Trình bày suy nghĩ của em về vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị tổng hợp 2 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, hệ thống hóa đầy đủ toàn diện kiến thức, củng cố những kĩ năng cần thiết để học tốt môn Ngữ văn.
Bạn đang đọc: Văn mẫu lớp 11: Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị
Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra các bạn xem thêm rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 11 Cánh diều.
Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị
Suy nghĩ vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị – Mẫu 1
Mona Lisa là bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Lê ô na- đờ vanh xi vẽ vào khoảng năm 1503. Bức tranh vẽ nàng Mona Lisa – một thành viên của gia đình Gherardini ở Florence và Tuscany.
Đánh giá của mọi người về “Mona” Lisa là cực kỳ cao, coi đó là một mô hình chân dung điển hình thời Phục Hưng. Nghệ sỹ kiêm nhà viết tiểu sử Vasari tin rằng “Mona Lisa” là sản phẩm của tả thực đạt đến trình độ cao nhất. Thật vậy, từ quan điểm kỹ thuật, sự mô tả đặc điểm nhân vật của Da Vinci là hoàn hảo và không có kẽ hở.
Biểu cảm nụ cười trong các tác phẩm của Da Vinci không phải là hiếm; nhưng trong thời đầu, ngoại trừ bức “Benois Madonna“, hầu hết các biểu cảm đó đều được giấu đi, nghĩa là nụ cười bị tan biến trong ánh sáng tinh tế và bóng tối của cơ mặt. Ví dụ, trong các chi tiết và khuôn mặt của Thánh mẫu và các Thiên thần trong “The Madonna of the Rocks“, nụ cười ẩn hiện cộng với sự tường hòa trên gương mặt thể hiện được tình mẫu tử từ ái.
Bức tranh “Mona Lisa” đã mang lại cho người xem những cảm xúc khác nhau. Nhân vật nhìn thẳng vào khán giả. Khi khán giả và nhân vật “bốn mắt nhìn nhau”, sẽ mang lại cảm giác như đang đối mặt với một ánh mắt rất sống động, cũng thể hiện một trong những màn trình diễn kỹ thuật tuyệt vời của Da Vinci, đặc biệt là trong không khí u ám của bức tranh, biểu cảm như vậy vô tình khiến đối phương bất an.
Có lẽ vì ánh sáng và bóng tối trong bức tranh rất khó phân biệt rõ ràng, nên mọi thứ đều có vẻ không ổn định. Từ các góc độ khác nhau, dưới ánh sáng khác nhau hoặc từ các phiên bản in khác nhau, biểu hiện của “Mona Lisa” là khác nhau. Thoạt nhìn, tưởng rằng đó là một gương mặt an tường, dễ gần. Nhưng khi nhìn kỹ lại cho thấy sự mơ hồ và tham vọng, thái độ cao quý, lại tựa hồ như lộ ra vẻ chế giễu với sự khinh miệt… Vì vậy, trong nhiều thế kỷ, nụ cười của “Mona Lisa” được cho là “độc nhất”, “tà khí” và “mê hoặc”. Có lẽ Da Vinci đã hợp nhất tất cả những tính cách trái ngược, đêm dung hợp vào một nơi, khiến đó trở thành phần làm người xem khó hiểu nhất trong toàn bộ bức tranh.
Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.
Suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh mà em cho là có giá trị – Mẫu 2
Khi nói về những tác phẩm hội họa nổi tiếng nhất Việt Nam thế kỉ XX, không thể không nhắc đến “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Đã 80 năm kể từ khi tác phẩm ra đời nhưng đây vẫn được coi là kiệt tác nghệ thuật, mang đến hơi thở mới cho nền mỹ thuật nước nhà.
Họa sĩ Tô Ngọc Vân sinh ra và lớn lên tại thành phố Hà Nội. Xuất thân từ một gia đình nghèo khó, Tô Ngọc Vân phải nỗ lực rất nhiều để phát triển niềm đam mê hội họa. Tô Ngọc Vân khao khát mang vẻ đẹp đa dạng của đất nước, con người Việt Nam vào trong những bức tranh, Họa sĩ mơ ước “xây dựng một nền hội họa Việt Nam có tính chất dân tộc, phản ứng lại sự lan tràn của hội họa Pháp sang ta và để giành một địa vị mỹ thuật trọng yếu cho dân tộc trên thế giới”.
“Thiếu nữ bên hoa huệ” được Tô Ngọc Vân vẽ vào năm 1943 khi ông đang làm công tác giảng dạy tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nguyên mẫu của cô gái trong bức tranh là cô Sáu – một người mẫu từng xuất hiện trong tranh của nhiều họa sĩ nổi tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Lương Xuân Nhị,…
Bức tranh miêu tả hình ảnh một thiếu nữ mặc tà áo dài trắng, nghiêng đầu về phía lọ hoa huệ. Theo quan niệm của Cơ đốc giáo, hoa huệ là biểu tượng cho sự trong trắng, đức hạnh, thanh cao. Sự nở nộ của những bông hoa, vẻ duyên dáng của người thiếu nữ kết hợp một cách hài hòa, tạo nên hơi thở vừa truyền thống lại vừa tân thời. Gò má người con gái phảng phất sắc hồng, đôi mắt sâu thăm thẳm như chứa đựng nỗi suy tư, trầm buồn. Tác phẩm có bố cục chặt chẽ. Hình ảnh cô gái kề sát đầu bên hoa, một tay nâng bông hoa, một tay khẽ chạm vào mái tóc tạo nên sự liên kết giữa các đối tượng trong tranh. Ngoài sắc trắng chủ đạo, Tô Ngọc Vân còn sử dụng những màu sắc trang nhã như xanh dương, vàng, xanh lá. Có thể thấy từ chất liệu, đường nét, màu sắc đến bố cục của tranh đều vô cùng hoàn hảo. Không chỉ hấp dẫn về hình thức biểu hiện, “Thiếu nữ bên hoa huệ” còn chứa đựng giá trị tinh thần quý báu. Tác phẩm đã góp phần tôn vinh vẻ đẹp đài các, nền nã của người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài truyền thống để từ đó, ngợi ca con người và đất nước Việt Nam.
Sức hấp dẫn của bức tranh là điều không phải bàn cãi. Từ khi ra mắt, “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được khán giả trong và ngoài nước yêu thích. Có nhiều người ngỏ lời mua tranh nhưng tác giả không bán. Về sau, số phận của bức tranh cũng trở nên vô cùng lận đận. Ban đầu, bức tranh được treo tại nhà riêng của họa sĩ Tô Ngọc Vân. Do chiến tranh, cả gia đình tác giả phải đi tản cư. Đến khi hòa bình lập lại, bức tranh đã trở thành vật sở hữu của một người khác. Sau đó, tác phẩm lại nhiều lần đổi chủ. Hiện nay, đa số những “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà công chúng có dịp chiêm ngưỡng đều chỉ là tranh chép. Đây quả thực là một điều đáng phẩm cho một tác phẩm nghệ thuật có một không hai của nước nhà.
“Thiếu nữ bên hoa huệ” là sự kết hợp tinh tế giữa cốt cách Á Đông với sự tân kì của mỹ thuật phương Tây. Sức sống của tác phẩm quả thực đã vượt ra khỏi chiếc khung kính trang nghiêm để đến với lớp lớp thế hệ con người yêu hội họa.