Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều

TOP 10 Đề ôn thi cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Cánh diều

Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Cánh diều được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong chương trình học kì 2. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 10 Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Bộ đề ôn thi cuối kì 2 Văn 7 Cánh diều

    Đề ôn thi học kì 2 Văn 7 – Đề 1

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.

    Tuy vậy, duy có một thứ, vốn dĩ tố chất gốc đã là xấu, cho nên bất cứ ở đâu, dù ở mức độ nào và nhằm mục đích ra sao, thì nó vẫn cứ là thói xấu. Thứ đó chính là tham lam.

    Tham lam thường ngấm ngầm nảy sinh trong lòng. Tham vọng khiến người ta lập mưu tính kế hãm hại người khác nhằm thoả mãn sự ghen tức, hay xoa dịu nỗi bất hạnh của chính mình. Vì thế những kẻ ôm ấp lòng tham không hề đóng góp gì mà chỉ phá hoại hạnh phúc xã hội.

    Ghen ghét, lường gạt, giả dối là những thói mà người ta thường gọi là lừa đảo bịp bợm. Đây là một thói đê tiện. Nhưng nó không phải là nguyên nhân đẻ ra sự tham lam. Ngược lại, phải thấy rằng chính tham lam đã sản sinh ra những thói đê tiện ấy mới đúng.

    Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.

    Thái độ cay cú ngờ vực, ghen tức, hèn nhát… cũng từ tham lam mà ra. Từ những hành vi thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn… tất cả đều phát sinh từ tham lam.

    Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân. Khi đó thì mọi lợi ích công đều biến thành lợi ích riêng của một nhóm người.

    (Fukuzawa Yukichi, “Tham lam” đối với người khác chính là nguồn gốc của mọi thói xấu in trong Khuyến học, Phạm Hữu Lợi dịch, NXB Nhà xuất bản Dân trí)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1: Ở văn bản trên cho ta thấy những kẻ ôm ấp lòng tham có đem lợi ích cho xã hội không? (Biết)

    A. Có
    B. Không

    Câu 2: Trong câu “Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” có mấy phó từ? (Biết)

    A. 1 phó từ
    B. 2 phó từ
    C. 3 phó từ
    D. 4 phó từ

    Câu 3: Trong câu “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân.” có trạng ngữ không? (Biết)

    A. Có
    B. Không

    Câu 4: Đoạn văn: “Tham lam là nguồn gốc của mọi thói xấu. Có thể nói: Không có thói xấu nào trong con người mà lại không xuất phát từ tham lam.” Sử dụng phép liên kết nào? (Hiểu)

    A. Phép trái nghĩa
    B. Phép thế
    C. Phép lặp
    D. Không có phép liên kết

    Câu 5: Câu sau: “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc”, có mấy số từ? (Biết)

    A. Một
    B. Hai
    C. Ba
    D. Bốn

    Câu 6: Trong văn bản trên, hành vi của kẻ tham lam được thể hiện qua những đâu? (Biết)

    A. Mưu mô, gian dối,lừa đảo, thường xuyên không nói đúng sự thật..
    B. Thậm thụt, mật đàm, mưu mô cho đến việc lôi kéo bè cánh, ám sát, nổi loạn…
    C. Thường lấy đồ của người khác khi họ không để ý làm của riêng cho mình.
    D. Hay kết bè phái để chia rẽ, kéo cánh, làm những việc trái với lương tâm.

    Câu 7: Vấn đề bàn luận trong văn bản trên là gì? (Hiểu)

    A. Bàn về lòng nhân ái
    B. Bàn về tính trung thực
    C. Bàn về lòng khiêm tốn
    D. Bàn về tính tham lam

    Câu 8: Đoạn văn: “Ngoài ra, ranh giới giữa thói xấu và đức tốt chỉ là một sợi tóc. Ví dụ như thói ngạo mạn và lòng dũng cảm. Thói lỗ mãn và tính cương trực. Thói ngoan cố và lòng thành thực. Tính nông nổi và sự nhanh nhạy. Tố chất gốc tự nó không phải là xấu.” Tác giả đã dùng phép lập luận nào? (Hiểu)

    A. Giải thích
    B. Đối chiếu
    C. So sánh
    D. Phản đề

    Câu 9: Qua văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân? (Vận dụng)

    Câu 10: Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả: “Trên phạm vi quốc gia, những tai hoạ do lòng tham gây ra khiến cho dân chúng đều trở thành nạn nhân.” Không? Vì sao? (Vận dụng).

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Em hãy viết bài văn bàn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

    ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN VĂN 7

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 B 0,5
    2 C 0,5
    3 A 0,5
    4 C 0,5
    5 A 0,5
    6 B 0,5
    7 D 0,5
    8 B 0,5

    9

    Hs nêu được bài học phù hợp cho bản thân.

