Các bài tập nhận biết, tách chất là dạng bài tập phổ biến nhưng cũng rất dễ mắc sai lầm. Bài viết dưới đây Download.vn sẽ giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 tài liệu Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen.
Bạn đang đọc: Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen
Đây là tài liệu cực kì hữu ích, hướng dẫn phương pháp nhận biết cùng các bài tập tự giải nhằm củng cố thêm kiến thức lý thuyết hiệu quả. Sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bài tập nhận biết, tách chất Nhóm Halogen
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
Dựa vào các tính chất đặc trưng của chúng
a/ Nhận biết một số anion (ion âm)
b/ Nhận biết một số chất khí.
c/ Nhận biết một số chất khí.
2/ Ví dụ minh họa
Ví dụ 1. Chỉ dùng một hóa chất, trình bày phương pháp nhận biết các dung dịch sau: KI, Zn(NO3)2, Na2CO3, AgNO3, BaCl2
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch HCl lần lượt vào các mẫu thử trên.
– Mẫu thử tạo hiện tượng sùi bọt khí là Na2CO3
2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
– Mẫu thử tọa kết tủa trắng là AgNO3
AgNO3 + HCl → AgCl↓+ HNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào hai mẫu thử còn lại
– Mẫu thử nào kết tủa trắng là dung dịch BaCl2
2AgNO3 + BaCl2 → 2AgCl↓ + Ba(NO3)2
– Mẫu thử tạo kết tủa vàng là dung dịch KI
AgNO2 + KI → AgI ↓ (vàng) + KNO3
– Mẫu thử không có hiện tượng gì là dung dịch Zn(NO3)2
Ví dụ 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt các ung dịch đựng trong các lọ mất nhãn như sau: NaF, NaCl, NaBr, và NaI.
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử trên.Mẫu thử nào trong suốt là NaF. Vì AgF tan tốt.
– Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
– Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓ + NaNO3
– Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓ + NaNO3
Ví dụ 3: . Bằng phương pháp hóa học. Hãy nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn: NaCl, NaBr, NaI, HCl, H2SO4, KOH
Hướng dẫn:
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử:
Cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử. Ta chia thành 3 nhóm hóa chất sau:
Nhóm I: Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh: KOH
Nhóm II: Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ: HCl, H2SO4 .
Nhóm III: Dung dịch không đổi màu quỳ tím: NaI, NaCl, NaBr
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (III)
– Mẫu thử tạo kết tủa trắng là NaCl
AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3
– Mẫu thử tạo kết tủa vàng nhạt là NaBr
AgNO3 + NaBr → AgBr↓+ NaNO3
– Mẫu thử tọa kết tủa vàng đậm là NaI
AgNO3 + NaI → AgI↓+ NaNO3
Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các mẫu thử ở nhóm (II)
– Mẫu thử nào kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
– Còn lại là H2 SO4
Ví dụ 4: Không dùng thuốc thử nào khác, hãy nhận biết các dung dịch: MgCl2, NaOH, NH4Cl, BaCl2 , H2 SO4
Hướng dẫn:
Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, trên 5 lọ dung dịch cần nhận biết. Rót dung dịch ở mỗi lọ vào lần lượt các ống nghiệm đã được đánh cùng số. Nhỏ 1 dung dịch vào mẫu thử của 4 dung dịch còn lại. Sau các lần thí nghiệm cho đến khi hoàn tất ta được kết quả sau đây:
Từ bảng kết quả nhận thấy:
– Chất nào tác dụng với 4 chất kia tạo thành 1↓ + 1↑ là NaOH
– Chất nào tạo thành khí với NaOH là NH4Cl; chất tọa thành kết tủa với NaOH và MgCl2
– Chất tác dụng với 4 chất khí tạo thành 1↓ mà khác MgCl2 là BaCl2 và chất tạo thành kết tủa với BaCl2 là H2SO4
Ví dụ 5. Brom có lẫn một ít tạp chất là clo. Làm thế nào để thu được brom tinh khiết. Viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn:
Cho một ít NaBr vào hỗn hợp:
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
Chưng cất hỗn hợp để lấy Br
Ví dụ 6. Tinh chế N2 trong hỗn hợp khí N2, CO2, H2S
Hướng dẫn:
Cho hỗn hợp khí sục qua dung dịch nước vôi trong có dư, chỉ có khí N2 không tác dụng đi ra khỏi dung dịch, hai khí còn lại phản ứng với nước vôi theo phương trình phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
H2S + Ca(OH)2 → CaS ↓ + 2H2O
B. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Có 4 chất bột màu trắng là vôi bột, bột gạo, bột thạch cao (CaSO4.2H2O) bột đá vôi (CaCO3). Chỉ dùng chất nào dưới đây là nhận biết ngay được bột gạo ?
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch H2SO4 loãng.
C. Dung dịch Br2.
D. Dung dịch I2.
Đáp án: D
Cho Iot và dung dịch hồ tinh bột ⇒ dung dịch không màu chuyển thành màu xanh
Câu 2. Để phân biệt 4 dung dịch KCl, HCl, KNO3, HNO3 ta có thể dùng
A. Dung dịch AgNO3.
B. Quỳ tím.
C. Quỳ tím và dung dịch AgNO3.
D. Đá vôi.
Đáp án: C
– Dùng quỳ tím nhận biết được 2 nhóm: HCl, HNO3 (nhóm 1) làm quỳ chuyển đỏ và KCl, KNO3 (nhóm 2) không làm quỳ chuyển màu.
– Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào 2 ống nghiệm của mỗi nhóm ⇒ tạo kết tủa trắng là HCl (nhóm 1) và KCl (nhóm 2)
AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3
AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3
……………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết