
B. Tăng thể tích của bình phản ứng.
C. Giảm áp suất.
D. Giảm nồng độ của A
Câu 5: Cho phản ứng. Br2 + HCOOH → 2HBr + CO2
Lúc đầu nồng độ Br2 là 0,045 mol/L, sau 90 giây phản ứng nồng độ Br2 là 0,036 mol/L. Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian 90 giây tính theo Br2 là?
A. 10-2.
B. 10-3.
C. 10-4;.
D. 10-5.
Câu 6: Khi nhiệt độ tăng thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng 3 lần. Khi nhiệt độ tăng từ 20oC lên 80oC thì tốc độ phản ứng tăng lên:
A. 18 lần.
B. 27 lần.
C. 243 lần.
D. 729 lần.
Câu 7. Đặc điểm chung của các đơn chất halogen là:
A. Ở điều kiện thường là chất khí
B. có tính oxi hóa mạnh
C. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
D. tác dụng mạnh với nước
Câu 8. Nguyên tử có số nơtron là:
A. 18
B. 17
C. 20
D. 35
Câu 9. Số oxi hóa của nguyên tố clo trong KClO3 là
A.+1
B. +3.
C. +7.
D. +5.
Câu 10. Ở điều kiện thường halogen nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn?
A. F2
B. Cl2
C. Br2
D. I2
Câu 11. Khí Cl2không tác dụng với
A. khí O2
B. H2O
C. dung dịch Ca(OH)2
D. dung dịch NaOH
Câu 12. Cho phản ứng sau: Cl2 + NaOH → X + Y + H2O. Clo đóng vai trò gì trong phản ứng trên?
A. Chỉ là chất khử
B. Chỉ là chất oxi hoá
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử
D. Không phải là chất oxi hoá , không phải là chất khử
II. Phần tự luận
Câu 13: Hoàn thành các phương trình phản ứng hóa học sau:
a. Đốt nóng sợi dây Iron rồi cho vào bình khí chứa khí chlorine.
b. Sục khí Chlorine vào dung dịch Sodium Bromine
c. Sục khí Chlorine vào dung dịch Sodium Hydroxide
d. Sục khi Fluorine vào nước nóng.
Câu 14: Phản ứng tạo NO từ NH3 là một giai đoạn trung gian trong quá trình sản xuất nitric acid:
4NH3(g) +5O2(g) → 4NO(g) + 6H2O(g)
Hãy nêu một số cách để tăng tốc độ phản ứng này.
Câu 15: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư và đun nóng. Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn? (Cho Mn= 55, Cl = 35,5, O = 16).
Câu 16: Để hoà tan hết một mẫu Mg trong dung dịch axít HCl ở 20oC cần 27 phút. Cũng mẫu Mg đó tan hết trong dung dịch axít nói trên ở 40oC trong 3 phút. Vậy để hoà tan hết mẫu Mg đó trong dung dịch nói trên ở toC thì cần thời gian là 60s. Tính giá trị của toC.
Đề thi học kì 2 Hóa học 10 – Đề 2
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Trong phân tử oxygen, số oxi hóa của nguyên tố oxygen là
A. +2 .
B. -2
C. 0 .
D. 2+
Câu 2: Phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình nhường và nhận electron được gọi là phản ứng
A. hóa hợp.
B. phân hủy.
C. trao đổi.
D. oxi hóa – khử.
Câu 3: Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất bị khử là chất
A,. nhường electron.
B. nhận electron.
C. nhận proton.
D. nhường proton.
Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?
A. Nhiệt phân muối KNO3 .
B. Tôi vôi.
C. Oxi hóa glucose trong cơ thể.
D. Đốt cháy cồn.
Câu 5: Giá trị tuyệt đối của biến thiên enthalpy càng lớn thì
A. nhiệt tỏa ra càng ít và nhiệt thu vào càng nhiều.
B. nhiệt tỏa ra càng nhiều và nhiệt thu vào càng ít.
C. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng ít.
D. nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng càng nhiều.
Câu 6: Enthalpy tạo thành chuẩn (nhiệt tạo thành chuẩn) đối với chất tan trong dung dịch được xác định trong điều kiện nồng độ là
A. 0,01 m/lit
B. 0,5 m/lit
C. 0,1 m/lit
D. 1,0 m/lit
Câu 7: Đại lượng đặc trưng cho sự nhanh chậm của phản ứng trong một khoảng thời gian được gọi là
A. cân bằng hóa học.
B. tốc độ tức thời của phản ứng.
C. tốc độ trung bình của phản ứng.
D. quá trình hóa học.
Câu 8: Tốc độ phản ứng tăng lên khi
A. giảm nhiệt độ bình phản ứng.
B. tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
C. tăng lượng chất xúc tác.
D. giảm nồng độ chất tham gia phản ứng.
Câu 9: Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị
A. thời gian.
B. thể tích.
C. khối lượng.
D. áp suất.
……………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 10