    1,0

    10

    HS nêu được ý kiến của mình sao cho phù hợp. Lí giải hợp lí (Phù hợp với chuẩn mực đạo đức)

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: suy nghĩ cá nhân đối với hiện tượng một vấn đề mà em quan tâm.

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

    a. Nêu vấn đề

    b. Giải quyết vấn đề

    – Thực trạng của vấn đề

    – Tác hại của vấn đề

    – Nguyên nhân của vấn đề

    – Một số giải pháp

    c. Kết thúc vấn đề

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: HS đưa ra được bài học cho bản thân, cách nhìn nhận mới về vấn đề.

    0,5

    Đề ôn thi học kì 2 Văn 7 – Đề 2

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    THỜI GIAN LÀ VÀNG

    Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được.

    Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

    Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

    Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

    Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

    Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.

    Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

    (Theo Phương Liên – Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2007, tr 36-37)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Văn bản “Thời gian là vàng” thuộc loại văn bản nào? Biết – CB2

    A. Văn bản biểu cảm
    B. Văn bản nghị luận
    C. Văn bản tự sự
    D. Văn bản thuyết minh

    Câu 2: Trong văn bản trên người viết đã đưa ra mấy ý kiến để nêu lên giá trị của thời gian? Biết – CB1

    A. 7
    B. 6
    C. 5
    D. 4

    Câu 3: Nhận định nào không đúng khi nói văn bản “Thời gian là vàng” là bàn về một vấn đề đời sống? Biết -CB2

    A. Bài viết ngắn gọn súc tích, thể hiện rõ tình cảm của người viết
    B. Người viết thể hiện rõ ý kiến dối với vấn đề cần bàn bạc
    C. Trình bày những ý kiến, lí lẽ, bằng chứng cụ thể
    D. Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

    Câu 4: Từ ngữ in đậm trong đoạn văn dưới đây được sử dung theo hình thức liên kết nào? Hiểu – CB7

    “Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.”

    A. Phép thế
    B. Phép lặp
    C. Phép liên tưởng
    D. Phép nối

    Câu 5: “Bữa đực, bữa cái” trong văn bản có nghĩa là? Hiểu– CB7

    A.Bữa học bữa nghỉ
    B. Học tập chăm chỉ,
    C. Kiên trì trong học tập
    D. Chịu khó học tập

    Câu 6: Nội dung chính trong văn bản trên là gì? Hiểu – CB4

    A. Khẳng định giá trị của vàng đối với con người
    B. Khẳng định giá trị của thời gian đối với con người
    C. Phải biết tận dụng thời gian trong công việc.
    D. Ý nghĩa của thời gian trong kinh doanh, sản xuất

    Câu 7: Xác định phép lập luận trong văn bản trên. Hiểu –CB5

    A. Phép lập luận chứng minh, giải thích
    B. Trình bày khái niệm và nêu ví dụ
    C. Phép liệt kê và đưa số liệu
    D. Phép lập luận phân tích và chứng minh

    Câu 8: Ý nào đúng khi nói về “giá trị của thời gian là sự sống” từ văn bản trên? Hiểu – CB5

    A. Biết nắm thời cơ, mất thời cơ là thất bại.
    B. Sự sống con người là vô giá, phải biết trân trọng
    C. Kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
    D. Phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

    Câu 9: Em tâm đắc thông điệp nào nhất? Vì sao? Vận dụng – CB9

    Câu 10. Qua văn bản trên em rút ra bài học gì về việc sử dụng thời gian? (Vận dụng – CB8)

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Em hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm. (Vận dụng cao)

    ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN VĂN 7

    Phần Câu Nội dung Điểm
    I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 B 0,5
    2 C 0,5
    3 A 0,5
    4 D 0,5
    5 A 0,5
    6 B 0,5
    7 D 0,5
    8 C 0,5

    9

    Học sinh có thể chọn và lý giải giá trị của thời gian mà bản thân tâm đắc và phải lý luận sao cho có tính thuyết phục.

    1,0

    10

    HS nêu được ít nhất 02 bài học rút ra được là về việc sử dụng thời gian:

    Gợi ý:

    – Cần sử dụng thời gian một cách hợp lí, có kế hoạch cho từng việc.

    – Không nên lãng phí thời gian vì thời gian đã qua thì không thể lấy lại được.

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: viết bài văn về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS triển khai vấn đề theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; sau đây là một số gợi ý:

    – Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

    – Triển khai các vấn đề nghị luận

    – Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, giải pháp, bài học…

    – Khẳng định lại ý kiến, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

    0,5

    Đề ôn thi học kì 2 Văn 7 – Đề 3

    I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau:

    LỄ HỘI ĐỀN HÙNG

    Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

    Đền Hùng nằm ở trên núi Nghĩa Linh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ là nơi hằng năm thường xuyên diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng là người đã có công dựng nước.

