Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

Soạn bài Cùng Bác qua suối giúp các em học sinh lớp 3 hiểu rõ ý nghĩa bài đọc, cũng như nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 106, 107, 108, 109.

Bạn đang đọc: Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

Bên cạnh đó, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Tập đọc Cùng Bác qua suối – Tuần 31 của Bài 24 Chủ đề Đất nước ngàn năm theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để chuẩn bị thật tốt cho tiết học.

Soạn bài Cùng Bác qua suối Kết nối tri thức với cuộc sống

    Soạn bài phần Đọc: Cùng Bác qua suối

    Khởi động

    Cùng bạn nghe một bài hát về Bác Hồ và nêu cảm xúc của em khi nghe bài hát đó.

    Trả lời:

    Em có thể lắng nghe một số bài hát như:

    • Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
    • Em mơ gặp Bác Hồ
    • Từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác
    • Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng

    Khi nghe các bài hát về Bác em thấy rất vui, Bác như gần gũi hơn với chúng em.

    Bài đọc

    CÙNG BÁC QUA SUỐI

    Một lần đi công tác, Bác cùng hai chiến sĩ cảnh vệ lội qua suối. Bác cẩn thận, vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sau: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần áo!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận!”.

    Gần lên đến bờ, Bác trượt chân, suýt ngã. Bác xem lại chỗ vừa trượt chân và nói:

    – Hòn đá đã tròn lại có nhiều rêu trơn. Hơn nữa, chỗ này sắp đến bờ, người ta thường chủ quan, nên rất dễ ngã.

    Nói xong, Bác cúi xuống, nhặt hòn đá, đặt lên bờ. Bác bảo:

    – Phải để nó ra đây, tranh cho người đi sau khỏi bị ngã.

    Lần khác, bác cháu lại qua một con suối. Ở đây, có những hòn đá bắc thành lối đi. Khi Bác đã sang tới bờ bên kia, một chiến sĩ đi sau bỗng sẩy chân ngã. Bác dừng lại đợi anh chiến sĩ đi tới, rồi ân cần hỏi:

    – Chú ngã có đau không?

    – Dạ, không sao ạ!

    Bác nói:

    – Thế thì tốt rồi. Nhưng tại sao chú bị ngã?

    – Thưa Bác, tại hòn đá bị kênh ạ.

    – Ta cần kê lại để người khác qua suối không bị ngã nữa.

    Nghe lời Bác, anh chiến sĩ vội quay lại kê hòn đá cho chắc chắn. Xong đâu đấy, bác cháu mới tiếp tục lên đường.

    (Theo Chuyện Bác Hồ trồng người)

    Từ ngữ:

    – Chủ quan: không để ý, thiếu thận trọng.

    – Kênh: lệch, không cân, không phẳng.

    Trả lời câu hỏi

    Câu 1: Những chi tiết nào (ở đầu câu chuyện) cho thấy Bác rất cẩn thận khi qua suối?

    Trả lời:

    Bác vừa đi vừa dò mực nước. Thỉnh thoảng Bác nhắc các chiến sĩ đi sâu: “Chỗ này nước sâu, khéo ướt quần đó!”, “Chỗ này rêu trơn, đi cẩn thận!”.

    Câu 2: Chuyện gì xảy ra khi Bác gần qua được suối?

    Trả lời:

    Khi gần qua được suối, Bác trượt chân, suýt ngã.

    Câu 3: Biết hòn đá có rêu trơn, Bác đã làm gì? Vì sao Bác làm như vậy?

    Trả lời:

    Biết hòn đá có rêu trơn, Bác cúi xuống nhặt và đặt hòn đá lên bờ.

    Bác làm vậy để tránh người sau khỏi té.

    Câu 4: Sắp xếp các sự việc cho đúng với trình tự trong câu chuyện.

    Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

    Trả lời:

    1. Một chiến sĩ sẩy chân ngã.

    2. Bác dừng lại đợi và nhắc nhở anh chiến sĩ.

    3. Anh chiến sĩ quay lại kê hòn đá cho chắc.

    4. Hai bác cháu tiếp tục lên đường.

    Câu 5: Câu chuyện Cùng Bác qua suối cho thấy những phẩm chất nào của Bác?

    Trả lời:

    – Bác rất cẩn thận chu đáo trong mọi công việc.

    – Khi sự cố xảy ra Bác đã có chuẩn bị nên Bác vượt qua dễ dàng và rút ra ngay được nguyên nhân dẫn đến sự việc.

    – Bác rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân và truyền đạt lại cho mọi người để cùng áp dụng cho những lần sau.

    Soạn bài phần Đọc mở rộng

    Câu 1: Đọc câu chuyện về một vị thần trong kho tàng truyện cổ Việt Nam (hoặc người có công với đất nước) và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

    Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

    Trả lời:

    Em có thể tìm đọc những câu chuyện về: Thánh Gióng, Con Rồng Cháu Tiên, Trần Quốc Toản, Cao Bá Quát,…

    Câu 2: Kể với bạn về công lao của vị thần (hoặc người có công với đất nước) trong bài đã đọc.

    Trả lời:

    Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.

    Soạn bài phần Luyện tập

    Luyện từ và câu

    Câu 1: Giới thiệu một lễ hội (hoặc hội) mà em biết.

    Mẫu:

    Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

    Trả lời:

    Tên lễ hội

    (hoặc hội)

    Địa điểm tổ chức lễ hội

    (hoặc hội)

    Các hoạt động trong lễ hội (hoặc hội)

    Hội Lim

    Bắc Ninh

    Lễ rước, lễ tế, hát hội, giao lưu văn nghệ, quan họ, các trò chơi dân gian,…

    Lễ Đèo Nhông – Dương liễu

    Bình Định

    dâng hương, Đánh trống khai mạc, múa lân dâng hương, dâng hoa vốn là truyền thống của lễ hội…

    Hội Gióng

    Sóc Sơn

    Dâng hương, lễ rước voi, tắm tượng, các trò chơi dân gian,…

    Câu 2: Viết một câu hỏi và một câu trả lời về lễ hội (hoặc hội), trong đó có dùng dấu gạch ngang.

    Trả lời:

    • Hằng năm, ở quê bạn có tổ chức ngày hội gì không? – Hằng hỏi.
    • Quê tớ có hội Lim – Minh trả lời.

    Câu 3: Nêu công dụng của dấu ngoặc képdấu gạch ngang trong đoạn văn dưới đây:

    Soạn bài Cùng Bác qua suối (trang 106)

    Trả lời:

    • Dấu ngoặc kép: dẫn lời nói trực tiếp của cô giáo
    • Dấu gạch ngang: đánh dấu lời thoại của em gái

    Câu 4: Chọn dấu câu thích hợp để đánh dấu lời thoại của nhân vật trong đoạn văn dưới đây:

    Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá. Vua hỏi: Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền? Yết Kiêu đáp: Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.

    (Theo Truyện cổ dân gian Việt Nam)

    Trả lời:

    Hồi ấy, giặc cho hàng trăm tàu lớn tiến vào cửa biển nước ta. Vua Trần Nhân Tông mong tìm được người tài giỏi giúp đánh lui giặc dữ. Yết kiêu đến gặp vua và nói: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà người cần bao nhiêu người, bao nhiêu thuyền?” Yết Kiêu đáp: “Một mình tôi cũng có thể đương đầu với chúng.”

    Luyện viết đoạn

    Câu 1: Viết đoạn văn về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện đã đọc, đã nghe.

    Gợi ý:

    • Tên nhân vật
    • Tên câu chuyện kể về nhân vật
    • Những điểm em yêu thích ở nhân vật
    • Lí do em yêu thích nhân vật

    Trả lời:

    Trong những câu chuyện em đã đọc em thích nhất là câu chuyện Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em, quê ở Bắc Ninh. Hai bà tuy là nữ giới nhưng giàu lòng yêu nước. Lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao, khi chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nên Bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị. Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp sợ. Hai bà mãi là những vị tướng tài ba của dân tộc Việt Nam. Các thế hệ con cháu đời sau luôn ghi nhớ công lao to lớn của hai bà.

    Câu 2: Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *