Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THPT giúp thầy cô tham khảo, có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để hoàn thiện khóa tập huấn môn Tin học, Lịch sử, Vật lí, Hóa học đạt kết quả như mong muốn.
Bạn đang đọc: Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THPT – Tất cả các môn
Sản phẩm cuối khóa Module 9 này, giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch bài dạy để nộp hoàn thiện bài tập cuối khóa Module 9 – GDPT 2018 của mình. Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm Đáp án trắc nghiệm Mô đun 9 THPT các môn để có thêm nhiều kinh nghiệm. Mời thầy cô cùng tải miễn phí:
Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THPT đầy đủ
Sản phẩm cuối khóa Module 9 môn Tin học THPT
Phụ lục 3.4
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HOẠ
Trường: THPT ……….. Tổ: TOÁN – TIN |
Họ và tên GV: ……… |
Môn học: Tin học 10
BÀI 22: CÁC DỊCH VỤ CƠ BẢN CỦA INTERNET
Hoạt động 2: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
– Máy tìm kiếm và công dụng của máy tìm kiếm. – Xác định từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm. |
I. MỤC TIÊU
Phẩm chất, năng lực |
Yêu cầu cần đạt |
STT |
Năng lực Tin học |
||
NLa Sử dụng và quản lí các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông |
– Nêu được công dụng của máy tìm kiếm; |
(1) |
Xác định từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm. |
(2) |
|
Năng lực chung |
||
Tự chủ và tự học |
Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về máy tìm kiếm, từ khóa, khai thác thông tin trên Internet. |
(3) |
Giao tiếp và hợp tác |
Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời về tìm kiếm thông tin. |
(4) |
Phẩm chất |
||
Phẩm chất trách nhiệm |
Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích học sinh có ý thức trách nhiệm, tính chính xác và cẩn trọng |
(6) |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
GV |
HS |
|
Thiết bị |
Máy tính và các thiết bị ngoại vi Phòng máy tính, máy chiếu, loa, mạng Internet và Wi-Fi Một số nội dung cần tìm kiếm trên Internet, nội dung hoạt động nhóm, bảng nhóm, phiếu đánh giá. |
Máy tính và các thiết bị ngoại vi Bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về máy tìm kiếm. |
Phần mềm |
Phần mềm: Quizizz, Padlet các phần mềm truy cập Internet: Cốc cốc, Google Chrome, Internet Explorer,… |
2. Học liệu
Tài liệu bổ trợ: https://support.microsoft.com/
– Mạng Internet: https://www.google.com/
Phiếu giao học tập phần khởi động và phần khám phá trên Paldet: https://padlet.com/ngak12tin/2oesypottax23ngm
– Trò chơi Quizizz phần luyện tập: https://quizizz.com/join?gc=283018
– Trò chơi Quizizz phần ôn tập: https://quizizz.com/join?gc=378180
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Tiến trình dạy học trực tiếp
Hoạt động học |
Mục tiêu |
Nội dung hoạt động |
PPDH, KTDH |
Phương án đánh giá |
Phương án ứng dụng CNTT |
|
Phương pháp |
Công cụ |
|||||
Hoạt động 1.Khởi động (Trực tiếp – 10 phút) |
(1) |
Định hướng bài học. |
Dạy học hợp tác. |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành. |
– PowerPoint. Padlet |
Hoạt động 2.Khám phá (Trực tiếp – 15 phút) |
(1) và (3) |
Hiểu và thực hành được thao tác Tìm kiếm thông tin trên Internet |
Dạy học thực hành. |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành. |
– PowerPoint. – Máy tính để HS học tập. Padlet |
Hoạt động 3.Luyện tập (Trực tiếp – 10 phút) |
(1), (2) và (4) |
Vận dụng các thao tác về máy tìm kiếm, từ khóa và việc sử dụng máy tìm kiếm. |
Dạy học thực hành. |
Quan sát quá trình học. |
Bài tập thực hành. |
– PowerPoint. – Máy tính để HS học tập. – Trò chơi Quizizz! |
Hoạt động 4. Ôn tập (Trực tiếp – 10 phút) |
(1) và (2) |
Vận dụng các thao tác sử dụng tìm kiếm thông tin cho việc học tập liên môn và áp dụng trong cuộc sống. |
Dạy học hợp tác. |
Quan sát quá trình học. |
Đáp án trò chơi. |
– Trò chơi Quizizz! – Máy tính để HS học tập. |
2. Các hoạt động học
Hoạt động 1: Khởi động (10 phút)
1. Mục tiêu
- HS hiểu được thế nào là máy tìm kiếm, từ khóa.