    Lễ hội diễn ra từ ngày 01 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3), bắt đầu bằng lễ dâng hương có đại diện của nhà nước, tại đền Thượng là nơi xưa kia vua Hùng tế trời đất. Đồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh giày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa.

    Phần rước, có nhiều cuộc rước thần, rước voi, rước kiệu, … của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích, ….

    Sau tế lễ còn có múa hát xoan (ở đền Thượng), hát ca trù (ở đền Hạ) và nhiều trò chơi khác.
    Hội đền Hùng không chỉ thu hút khách thập phương đến dự lễ bởi những nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc mà còn ở tính thiêng liêng của một cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc của các thế hệ người Việt Nam. Ðến hội, mỗi người đều biểu hiện một tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ về quê cha đất tổ. Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu.

    Lễ hội đền Hùng | Cổng Thông Tin Điện Tử Phú Thọ (phutho.gov.vn)

    Thực hiện các yêu cầu:

    Câu 1: Em hãy cho biết văn bản “Lễ hội đền Hùng” thuộc loại văn bản nào? (Biết)

    A. Văn bản biểu cảm
    B. Văn bản nghị luận
    C. Văn bản thông tin
    D. Văn bản tự sự

    Câu 2: Văn bản “Lễ hội đền Hùng” cung cấp được những thông tin cơ bản nào? (Biết)

    A. Thời gian, địa điểm, phần lễ – hội, ý nghĩa
    B. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần lễ
    C. Nguồn gốc, chuẩn bị, địa điểm, ý nghĩa
    D. Thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức phần hội

    Câu 3: Đền Hùng nằm ở tỉnh nào? (Biết)

    A. Nam Định
    B. Phú Thọ
    C. Bắc Giang
    D. Thái Bình

    Câu 4: Lễ hội đền Hùng nhắc đến ngành nghề nào của nước ta? (Biết)

    A. Công nghiệp
    B. Thương nghiệp
    C. Nông nghiệp
    D. Lâm nghiệp

    Câu 5: Ý nào đúng nhất khi nhận xét về số từ được sử dụng trong câu văn sau: “Ðây là một tín ngưỡng đã ăn sâu vào tâm thức mỗi con người Việt Nam, cho dù họ ở bất cứ nơi đâu”. (Biết)

    A. Số từ biểu thị số lượng chính xác
    B. Số từ biểu thị số lượng ước chừng
    C. Số từ biểu thị số thứ tự
    D. Số từ biểu thị số lượng

    Câu 6: Sự tích nào sau đây liên quan đến lễ hội đền Hùng? (Hiểu)

    A. Sự tích “Bánh chưng, bánh giày”
    B. Sự tích “Cây lúa”
    C. Sự tích “Quả dưa hấu”
    D. Sự tích “Trầu cau”

    Câu 7: “Lễ hội đền Hùng” nhắc đến truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc Việt Nam ta? (Hiểu)

    A. Tương thân tương ái
    B. Uống nước nhớ nguồn
    C. Tôn sư trọng đạo
    D. Lá lành đùm lá rách

    Câu 8: Nhắc đến lễ hội đền Hùng, người dân Việt Nam ta thường hay nhắc nhở nhau bằng bài ca dao nào? (Hiểu)

    A.Dù ai nói ngả nói nghiêng
    Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
    B.Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
    C. Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
    D.Nhiễu điều phủ lấy giá gương
    Người trong một nước phải thương nhau cùng.

    Câu 9: Theo em, lễ hội đền Hùng có ý nghĩa gì trong cuộc sống của người Việt Nam ta? (Vận dụng)

    Câu 10: Em hãy nêu 02 việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn? (Vận dụng)

    II. LÀM VĂN (4,0 điểm)

    Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về một người thân mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ). (Vận dụng cao)

    HƯỚNG DẪN CHẤM

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    B

    0,5

    4

    C

    0,5

    5

    A

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    B

    0,5

    8

    C

    0,5

    9

    HS trả lời những ý nghĩa hợp lí.

    1,0

    10

    HS nêu được ít nhất 02 việc làm thể hiện lòng biết ơn.

    1,0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm: Mở bài, thân bài, kết bài

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của cá nhân đối với người thân.

    0,25

    c. Triển khai bài văn theo trình tự hợp lí

    HS triển khai bài văn theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác biểu cảm, kết hợp miêu tả, tự sự. Sau đây là một số gợi ý:

    – Giới thiệu về nhân vật biểu cảm.

    – Lần lượt biểu lộ những tình cảm, cảm xúc chân thật của người viết qua những phương diện:

    + Biểu cảm về ngoại hình.

    + Biểu cảm về tính tình, việc làm, sở thích,…

    + Biểu cảm về một kỉ niệm đáng nhớ.

    – Khẳng định tình cảm, cảm xúc dành cho nhân vật; rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.

    2.5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

    0,5

    …………

    Tải file tài liệu để xem thêm bộ đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7 Cánh diều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *