Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Tiếng Việt

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Tiếng Việt

Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Tiếng Việt giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện bài tập cuối khóa tập huấn Module 9: Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh Tiểu học.

Bạn đang đọc: Bài tập cuối khóa Mô đun 9 môn Tiếng Việt

Với nội dung kế hoạch bài dạy Chuyện một khu vườn nhỏ – Tiếng Việt lớp 5. Qua đó, sẽ giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để hoàn thiện bài tập cuối khóa của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 Tiểu học các môn.

Bài tập cuối khóa Module 9 môn Tiếng Việt

Bài học: CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ (Lớp 5)

Thời lượng: 30 phút

Người thực hiện: ……..

Lớp: Tiếng Việt

Gmail: ……………

Ngày soạn: ………..

Ngày dạy: …………..

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

TT

NĂNG LỰC ĐẶC THÙ

MÃ HOÁ

1.1. Kĩ thuật đọc

– Đọc đúng các từ: “ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt, săm soi”.

– Đọc đúng câu . Biết ngắt,nghỉ hơi giữa các cụm từ ở câu văn dài: “Ông ơi ,/đúng là có chú chim vừa đỗ ở đây/bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.//”

– Biết đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lý nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên,nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi).

NLĐT1

NLĐT2

NLĐT3

NLĐT4

NLĐT5

NLĐT6

1.2. Đọc hiểu

– Hiểu nghĩa các từ ngữ , hành động của nhân vật có trong văn bản: ban công , săm soi, cầu viện”.

– Trả lời được các câu hỏi trong nội dung văn bản.

– Hiểu nội dung: Tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu bé Thu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

NĂNG LỰC CHUNG

– Năng lực tự chủ và tự hoc: Tự tin trình bày ý kiến (câu trả lời) của mình trước lớp.

NLC1

– Năng lực giao tiếp và hợp tác: Đọc nối tiếp trong nhóm, thảo luận với bạn trong nhóm để trả lời câu hỏi.

NLC2

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết hệ thống câu trả lời qua vẽ sơ đồ tư duy.

NLC3

– Năng lực thẩm mĩ: đọc và cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn qua bài văn. Từ đó yêu quý thiên nhiên, biết làm đẹp và bảo vệ môi trường.

NLC4

PHẨM CHẤT

– Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.

PC1

– Yêu quý thiên nhiên, cảnh vật của quê hương đất nước.

PC2

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên:

– Thiết bị, phần mềm dạy học: Máy tính, máy chiếu, Zoom, PowerPoint, Video Editor (làm video), Ayoa (vẽ sơ đồ tư duy), Google Form (bảng kiểm về kĩ năng đọc của HS).

– Học liệu: Tranh/ảnh về ngôi nhà có ban công, nhà có vườn hoa hoặc cây,…(GV có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google); tranh/ ảnh về các loài cây.

2. Học sinh:

– Sách giáo khoa.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

– Vấn đáp, thảo luận nhóm, …

– Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.

– Kĩ thuật trình bày một phút

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động học

Mục tiêu dạy học

(Mã hóa)

Nội dung hoạt động (của HS)

Phương pháp, kĩ thuật dạy học

Phương án đánh giá

Phương án ứng dụng CNTT

Phương pháp kiểm tra, đánh giá

Công cụ kiểm tra, đánh giá

1. KHỞI ĐỘNG

(Dạy học trực tuyến)

– Tạo tâm thế tiếp nhận.

NLC1

– Xem video trả lời câu hỏi

– Hỏi đáp cá nhân

– PP vấn đáp.

– PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

– Máy tính

– Zoom

– Google

– Powerpoint

– Video Editor

2. KHÁM PHÁ

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

NLĐT4,5,6

NLC2,3,4

– HS đọc đúng các từ ngữ khó: khoái, ngọ nguậy, nhọn hoắt.

– Đọc ngắt, nghỉ đúng câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây và bắt sâu nữa ông nhỉ.

– Đọc lưu loát toàn bài văn.

– Cá nhân, nhóm 6.

– PP vấn đáp.

– PP quan sát.

-Câu hỏi+đáp án

– Máy tính

– Zoom

– Google

– Powerpoint

– Imindmap

– Google Form

3. LUYỆN TẬP

(Dạy học trực tuyến)

NLĐT1,2,3

– HS đọc diễn cảm đoạn 3 của bài.

– Cá nhân.

– PP vấn đáp

– Câu hỏi+đáp án

– Máy tính

– Zoom

– Google

– Powerpoint

4. VẬN DỤNG

(Dạy học trực tuyến)

PC 1,2

– Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường.

– Cá nhân

– Kĩ thuật trình bày 1phút.

-PP vấn đáp

-Sản phẩm học tập

– Máy tính

– Zoom

– Google

– Powerpoint

B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Tạo tâm thế giờ học.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

-Yêu cầu HS xem video (được làm từ phần mềm Video Editor) và nói lên cảm nhận của mình về video đã xem.

Bước 2: Tổ chức trình bày

Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

– Em nhìn thấy những cảnh gì trong video ?

– Em có thích khi gia đình mình có khu vườn như thế không ?

– GV chốt lại, sau đó dẫn vào bài học hôm nay “Chuyện một khu vườn nhỏ”.

Bước 3: Nhận xét, đánh giá

-GV nhận xét, kết luận về thái độ của HS khi tam gia hoạt động này.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu:

– Đọc đúng từ khó, câu văn dài trong bài bài. Đọc lưu loát cả bài văn

– Hiểu được nghĩa của một số từ khó và hiểu nội dung bài.

– Học sinh biết trả lời các câu hỏi về nội dung bài và nêu được nội dung bài.

2. Tổ chức thực hiện

2.1: Hướng dẫn HS luyện đọc:

Bước 1: Giao nhiệm vụ:

Yêu cầu Hs đọc toàn bài, xem cách chia đoạn.

Bước 2: Tổ chức thực hiện, trình bày:

– HS chia đoan: 3 đoạn

– HS đọc nối tiếp lần 1, GV hướng dẫn HS luyện đọc từ khó: ngọ nguậy, khoái, nhọn hoắt.

– GV hướng dẫn HS đọc câu văn dài: Ông ơi, đúng là có chim về đỗ ở đây, bắt sâu và hót nữa ông nhỉ.

– HS đọc nối tiếp lần 3, GV hướng dẫn HS giải nghĩa các từ: ban công, săm soi, cầu viện. (Hỏi HS, đưa ảnh, đặt câu để giải nghĩa từ)

– GV hướng dẫn cách đọc toàn bài và đọc mẫu bài văn.

Bước 3: Tổ chức nhận xét, đánh giá.

– HS nhận xét.

– Gv nhận xét, tuyên dương.

2.2: Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS.

– Yêu cầu HS đọc bài văn, thảo luận nhóm 6 trả lời các câu hỏi: (GV chia phòng cho HS thảo luận nhóm và đưa lên Padlet)

Bước 2: Tổ chức thực hiện:

– HS vào phòng thảo luận các câu hỏi trong SGK.

– GV vào phòng của các nhóm theo dõi, giúp đỡ.

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

-GV mời lần lượt các nhóm trình bày kết quả của các câu hỏi đã thảo luận. (mỗi nhóm trình bày 1 câu, các nhóm khác nghe và nhận xét, chia sẻ).

+ Bé Thu thích ra ban công để làm gì?

+ Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật?

+ Bé Thu chưa vui vì điều gì?

+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?

+ Vì sao Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình là vườn?

+ Vậy em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?

– GV dùng sơ đồ tư duy để chốt ý câu hỏi 2, nhấn mạnh về đặc điểm các loài cây trên ban công nhà bé Thu.

– GV hướng dẫn HS rút ra nội dung bài học

– GV yêu cầu HS đọc lại nội dung bài.

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: Học sinh đọc được diễn cảm đoạn 3 trong bài.

2. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

– GV yêu cầu 1 HS đọc toàn bài.

– Yêu cầu HS nêu giọng đọc từng đoạn và cả bài,.

– GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

– GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

– HS thi đọc diễn cảm với nhau (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

– Lớp bình bầu bạn đọc hay nhất.

GV nhận xét tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HÌNH THỨC DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

1. Mục tiêu: HS biết nói những việc cần làm để môi trường xung quanh đẹp hơn.

2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ cho HS

– GV yêu cầu HS nói 2-3 câu về những việc cần làm để môi trường sống xung quanh luôn tươi đẹp.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

– Vài HS nói trước lớp (2 học sinh).

Bước 3: Tổ chức trình bày, đánh giá và nhận xét

– Lớp bình bầu bạn nói hay nhất.

GV nhận xét tuyên dương.

– Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC:

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………….

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *