TOP 15 Đề ôn thi cuối học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong chương trình học kì 2. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi cuối kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 15 Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức mời các bạn cùng đón đọc nhé.
TOP 15 Đề ôn thi cuối kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức (Có đáp án)
Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 – Đề 1
Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc bài thơ sau:
ÔNG ĐỒ
Vũ Đình Liên
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay.”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ghi chữ cái đầu đáp án đúng nhất vào phần
Câu 1: Bài thơ “Ông đồ” được viết theo thể thơ nào?
A. Thể thơ tự do
B. Lục bát
C. Ngũ ngôn
D. Thất ngôn bát cú
Câu 2: Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
A. Khi hoa mai nở, báo hiệu mùa xuân đã đến.
B. Khi kì nghỉ hè đã đến và học sinh nghỉ học.
C. Khi phố phường tấp nập, đông đúc.
D. Khi mùa xuân về, hoa đào nở.
Câu 3: Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây:
A. Chiếc cày, con trâu, tẩu thuốc.
B. Nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ.
C. Bàn ghế, giáo án, học sinh.
D. Chiếc gậy, quẻ xâm, vật dụng bói toán.
Câu 4: Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nhân hóa
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. So sánh.
Câu 5: Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
A. Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay.
B. Năm nay đào lại nở – Không thấy ông đồ xưa.
C. Bao nhiêu người thuê viết – Tấm tắc ngợi khen tài.
D. Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu.
Câu 6: Nghĩa của từ “ông Đồ” trong bài thơ ông “Ông đồ” của Vũ Đình Liên là:
A. Người dạy học nói chung.
B. Người dạy học chữ nho xưa.
C. Người chuyên viết câu đối bằng chữ nho.
D. Người viết chữ nho đẹp, chuẩn mực.
Câu 7: Mạch thời gian trong bài thơ được tác giả sắp xếp theo trình tự nào?
A. quá khứ – hiện tại – tương lai
B. quá khứ – hiện tại
C. hiện tại – quá khứ
D. hiện tại – quá khứ – tương lai
Câu 8: Hai câu thơ “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trong bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Hoán dụ.
B. Ẩn dụ.
C. Nhân hóa.
D. So sánh.
Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:
Câu 9: Bài thơ “Ông đồ” gửi đến chúng ta bài học gì?
Câu 10: Nêu cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ trong bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên?
II. LÀM VĂN (4.0 điểm)
Câu 11: Em hãy viết một bài văn Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.
Đáp án đề thi học kì 2 Văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
D |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
D |
0,5 |
|
5 |
A |
0,5 |
|
6 |
B |
0,5 |
|
7 |
B |
0,5 |
|
8 |
C |
0,5 |
|
9 |
Bài thơ gửi đến chúng ta bài học: Cần biết giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống. |
1,0 |
|
10 |
Cảm nhận về hình ảnh ông đồ trong bài thơ: – Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thuở xưa. – Ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời. – Vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không ai thuê viết, ngợi khen. – Tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận. |
1,0 |
|
II |
11 |
VIẾT |
4.0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh. |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động. |
0,25 |
|
|
c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co. Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau: |
||
|
– Giới thiệu được trò chơi. – Miêu tả cách chơi (quy tắc). – Miêu tả luật chơi. – Nêu tác dụng của trò chơi. – Nêu ý nghĩa của trò chơi. |
2,5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, miêu tả sinh động hấp dẫn. |
0,5 |
Đề ôn thi học kì 2 môn Ngữ văn 7 – Đề 2
Đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau:
Mỗi lần hái được rau khúc về, bà tôi lấy nước mưa trong bể rửa sạch rau khúc và để cho thật ráo nước mới cho vào cối giã. Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò. Sau đó bà tôi mới trộn rau khúc đã giã với bột nếp và nhào cho thật nhuyễn. Mỗi khi bà tôi nhào bột bánh xong, tôi cũng cúi rạp xuống ghé sát mũi vào cối bột bánh bà hít thật sâu. Cho dù vẫn chỉ là bột sống nhưng hương vị bánh khúc đã dâng lên làm tôi ứa đầy nước miếng. Những lúc như thế, tôi lại giục bà đồ bánh khúc. Nhưng bà tôi không bao giờ đồ bánh ngay. Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh. Ngày xưa, chả mấy khi có thịt làm nhân bánh như bây giờ. Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân. Thi thoảng mua được mấy lạng mỡ phần thì bà tôi mới thái một ít để làm nhân bánh. Những miếng mỡ thái hạt lựu béo ngậy đến mê người. Khi ăn một chiếc bánh khúc như thế, tôi cứ nhai mãi mà không muốn nuốt. Cái béo của mỡ lợn, cái bùi của đậu và vị ngọt ngào của bột nếp và hương rau khúc làm nên một món ăn dân dã ngon lạ thường. Khi đồ bánh, bà tôi phủ một lớp rau khúc kín mặt chõ bánh để giữ hơi và làm cho chõ bánh đậm thêm hương rau khúc.
(Trích Hương khúc -Tôi khóc những cánh đồng rau khúc, Nguyễn Quang Thiều, in trong Mùi của kí ức, NXB Trẻ, 2017)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn văn bản sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự và thuyết minh.
B. Tự sự và nghị luận.
C. Tự sự và miêu tả.
D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 2. Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?
A. Người mẹ.
B. Bà và mẹ.
C. Tôi và bà.
D. Tôi và mẹ.
Câu 3. Đoạn trích sử dụng ngôi kể thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất .
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3.
Câu 4. Bánh khúc của bà được làm từ những nguyên liệu nào?
A. Rau khúc và bột nếp.
B. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh.
C. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn.
D. Rau khúc, bột nếp, đậu xanh, mỡ lợn và hành lá.
Câu 5. Tại sao “Bà tôi cứ để cối bột đã nhào kĩ chừng hơn một tiếng mới bắt đầu nặn bánh.”?
A. Bà dành thời gian chuẩn bị mỡ.
B. Bà ủ bột bánh cho nở để chất lượng bánh được ngon hơn.
C. Bà tranh thủ dạy cháu cách làm bánh.
D. Bà dành thời gian thổi đậu xanh.
Câu 6. Từ “thổi” trong câu văn “Bà tôi chỉ dùng một ít nước mỡ trộn với đậu xanh mà quê tôi gọi là đậu tằm được thổi chín và giã nhuyễn cùng với hành lá làm nhân.” đồng nghĩa với từ nào sau đây?
A. N
B. Rán.
C. Nướng
D. Xào.
Câu 7. Dòng nào nói đúng tác dụng của phép so sánh trong câu văn “Bà tôi giã rau khúc cho đến khi nhuyễn và dẻo như người ta giã giò.”?
A. Diễn tả thao tác chế biến rau khúc của bà rất kĩ lưỡng, kì công.
B. Diễn tả độ khó của việc chế biến rau khúc.
C. Diễn tả các công đoạn chế biến rau khúc của bà.
D. Diễn tả các công đoạn thưởng thức món bánh khúc.
Câu 8. Vì sao món bánh khúc được coi là một món ăn dân dã?
A. Nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
B. Cách chế biến cầu kì, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
C. Cách thưởng thức đơn giản mà vẫn cảm nhận được hương vị của bánh.
D. Cách chế biến thủ công, nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, thưởng thức đơn giản, cảm nhận được hương vị của bánh.
Câu 9. Trong cảm nhận của người cháu, món bánh khúc có gì đặc biệt?
Câu 10. Tình cảm của người cháu dành cho bà?
Phần II. Viết (4 điểm)
Viết một bài văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện mạng xã hội của giới trẻ hiện nay?
Đáp án đề thi học kì 2 Ngữ văn 7
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi học kì 2 Ngữ văn 7