- Tác dụng của máy tìm kiếm.
- HS nêu được những thuận lợi, khó khăn khi tìm kiếm thông tin.
2. Nội dung
HS được chia thành 6 nhóm:
Nhóm: 1,3, 5: thảo luận câu hỏi 1
Nhóm: 2, 4, 6: thảo luận câu hỏi 2
Nội dung thảo luận:
- Câu 1: Em đã bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet chưa? Em đã tìm gì? Kết quả có như em mong muốn không?
- Câu 2: Em biết gì về máy tìm kiếm? Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì?
HS thực hiện yêu cầu trong phần khởi động của phiếu học tập.
Đại diện các nhóm nêu cách thức thực hiện và kết quả của nhóm.
3. Sản phẩm học tập
Nội dung giải quyết yêu cầu của câu hỏi 1 và 2
Dự kiến kết quả trả lời câu hỏi:
- Hầu hết HS đã từng tìm kiếm thông tin trên Internet và tìm được thông tin như mong muốn.
- Máy tìm kiếm là một trang web đặc biệt hỗ trợ người sử dụng tìm kiếm thông tin nhanh, thuận tiện.
- Thuận lợi: Nhanh, nhiều thông tin.
Khó khăn: Phải chọn từ khóa phù hợp, phải sàng lọc, tổng hợp, kiểm tra độ tin cậy và đầy đủ của thông tin.
4. Tổ chức hoạt động học
* Giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm.
- GV phát phiếu học tập cho từng HS.
- GV hướng dẫn hoạt động nhóm và giải đáp thắc mắc của HS:
Hướng dẫn:
- HS đọc câu hỏi.
- HS trao đổi nhóm để đưa ra hướng giải quyết yêu cầu câu hỏi 1 và 2.
- HS ghi nhận cách thức giải quyết yêu cầu câu hỏi 1 và 2 của nhóm vào phiếu học tập trên Padlet
Link Padlet: https://padlet.com/ngak12tin/2oesypottax23ngm
* Yêu cầu
– Câu 1: Em đã bao giờ tìm kiếm thông tin trên Internet chưa? Em đã tìm gì? Kết quả có như em mong muốn không?
– Câu 2: Em biết gì về máy tìm kiếm? Sử dụng máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin em thấy có thuận lợi và khó khăn gì?
- HS: Quan sát GV, đặt câu hỏi (nếu cần thiết).
- HS: mời 2 nhóm trả lời
- GV: Tổng kết và yêu cầu học sinh ghi chép bài học
* Triển khai nhiệm vụ
- HS thực hiện hoạt động theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thời gian tổ chức hoạt động: 5 phút.
* Tổ chức, điều hành
- Một nhóm sẽ đại diện trình bày kết quả của nhóm.
- GV và cả lớp đưa ra nhận xét và kết luận hướng giải quyết yêu cầu câu 1 và 2.
* Đánh giá, kết luận
- GV nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của các nhóm.
- GV chiếu và dẫn dắt định hướng về nội dung, mục tiêu của bài học: Đưa tình huống khởi động, dẫn dắt vào bài. Trong bài học này, chúng ta sẽ khám phá nhiệm vụ:
Tìm kiếm thông tin trên Internet
Đến cuối bài học, các em sẽ thực hiện thử thách: “Ai nhanh ai đúng”.
Hoạt động 2: Khám phá (15 phút)
1. Mục tiêu
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.
- Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước.
2. Nội dung
- Kiến thức mới (hoạt động học): Học sinh đọc phần nội dung kiến thức mới về máy tìm kiếm. Một số lưu ý mà người sử dụng cần biết khi tìm kiếm thông tin, được trong phần giấy ghim màu vàng.
- Hộp kiến thức (hoạt động ghi nhớ kiến thức): Dựa trên kết quả của hoạt động thảo luận và hoạt động đọc nội dung kiến thức mới cùng các phát biểu của HS, GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức.
- HS nghe giảng bài và thực hiện yêu cầu từ GV.
3. Sản phẩm học tập
– HS ghi nhớ nội dung sau:
- Máy tìm kiếm là một website đặc biệt, giúp người sử dụng tìm kiếm thông tin trên Internet một cách nhanh chóng, hiệu quả thông qua các từ khóa.
- Kết quả tìm kiếm là danh sách liên kết. Các liên kết có thể là văn bản, hình ảnh hoặc video.
- Từ khóa tìm kiếm rất quan trọng. Lựa chọn từ khóa phù hợp sẽ giúp tìm kiếm thông tin nhanh và chính xác.
