Soạn bài Chiếc rễ đa tròn giúp các em hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính, luyện tập theo văn bản đọc, để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 104, 105, 106, 107, 108.
Bạn đang đọc: Soạn bài Chiếc rễ đa tròn (trang 104)
Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Chiếc rễ đa tròn – Tuần 31 của Bài 24 chủ đề Con người Việt Nam theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.
Soạn bài Soạn bài Chiếc rễ đa tròn Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn bài phần Đọc – Bài 24: Soạn bài Chiếc rễ đa tròn
Khởi động
Hát một bài hát về Bác Hồ với thiếu niên, nhi đồng.
Gợi ý trả lời:
Học sinh hát bài “Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” (nhạc sĩ Phong Nhã)
Bài đọc
CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
Một sớm hôm ấy, như thường lệ, Bác Hồ đi dạo trong vườn. Đến gần cây đa, Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ và dài ngoằn ngoèo trên mặt đất. Chắc là trận gió đêm qua đã làm nó rơi xuống. Bác tần ngần một lát, rồi nói với chú cần vụ:
– Chủ cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Theo lời Bác, chủ cần vụ xới đất, vùi chiếc rễ xuống. Thấy vậy, Bác ân cần bảo:
– Chú nên làm thế này.
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
Chủ cần vụ thắc mắc:
– Thưa Bác, Bác làm thế để làm gì ạ?
Bác khẽ cười:
– Rồi chú sẽ biết.
Nhiều năm sau, chiếc rễ đã lớn và thành cây đa con có vòng lá tròn. Thiếu nhi vào thăm vườn Bác, em nào cũng thích chơi trò chui qua chui lại vòng lá ấy. Lúc đó, mọi người mới hiểu vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa thành hình tròn như thế.
(Theo Bác Hồ kính yêu)
Từ ngữ:
– Ngoằn ngoèo: uốn lượn theo nhiều hướng khác nhau.
– Tần ngần: đang mải suy nghĩ, cân nhắc và chưa biết nên làm gì hay quyết định thế nào.
– Cần vụ: người làm công việc chăm sóc Bác Hồ.
Trả lời câu hỏi
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ làm gì?
2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
3. Vì sao Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy?
4. Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi như thế nào?
Gợi ý trả lời:
1. Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác đã bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ này lại, rồi cho nó mọc tiếp.
2. Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa: cuộn chiếc rễ đa thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ tựa nó vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất.
3. Bác cho trồng chiếc rễ đa như vậy vì: Bác cười và nói rồi chú sẽ biết.
4. Qua bài đọc, em thấy tình cảm của Bác Hồ lúc nào cũng nghĩ đến thiếu nhi, yêu thương trẻ em vô hạn.
Luyện tập theo văn bản đọc
1. Chọn từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp với mỗi chỗ trống:
a. Chú (…) rễ này lại rồi (….) cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ (…) đất, (…) chiếc rễ xuống.
2. Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than. Câu đó dùng để làm gì? (chọn ý đúng)
a. Nêu yêu cầu, đề nghị
b. Thể hiện cảm xúc
c. Kế sự việc, hoạt động
Gợi ý trả lời:
1. Chọn từ (cuốn, vùi, xới, trồng) phù hợp với mỗi chỗ trống:
a. Chú cuốn rễ này lại rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé.
b. Chú cần vụ xới đất, trồng chiếc rễ xuống.
2. Tìm trong bài câu có dùng dấu chấm than: Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Câu đó dùng để: a – Nêu yêu cầu, đề nghị
Soạn bài phần Viết – Bài 24: Soạn bài Chiếc rễ đa tròn
1. Nghe – viết: Chiếc rễ đa tròn (từ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế).
2. Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam.
3. Chọn a hoặc b.
a. Tim từ ngữ có tiếng chứa iu hoặc ưu.
b. Chọn im hoặc iêm thay cho ô vuông:
đàn ch⬜ quả hồng x⬜ đứng ngh⬜ màu t⬜
Gợi ý trả lời:
1. Nghe – viết
2. Viết vào vở tên của 2 nhân vật được nói đến trong chủ điểm Con người Việt Nam:
- Mai An Tiêm
- Chú bộ đội hải quân
3. Chọn b.
b. Chọn im hoặc iêm thay cho dấu ba chấm (…)
- đàn chim
- quả hồng xiêm
- đứng nghiêm
- màu tím
Soạn bài phần Luyện tập – Bài 24: Soạn bài Chiếc rễ đa tròn
Luyện từ và câu
1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Nhóm 1: từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi
Nhóm 2: từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ
2. Chọn từ trong khung để hoàn thành câu:
a. Người dân Việt Nam lao động rất (…).
b. Các chú bộ đội chiến đấu (…) để bảo vệ Tổ quốc.
c. Người Việt Nam luôn (…) với du khách nước ngoài.
3. Quan sát tranh
a. đặt tên cho bức tranh
b. nói một câu về Bác Hồ
Gợi ý trả lời:
1. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp:
Nhóm 1: từ chỉ tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi
- yêu thương
- chăm lo
- quan tâm
Nhóm 2: từ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ:
- kính yêu
- nhớ ơn
- kính trọng
2. Chọn từ trong khung để hoàn thành câu:
a. Người dân Việt Nam lao động rất cần cù.
b. Các chú bộ đội chiến đấu anh dũng để bảo vệ Tổ quốc.
c. Người Việt Nam luôn thân thiện với du khách nước ngoài.
3. Quan sát tranh
a. đặt tên cho bức tranh: Bác Hồ trồng cây
b. nói một câu về Bác Hồ: Bác Hồ là người cha già vĩ đại của dân tộc
Luyện viết đoạn
1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
– Em muốn kể về việc làm nào của Bác Hồ?
– Bác đã làm việc đó như thế nào?
– Em có suy nghĩ gì về việc làm của Bác?
2. Viết 4 – 5 câu về việc em vừa kể ở trên.
Gợi ý trả lời:
1. Kể lại một việc Bác Hồ đã làm trong câu chuyện Chiếc rễ đa tròn.
Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ dài ngoằn ngoèo trên mặt đất. Bác nói với chú cần vụ:
– Chú cuốn chiếc rễ này lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp nhé!
Nói rồi, Bác cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, cùng chú cần vụ buộc nó tựa vào hai cái cọc, sau đó mới vùi hai đầu rễ xuống đất. Nhiều năm sau chiếc rễ lớn thành cây đa con có bóng mát cho thiếu nhi vào thăm Bác.
Bác luôn yêu thương và quan tâm tới thiếu nhi.
2. Bác Hồ trồng chiếc rễ đa tròn xuống đất. Nhiều năm sau cây lớn lên tỏa bóng mát cho thiếu nhi. Bác dù bận việc nước, nhưng vẫn luôn yêu thương và quan tâm chăm sóc cho thiếu nhi. Thiếu nhi Việt Nam cũng luôn kính yêu và biết ơn Bác.
Soạn bài phần Đọc mở rộng – Bài 24: Soạn bài Chiếc rễ đa tròn
1. Tìm đọc một câu chuyện kể về Bác Hồ.
2. Kể lại câu chuyện đã đọc. Nói cảm xúc của em sau khi đọc truyện.
Gợi ý trả lời:
– Câu chuyện quả táo của Bác Hồ
Vào một chuyến sang Pháp đàm phán với chính phủ Pháp về những vấn đề liên quan đến vận mệnh của đất nước năm 1946, Bác đã được thị trưởng thành phố Paris mở tiệc tiếp đãi rất long trọng. Khi ra về, Bác lấy trên bàn một quả táo bỏ vào túi khiến mọi người rất ngạc nhiên về hành động đó.
Vừa ra đến cửa, Bác thấy có nhiều bà con Việt Kiều và người Pháp đến đón mừng Bác. Bác thấy một người mẹ bế cháu bé trên tay, Bác tiến lại gần bế cháu bé và cho bé quả táo mà bác đã lấy trong bữa tiệc. Mọi người đều cảm động trước tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi.
– Cảm xúc của em sau khi đọc truyện: Bác Hồ luôn dành tình cảm cho thiếu nhi, dành sự quan tâm cho thiếu nhi từ những điều nhỏ nhất.