Câu hỏi (Hoạt động củng cố kiến thức): Câu trả lời của các câu hỏi trong phần này như sau:
a) Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên Internet theo yêu cầu của người sử dụng.
b) Kết quả tìm kiếm là danh sách các liên kết.
c) Cần chọn từ khóa phù hợp.
Đáp án: A
Tổ chức hoạt động học
* Giao nhiệm vụ
– GV giới thiệu mục tiêu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước toàn lớp. HS hoạt động theo cặp đôi.
Em hãy đọc thông tin trong sgk thảo luận cặp đôi và mời đại diện trả lời câu hỏi:
- Câu 1: Em hãy kể tên một số máy tìm kiếm mà em biết?
- Câu 2: Một số lưu ý mà người sử dụng cần biết khi tìm kiếm thông tin là gì?
- Câu 3: Kết quả khi sử dụng máy tìm kiếm là gì?
…..
Đáp án bài tập cuối khóa Module 9 môn Lịch sử THPT
GV: ………….
Chủ đề: MỘT SỐ NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI KÌ CỔ – TRUNG ĐẠI
MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY
BÀI: VĂN MINH HY LẠP – LA MÃ
(2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Năng lực
- Sưu tầm và sử dụng được tư liệu lịch sử để tìm hiểu về các nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại.
- Phân tích được cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp – La Mã.
- Nêu được ý nghĩa của những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp – La Mã.
2. Phẩm chất
- Thể hiện được trách nhiệm trong việc bảo tồn và học tập các thành tựu văn hóa, khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học
- Máy tính, điện thoại, Internet.
2. Phần mềm
- Trình duyệt Google, Youtube.
- Phần mềm Padlet, Quizizzes, Google Earth, MS PowerPoint, Canva, Mentimeter.
3. Học liệu
- Phim tư liệu trên Youtube “Văn hóa Hi Lạp cổ đại”.
- Bản đồ Hi Lạp – La Mã trên Google Earth
- Hình ảnh thành tựu văn hóa Văn hóa Hi Lạp – La Mã cổ đại trên Google.
- Giáo án PowerPoint
- Sản phẩm PowerPoint, Canva của học sinh
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
- Sưu tầm và sử dụng được tư liệu lịch sử để tìm hiểu về văn minh Hi Lạp – Rô Ma.
- Giải thích được cơ sở hình thành văn minh Hi Lạp – Rô Ma cổ đại:
- Trình bày kết quả trên phiếu học tập
b. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, cụ thể: xem đoạn video giới thiệu về thành tựu văn minh Hi Lạp cổ đại.
Sau đó học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên trên phần mềm Mentimeter.
1. Nội dung của đoạn video nói về quốc gia nào?
2. Quốc gia cổ đại nói trên đã có đóng góp gì cho văn minh phương Tây cổ đại?
– Báo cáo , thảo luận
Học sinh đăng nhập vào link Mentimeter trả lời câu hỏi
– Sản phẩm minh họa.
1. Hi Lạp
2. Văn hóa.
– Kết luận, nhận định:
Gv nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1. Cơ sở hình thành nền văn minh phương Tây
a. Mục tiêu:
- Sưu tầm hình ảnh, tư liệu về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội Hy Lạp – La Mã
- Biết được cơ sở hình thành văn minh Hy Lạp – La Mã: điều kiện tự nhiên, dân cư, kinh tế, chính trị – xã hội, ảnh hưởng và giao lưu văn hoá.
b. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên giao nhiệm vụ cho hoạt động cặp đôi: hoàn thành các vấn đề sau:
- Xác định vị trí của Hy Lạp – La Mã bằng phần mềm Google Earth.
- Tìm các hình ảnh về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội Hy Lạp – La Mã qua trình duyệt Google Nghệ Thuật và Văn Hóa.
Thực hiện nhiệm vụ: Các học sinh xem truy cập địa chỉ do giáo viên cung cấp, xem bản đồ.
Sản phẩm cuối khóa Module 9 môn Hóa học THPT
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MODULE 9
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: SULFUR
Môn học: Hóa Học – Lớp: 10
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
1.1. Năng lực hóa học
1.1.1. Nhận thức hóa học
- Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
- Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học cơ bản và ứng dụng của sulfur đơn chất.
1.1.2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học
- Thực hiện được (hoặc quan sát video và nêu được cách tiến hành và mô tả hiện tượng) thí nghiệm của sulfur với oxygen, iron.
1.1.3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
- Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích được một số vấn đề trong học tập và thực tiễn liên quan đến sulfur.
- Vận dụng kiến thức tổng hợp để giải thích các ứng dụng của sulfur trong cuộc sống.
- Đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng sulfur trong việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường
1.2. Năng lực chung
1.2.1. Năng lực tự chủ và tự học
- Luôn chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn học trong hoạt động nhóm.
1.2.2. Năng lực giao tiếp và hợp tác
- Qua theo dõi, đánh giá được khả năng hoàn thành công việc của từng thành viên trong nhóm để đề xuất điều chỉnh phương án phân công công việc và tổ chức hoạt động hợp tác.
- Biết theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên và cả nhóm để điều hoà hoạt động phối hợp; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.
- Học sinh trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
1.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Phân tích được tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.
2. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Hoạt động nhóm hiệu quả, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
- Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi và sáng tạo trong học tập; chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
- Trung thực: trong quá trình làm thí nghiệm (viết và trình bày đúng với kết quả thực nghiệm).
- Trách nhiệm: Có ý thức hỗ trợ, hợp tác, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Có trách nhiệm với môi trường sống trong việc thực hiện thí nghiệm lượng nhỏ tiết kiệm hoá chất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– Dụng cụ và hóa chất:
+ Thí nghiệm đốt sulfur trong oxygen.
Bình tam giác đã thu đầy khí oxygene (1 bình), muôi sắt (1 cái), đèn cồn (1 cái), muỗng thủy tinh (1 cái), cốc thủy tinh (1 cái), bột sulfur.
– Học liệu điện tử: Bài giảng điện tử Powerpoint
- Phim thí nghiệm iron với sulfur; phim khai thác sulfur trên Youtube
- Hình ảnh liên quan.
- Bài tập thảo luận nhóm được giao trên Padlet
- Bài tập luyện tập được giao thêm tại Quizziz thông qua trò chơi
– Các phiếu học tập (xem phụ lục).
– Phiếu đánh giá (xem phụ lục).
– Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động 4: tìm tòi, mở rộng (xem phụ lục).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động (Thời gian: 7 phút)
1. Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ trong lớp học, khơi gợi hứng thú của HS vào tiết học.
- Nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur.
- Biết được sulfur được khai thác ở đâu.
- Dự đoán được tính chất hóa học của sulfur dựa vào sự cháy.
2. Nội dung: HS trả lời các câu hỏi sau thông qua kĩ thuật “tia chớp”
Câu 1: Trạng thái tự nhiên của sulfur?
Câu 2: Khai thác sulfur ở đâu?
Câu 3: Dự đoán tính chất hóa học của sulfur?
Câu 4: Ứng dụng của sulfur mà em biết?
3. Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh:
– Nội dung trong đoạn phim cho biết: sulfur là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh, độc, sulfur nóng chảy…
4. Tổ chức thực hiện: Sử dụng
+ Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp trực quan.
+ Kĩ thuật tia chớp, kĩ thuật phân tích video.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
+ Cho học sinh xem một đoạn phim: Hành trình khám phá: Khai thác sulfur trong lòng núi lửa.
+ Học sinh hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.
– Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
+ Học sinh hoạt động cá nhân cho biết những gì mà mình quan sát được, giải thích.
+ Giáo viên quan sát, giúp đỡ, gợi ý học sinh nếu cần.
– Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
+ Học sinh trả lời, học sinh còn lại nhận xét.
+ Trả lời các ý:
Sulfua là chất bột màu vàng, khai thác sulfur ở các mỏ quặng, sulfur cháy cho ngọn lửa màu xanh…
– Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá thông qua quan sát, vấn đáp.
+ HS có thể sẽ không trả lời, giải thích được hết. Vì là HĐ tạo tình huống nên GV không chốt kiến thức, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình thành kiến thức.
2. Hoạt động hình thành kiến thức (Thời gian: 30 phút)
Nội dung 1: Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí (Thời gian: 15 phút)
1. Mục tiêu:
- Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí của sulfur đơn chất.
- Năng lực tự chủ, tự học: tìm hiểu SGK, kết hợp các kiến thức đã biết để hoàn thành phần kiến thức trên và xác định được vị trí của sulfur trong BTH.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Phẩm chất chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, chủ động thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động học tập.
2. Nội dung: Phiếu học tập được giao qua hệ thống Padlet để các nhóm nhận và thảo luận trước trên Padlet
PHIẾU HỌC TẬP I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: – Cấu hình electron: ……………………. – Vị trí: ……………………….. – Lớp ngoài cùng ………………… II – Tính chất vật lí: – …………………………. – Có ……….. dạng thù hình: ……………………….. III – Tính chất hóa học: S có số oxi hóa: ……………….. → sulfur ……………………………………. |
3. Sản phẩm:
– HS hoàn thành phiếu học tập về phần cấu hình electron, vị trí trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của sulfur.
PHIẾU HỌC TẬP I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử: – Cấu hình electron: 16S: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne]3s23p4 – Ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3. – Lớp ngoài cùng có 6 e. II – Tính chất vật lí: – Chất rắn, màu vàng. – Có 2 dạng thù hình: S đơn tà và S tà phương. III – Tính chất hóa học: S có số oxi hóa: -2, 0, +4, +6 → sulfur vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử. |
4. Tổ thức thực hiện:
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật mảnh ghép.
– Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm để thực hiện nhiệm vụ.
- GV yêu cầu nhóm trưởng chia nhóm mình thành 3 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm nhỏ phân tích sâu 1 vấn đề mà GV yêu cầu trong phiếu học tập.
Sản phẩm cuối khóa Module 9 môn Vật lí THPT
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA |
|
Trường: …………… Tổ: ………………….. |
Họ và tên giáo viên: ………………… |
TÊN BÀI DẠY: ĐỊNH LUẬT 3 NEWTON
Môn: Vật lí; lớp 10
Thời gian thực hiện: 2 tiết
KIẾN THỨC HOẶC NỘI DUNG TRỌNG ĐIỂM – Định luật 3 Newton, ví dụ minh họa về biểu hiện của định luật 3 Newton trong thực tiễn. – Các bài toán về hiện tượng va chạm và chuyển động bằng phản lực. |
MỤC TIÊU DẠY HỌC
Năng lực |
Yêu cầu cần đạt (YCCĐ) |
Mã hoá YCCĐ |
1.1. Năng lực đặc thù |
||
Nhận thức vật lí |
Phát biểu và viết được biểu thức của định luật 3 Newton. |
VL1.1 |
Nêu được ví dụ minh họa định luật 3 Newton. |
||
Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí |
Đặt được câu hỏi nghiên cứu về mối quan hệ giữa tác dụng và phản tác dụng. |
VL2.1 |
Đề xuất được giả thuyết về mối quan hệ giữa tác dụng và phản tác dụng. |
VL2.2 |
|
Thảo luận nhóm để thiết kế được phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết với sự hỗ trợ của CNTT (Thí nghiệm kĩ thuật số). |
VL2.3 |
|
Tiến hành thí nghiệm khảo sát mối quan hệ giữa tác dụng và phản tác dụng, thu thập dữ liệu và rút ra được kết luận từ kết quả thí nghiệm. |
VL2.4 |
|
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học |
Vận dụng được định luật 3 Newton để giải thích các hiện tượng và giải các bài tập về va chạm và chuyển động bằng phản lực trong thực tiễn. |
VL3.1 |
1.2. Năng lực chung |
||
Năng lực giao tiếp và hợp tác |
Sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh minh họa để trình bày ý tưởng và thảo luận về phương án thí nghiệm khảo sát định luật 3 Newton. |
GT-HT |
1.3. Phẩm chất |
||
Chăm chỉ |
Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong thảo luận nhóm để thiết kế phương án thí nghiệm khảo sát định luật 3 Newton. |
CC |
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Loại thiết bị dạy học và học liệu |
GV |
HS |
||
Thiết bị dạy học |
||||
Thiết bị CNTT, phần mềm |
Google Forms. Padlet: Tổ chức hoạt động nhóm, lưu giữ sản phẩm của học sinh và các tài liệu học tập. Plickers: kiểm tra đánh giá. Dojo quản lí lớp học: Powerpoint: Thiết kế bài dạy và tổ chức dạy học Website: http://ephysics.hcmue.edu.vn:4000 Phần mềm Phys-ISE hỗ trợ TNTTTMH. Hai bộ cảm biến lực – gia tốc kết nối máy tính không dây. |
Điện thoại thông minh (hoặc máy vi tính kết nối Internet). Padlet, Plickers Cards. |
||
Học liệu |
||||
Học liệu số |
4 đoạn phim về sự va chạm giữa 2 vật. |
|||
Va chạm xiên tâm đàn hồi giữa 2 viên bi cùng khối lượng, cùng phương. |
Va chạm đàn hồi giữa hai vật cùng khối lượng, khác phương. |
Va chạm đàn hồi giữa hai vật khác khối lượng, khác phương. |
||
Học liệu khác |
Phiếu học tập 1, 2, 3, 4. |
|||
Thanh ray; Xe động lực; Bộ các vật nặng có khối lượng khác nhau. |
…..
>> Tải file để tham khảo trọn bộ Bài tập cuối khóa Mô đun 9 THPT